Những cành bạc lá bạc hoa trắng bạc Tòa lầu đen ô cửa nhưng nhức đen Mắt kim tuyến rung rung ngạo nghễ mũ cánh chuồn Trong mơ hoa ánh thếp Bao vọng thầm ong óng về xưa
Đến từ phía lắc lơ Họ gánh đỏ gánh nâu gánh cả vạn hạt mưa Lay phay đang dạt bay qua phố Họ gánh âu lo nhòe hơi nước Bám u ơ trên rực chói đụn vàng
Họ rao bán thánh thần và bán Mọi hoang vu trên thế dương này Bán hình hài cõi âm cùng với khói Vờn bay sau ảo giác lụi tàn
Có ai mua yêu mến Giấu trong tòa lầu mái ngói đen Có ai mua hài xanh nhẫn ngọc Cúng cho tuổi trăng tròn
Ai nữa vẫy tay mua giùm họ Nét mặt thô thô bước chân xiêu Lần hồi qua cơn ướt át cuối chiều
Họ không tới ngày mai, những ngày mai chết lặng Lồng ngực thời tiết trái tim chẳng rộn ràng Trái tim đập lầm lụi dưới gót chân Sau mỗi bước, cửa thời gian rùng mình lại mở...
Nhiều người đã kể rõ và lý giải hiện tượng CHẠY cho đến nay đã trở thành những guồng quay điên cuồng trên các lĩnh vực, trong các giới xã hội - chạy Quyền, chạy Chức, chạy Dự án, chạy Danh hiệu, chạy Bằng cấp, chạy Giải thưởng, chạy Cúp vàng, chạy Thành tích, chạy Điểm, chạy Vai diễn, chạy Lớp, v.v. Đã “Chạy” thì phải bắt buộc “Mua”, mua bằng bất cứ giá nào, thậm chí bằng cả nhân phẩm.
Mãi rồi cũng về đến núi.
Chính xác là về đến chân núi, đèo Ngao. Vượt qua con đèo dài 32 cây số cả lên lẫn xuống này, mới đến bản Tồng, quê Mìn. Nhảy xuống khỏi thùng cái xe tải chở hàng cứu trợ, nằm vật xuống bãi cỏ bên một búi tre chân đèo. Thở dốc. Mệt mỏi. Mìn ngửa mặt nhìn trời. Trời đầu thu xanh thẳm không một gợn mây, nắng vàng rười rượi ấm áp tỏa khắp nhân gian. Vậy mà sao Mìn thấy lạnh lẽo quá. Lạnh từ trong tâm can ruột rà sâu thẳm lạnh ra. Xung quanh không một bóng người, không một tiếng gà kêu chó sủa. Con đường quốc lộ chạy qua chân đèo, con đường đèo nối mấy huyện vùng cao thường ngày tấp nập người xe, vậy mà nay vắng lạnh. Mà mới chỉ đầu giờ chiều. Mọi thứ như có một cái phép thần của mụ phù thủy, vung lên một cái, biến sạch.
Khi dời bản bỏ núi xuống phố làm thuê, ba tay Mìn, Lù, Phủ đã uống rượu thề sống chết có nhau. Thế mà bây giờ, về tới chân núi chỉ còn có một mình…
Người về tím chiều cánh diều châu thổ /
chập chờn mái lá /
những chú bê nấn ná vạt cỏ non /
vườn cây xanh trần ai khát khao cánh chim tìm tổ /
vọng tiếng cười đợi chờ son sắt nhân duyên /
Đất từ bi mộc mạc /
Đất chân chất yêu thương /
dường như cánh sen rơi nước mắt /
và mùa hạ đang nở nốt hồn nhiên
Cách đây mấy năm, trong khi làm phim tài liệu chân dung “Lê Đại Cang - nhân cách bậc quốc sĩ”, nhà báo - Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa đã đưa tôi tới sông đào Ngũ Huyện Khê để ghi hình ảnh bộ cho phim này.
“Anh trẩy chùa Hương phía xót thương”, đó là câu thơ thường chợt hiện trong tôi giữa những ngày rong ruổi khắp Kinh Bắc làm phim về Học Vấn vùng đất này - theo yêu cầu của Sở Giáo dục Hà Bắc, sau đó là làm phim chân dung về thi sĩ Hoàng Cầm - theo nhu cầu của đạo diễn Tự Huy và bản thân tôi…
Thứ Tư, 18/5/2022: Ngày 84
Thật khó ngỡ cuộc xâm lược Ukraina của tập đoàn thực dân mới Vladimir V Putin đã bước sang ngày thứ 84. Mười hai tuần chiến tranh trên truyền hình, báo chí online, cùng các video social media với đại đa số nhân loại, nhưng là 84 ngày, 84 đêm máu, nước mắt, đổ nát, chết chóc, đau khổ, đói ăn, thiếu nước, không đèn điện, không gas sưởi của hơn chục triệu dân Ukraina đã và đang bồng bế, giắt dìu nhau rời nhà cửa, xóm làng nổi trôi trốn trảnh tiếng tru rít của pháo, bom, hỏa tiễn, phi cơ đủ loại, đủ kiểu. Và, cho tới tối ngày thứ 84 này, viễn ảnh kết thúc chiến tranh vẫn xa vởi. 959 chiến binh Lữ đoàn 36 TQLC Ukraina tại Azovstal, Mariupol, đã buông súng đầu hàng, rời bỏ địa ngục trần gian sau 82 ngày kháng Nga. Nhưng chết chóc, đổ nát, khổ đau chỉ có dấu hiệu gia tăng.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.