- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chùm thơ mới của Nguyễn Hữu Hồng Minh

09 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35379)


a_nhh-minh1-content

Nguyễn Hữu Hồng Minh - ảnh Đạo diễn Lê Văn Duy




MƯA BIỂN CẤM


Điều anh muốn nói sáng nay

Khi khỏa thân em vẫn còn hấp dẫn

Đầy sức quyến rũ


Anh trót mê vẻ đẹp vũ nữ

Tuyệt tích không giới hạn

Những bờ mông Ban-tích

Bờ môi hoang mạc Sa-ha-ra

Mún chuông tháp cổ Tây Tạng

Hay cặp mông ngựa chàng Apolinaire

vỗ hoài không biết chán

Chú tôm với cách đi giật lùi

Khám phá vườn địa đàng


Điều anh muốn nói sáng nay

Trong chiếc eo thon còn đầy đặn bí mật kia

Là cái tổ con tò vò

Hay ổ kén tằm

Thiên thần xinh xắn nào mượn ngủ hôm qua

Một ngày sâu hóa bướm bay lên

Chàng hoàng tử thăm nhà chúng ta ngỡ một đêm và ở lại

Anh nhìn con lớn từng ngày

Thương yêu mãi mãi...


Điều anh muốn nói sáng nay khi vòng tay ôm em

Một bể chứa? Một đại dương?

Một vịnh cảng oi ả những con tàu đang nằm thở?


Như anh

Con cá mắc lưới

Chờ tia chớp giật lên

Mưa trên biển cấm


Thủ Đức, 10.1.2014



TƯỜNG VI XANH


Căn phòng nhỏ

Em & con. Tiếng cười rúc rích trẻ thơ

Vòi nước ấm...

Ánh đèn vàng thân thuộc của anh

Từ bao giờ, từ lúc nào anh yêu?


Trang sách tiếp tục từ nếp gấp dở

Tiếng đàn mỏng tang bài hát cũ quá dày

Bụi lữ thứ rũ đường xa

Hình dung quen - quên mệt nhọc

Ơi hoa tường vi vẫn nở dưới chân ta...


Anh đã về giữa đêm khuya khoắt

Bậc thang ngếch đợi dấu chân

Hồn thắm tươi trên sắc gạch già...

Mãi mãi những câu thơ ngân vọng...


Ngày mai mới tinh, lần đầu tay ta lật mí...


Sài gòn, 12 giờ khuya 12.1.2014



QUÁN TRẦM TRÔI


Ở đó, tôi đã từng đến

Ngồi với anh và bạn bè

Ở đó, em đã từng cho anh ước mơ hy vọng


Ở đó chúng ta ngắm cuộc đời ngoài cửa sổ

Xôn xao trong bình lặng

Ly cà phê đậm chất Sài Gòn xưa

Dàn âm thanh Hi end, dĩa hát cổ

Những tấm ảnh lưu dấu một thời


Tuổi năm mươi sao như mây sáng

Thời trẻ tươi đã qua

Trong lòng ta là những con cá chết...


Bập phà khói thuốc

Hút ngấu như tiếc nuối

Hiền lành cười bâng quơ

Tôi như chờ đợi điều gì!

Anh như trầm mặc điều chi

Tháng năm trầm trôi lơ đãng...


Ở đó

Một ngày tàn như giấc mơ

Một chỗ ngồi neo vào bóng tối

Một chỗ ngồi như còn giăng mắc giữa không gian...


Em ở đâu?

Người đã cho tôi nỗi đau và hy vọng?


Sài gòn, chiều nghe tan rã, 3.1.2014


BUỒN ĐỒNG TIỀN


Nhiều lúc buồn quá

Không dám nói to

Sợ em cũng buồn theo anh


Anh buồn cỡ nào cũng không sao!

Em buồn một chút là anh lo

Bến đã gập ghềnh lấy đâu bờ neo sóng

Anh biết về đâu giữa mùa biển động...


Thôi thì như một cơn gió

Một hơi thở nhẹ thoáng đãng mây trời


Trên má em

Buồn ơi, hãy đầy lúm đồng tiền...


Sài Gòn, 9.1.2014


Nguyễn Hữu Hồng Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 158236)
D o thời gian quá dài của thời Bắc Thuộc, nhiều người thường cho rằng Nho Giáo đã được người Trung Hoa truyền bá mạnh mẽ vào nước ta qua chính sách đồng hóa của họ. Điều này không hoàn toàn đúng. Sự truyền bá này chỉ diễn ra một cách giới hạn trong ít thế kỷ đầu của kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo và rất yếu ớt trong những thế kỷ kế tiếp. Các nhà nghiên cứu về lịch sử, tư tưởng và văn học Việt Nam thời cổ gần đây hầu như đều đồng ý về nhận định này...
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 70070)
H ọ rao bán thánh thần và bán Mọi hoang vu trên thế dương này Bán hình hài cõi âm cùng với khói Vờn bay sau ảo giác lụi tàn
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 62494)
“… (Bệnh viện) Ung Bướu VN đã làm một điều quá tàn nhẫn với em là chuẩn đoán sai và phẫu thuật cẩu thả. bây giờ, mỗi khi nhìn xuống ngực mình là em rớt nước mắt. không biết nó đã cứu em hay đã giết chết em bằng 1 cách nào đó. em rất muốn gặp 1 người phụ nữ mất ngực để hỏi xem bằng cách nào mà họ vượt qua nỗi đau đó mà sống yên vui. em chưa thể...” ...Từ chỗ nằm gần như suốt ngày đêm, thư của Trang khiến tôi bật dậy..
18 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 73236)
L TS: Về quê xưa gặp người cũ là bức tranh tình cảm thơ mộng. Tuy nhiên, với vài trang viết ngắn Nguyễn Văn đã đưa câu chuyện thường tình của một thời đại phân ly bỗng mặn nước mắt và phũ phàng như những cơn mưa miền Trung. Chúng tôi trân trọng giới thiệu Tóc Mai Ngày Cũ , một sáng tác mới của Nguyễn Văn với quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu. Tạp Chí Hợp Lưu
15 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 53143)
Lời người dịch.  Đứa con gái đồng hoang (La fanciulla della Pampa) dịch từ nguyên bản Ý ngữ là một trong bảy truyện ngắn trong tập truyện Sette donne intorno al mondo (Bảy người phụ nữ vòng quanh thế giới) của Arnaldo Fraccaroli, một nhà văn kiêm nhà báo và diễn viên hí viện Ý vào thời đầu cho đến giữa thế kỷ 20.
08 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 33226)
Đ ã 40 năm trôi qua, kể từ mùa Xuân-Hè rực lửa 1972. Trận đánh còn to hơn Điện Biên Phủ 1954 này—thí dụ như sử dụng tới hơn 90,000 quân, so với 40,000 trong trận Điện Biên Phủ—chưa được nghiên cứu tường tận. Một trong những lý do chính là tài liệu ; chính xác hơn, thiếu tài liệu khả tín, và quá nhiều cung văn hay đào mộ. Trận chiến Quốc-Cộng 1945-1975 là một trận chiến bị ô nhiễm nặng hệ tuyên truyền ...
14 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 77748)
M ùa xuân vừa chạm ngõ đã nghe buồn qua tay em đang làm chi đó? ngày trôi như dấu ngày
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 75520)
T a đuổi bắt ước mơ cùng chân thật Đời không vui tiếc mãi một nụ cười Mùa xuân ơi em hiền như nắng mới Chạy loanh quanh cũng chỉ một vòng tròn.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 76232)
C hẳng thể nào thay đổi được Dù nhiều lần anh tự dối Bằng những câu thơ đêm anh viết vội Ôi chao, xuân thênh thang như cánh quỳnh hoa Sao đêm lại buồn như thế...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 56310)
Con đường thơ của Nguyễn Lãm Thắng có nhiều bước chuyển. Sau “Điệp ngữ tình”, “Giấc mơ buổi sáng” (333 bài thơ thiếu nhi), anh thử nghiệm, gieo hạt giống thơ của mình vào thế trận khác: thế trận đời. Thế trận này đã đánh dấu tiếng nói riêng cho “họng đêm” [ *] trong hành trình sáng - tạo - thi ca của anh. Anh gần như đoạn tuyệt hẳn cái nhìn trong trẻo của “Điệp ngữ tình”, cái hồn nhiên thơ trẻ của “Giấc mơ buổi sáng” để ném vào “họng đêm” cái nhìn từ góc độ người mù và “có thể nói nhiều về điều không thể nói”.