Tôi gởi bạn bài Sonatas Bạn đọc và im lặng Tôi hỏi hay không Bạn bảo hay nỗi gì chỉ buồn não ruột
Nhưng thấm thía lắm Hiền ơi Nhất là những đoạn… Bạn bảo phải cố gắng tiếp tục Hợp Lưu Sang năm làm nhà xuất bản...
Mình gặp nhau nói nhiều về cuộc sống Và nhìều chuyện linh tinh Bạn nói những shows đi các nơi đã bị hủy Tên của bạn đang bị cố tình quên
Những ngày cuối năm tôi gặp chuyện buồn Mà bạn cũng chẳng vui Cứ lo lắng và đoán rằng tối đa một năm nữa cũng bị thôi việc Bạn quên là bệnh tim thì tối kỵ những lo toan quá độ
Người ta muốn bạn buông tay Nhưng lòng bạn cố níu Quên mất cuộc đời vốn dĩ phù du Có mấy anh hùng nào qua được ải mỹ nhân
Trước khi mất bạn còn gọi tôi làm giúp Công việc, công việc… làm chiếc kim đồng hồ Kim đồng hồ đứng là vĩnh viễn ra đi Thật ra mọi thứ trên đời đều có thể thay thế
Những chuyện nhường cơm sẻ áo Chỉ có trong truyện truyền kỳ Thế mà bạn cho tôi Một câu chuyện truyền kỳ
Cõi hồng trần như đồng tiền hai mặt Sao chúng mình mãi đắm mê Không chung tình sao trách gì người bội bạc Những giọt lệ rơi âm thầm ngày bạn ra đi
Và chúng ta có chung một điều Là luôn sợ những điều dối trá…
Thượng Hải, 19h, một ngày tháng Tám
Hầy à, ngày xưa… bố... hoạt động thế là để đánh... lũ thực dân, đế quốc, cứu nước, bây giờ... con làm thế để... làm gì? Cẩn thận... chỉ mang oán khổ... cho dân! vị Đại tá già trong lần tỉnh táo hiếm hoi bên giường bệnh, khó nhọc nói với người con trai cùng ngành mới từ nước ngoài về.
Thôi, pá pa đừng nói nhiều nữa, mệt rồi, đầu óc ít tỉnh táo, pá pa nghỉ đi! Con ra với mẹ và các em, người con trai có quân hàm khá cao cấp của ngành vừa nói, vừa kéo chăn che phần ngực gầy hơi hở ra của bệnh nhân già, trong phòng gắn máy lạnh.
Tôi biết đến tên tuổi nhà thơ Thạch Quỳ từ hồi sinh viên văn khoa, từng đọc thơ ông, nhưng lần đầu tiên mới được gặp ông tại một đám đông hội hè, giữa khu lưu niệm Nguyễn Du - Nghi Xuân, Hà Tĩnh đầu năm 2019. Đó là một ông già gầy gò, người quắt lại như lõi lim, đôi mắt sáng có vẻ hơi chế diễu nhưng không mất đi sự nhân hậu đằm thắm…
Vẫn vơi đầy với tháng năm kỷ niệm… /
Đẹp lắm ánh trăng vàng quê mẹ lung linh /
Bao thiết tha gợi lại những ân tình /
Hoài niệm xưa vẫn chập chờn trong giấc mộng
Ông kể, ông đã đến nơi này hơn năm mươi năm về trước, thời mà ông còn là chàng trai hai mươi tuổi. Với đôi chân trai trẻ, ông đã xẻ dọc trường sơn đi cứu nước. Người ta thường nói “ chân cứng đá mềm” thì đúng đã rơi vào trường hợp của ông Trần Duy. Ngày ấy, chàng đã đến nơi này bằng đôi chân khỏe , dẻo dai, đã băng rừng vượt suối , len lỏi vào tận rừng Trường Sơn ngút ngàn đá, ngút ngàn cây, ngút ngàn những vắt và muỗi mòng, đi giữa cái sống và cái chết. Ông kể với tâm trạng đầy tự hào về một giai đoạn mà cuộc đời con người khó có lần thứ hai. Nơi mà bây giờ, tôi và cụ Duy, chỉ qua một đêm đã đến được nơi này.
Những năm qua, công luận kêu ca phàn nàn nhiều về tình trạng khá suy đồi của sinh hoạt Tôn giáo - nổi bật ở đạo Phật Việt Nam, trước sự tàn phá thiên nhiên để xây dựng những khu Du lịch Tâm linh trá hình khủng nhằm lợi dụng Tôn giáo để kinh doanh… Và mới đây nhất, tràn ngập Mạng Xã hội là hình ảnh những con chim phóng sinh tội nghiệp bị nhốt trong lồng sắt để rồi sau đó ngắc ngoải trước cửa chùa, hình ảnh các vị sư đạo mạo mãn nguyện đặt tay lên đầu phụ nữ, trẻ em đang cúi rạp sát đất tựa Đức Chúa Trời ban phước lành, hình ảnh nhà sư ôm bát vàng đi “khất thực” song lại quơ tay vơ tiền cúng dường, v.v.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.