- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘT NGÀY

16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 38032)

bien-content

Một ngày trôi như đã trôi

Mây trắng hôm qua hình như trở lại

Hỏi em thì em không nhớ

Hỏi chiều thì chiều xoay lơ


Thấp thoáng tháng tư rưng rưng mùa hạ cũ

Mùa xưa qua đây

Tuổi trẻ hồng như màu mực đỏ

Đêm đốt rừng gió xiết cổ tình ca


Biển bao la tình bao la

Ngàn con sóng vùi trăm thuyền nhỏ

Mùa xuân cùng lời chia biệt

Chúng ta ra đi


Một ngày trôi như đã trôi

Đến một hôm trở về và em hỏi

Chuyện ngày xưa ngày em chưa có mặt

Biển hãi hùng như thế hở anh


Qua đại ngàn cùng với muôn sao

Về nơi khuất gió

Tiếng hú bên chiều vẫn rờn rợn thê lương

Ta đốt lửa uống cùng nỗi chết


Đà lạt sương Sài gòn nắng Hà nội buồn

Mùa trở rét trong mắt người ngơ ngác

Anh về đây làm gì

Bởi vì em cũng muốn ra đi


Một ngày trôi như đã trôi

Đói khát ấm no chiến tranh và hòa bình

Trong khu vườn thời gian chúng ta quên sống

Cùng yêu thương…


Một ngày trôi như đã trôi

Đã trôi qua như thế …


ĐẶNG HIỀN

(Mar. 12-2014)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 94638)
Giới thiệu của người dịch: Kể từ sau Marguerite Duras, tiểu thuyết Pháp đánh mất dần phẩm chất...Tháng 5-2005, nhà văn kỳ cựu Richard Millet, được xem người giữ đền thờ văn chương từ Bossuet đến Claude Simon , đã đánh chuông gọi hồn các đồng nghiệp đang vùi dập ngôn ngữ.
08 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 96563)
Chưa bao giờ truyện cổ tích trống vắng chủ đích, hay không lột trần sự bất nhẫn. Qua nhân vật Nam , một thanh niên Việt tỵ nạn tại Pháp, cô gái kể chuyện tìm thấy hoàng tử của lòng mình. Họ kết bạn, gặp lại, tâm sự, tự tạo ra một lãnh địa bí mật. Nhưng điều gì đó trốn tránh những động tác tình yêu: Thanh niên điển trai xem thiếu nữ như em gái.
08 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 105159)
Richard Millet sinh năm 1953 tại thành phố Viam, tỉnh Corrèze. Kể từ 1983 với tập truyện “L’invention du corps de Saint Marc”, ông được công nhận như một trong những nhà văn đương đại tại Pháp.
05 Tháng Tư 20093:11 SA(Xem: 94772)
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày thất thủ Sài Gòn, cũng nên nhìn lại biến cố giúp khai sinh chế độ Việt Nam Cộng Hòa [VNCH, 1955-1975], tức cuộc trưng cầu dân ý 23/10/1955. Bài này đã in trong Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (Houston: Văn Hóa, 2004), và được hiệu đính bốn năm qua nhờ những tài liệu văn khố Phủ Tổng thống và Thủ tướng VNCH hiện lưu trữ tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II (thành phố HCM, tức Sài Gòn).
05 Tháng Tư 200912:05 SA(Xem: 89244)
D. MẬT ƯỚC TAY BA 18/12/1954: Ngày 18/12/1954 [The Pentagon Papers ghi 19/12/1954], nhân dịp họp tay ba các Ngoại trưởng ở Paris , Dulles, Eden và Mendès-France lại bàn về Việt Nam .
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 102424)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 81815)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 91007)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 115667)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 104813)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.