- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giấc mơ

08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 63558)

mo_3_tranhdh

 (Mơ_ Tranh Đặng Hiền )

 

Tôi chìm vào một giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.


 Giấc mơ 1.

 Chúng ta có thể ngồi dựa vai nhau như thế này. Những lùm tối trùm lên con đường. Hai chiếc bóng cô quạnh bên nhau. Khúc sông quanh co phía dưới lùm tối, chốc chốc lại vang lên tiếng quẫy đạp trong sóng nước. Vì tinh tú lạc trong vũng đen nhạt nhòa chảy về một miền xa lắc và trở lại bằng một vì tinh tú khác.

 Để hai chiếc bóng ngồi bên nhau trong vũ trụ bao la, một vì tinh tú đã hi sinh cả thời tuổi trẻ. Nó thang thang, phiêu dạt hàng trục triệu ki-lô-mét về hướng mặt trời. Sự di cư tuyệt vời ấy tạo nên một khối cầu chứa đựng những gương mặt hỉ - nộ - ái - ố. Khối cầu chứa đựng hai chiếc bóng lầm lũi đi về hướng cô đơn. Tôi tìm thấy tên vì sao trong một cuốn bách khoa toàn thư, bộ sách dày nhất mà tôi từng thấy. Người ta gọi nó là vua của các hành tinh trong thái dương hệ. Khối cầu của tôi là vua của những khối cầu tròn méo còn lại.

 Tôi nhìn về phía đêm xa xả tiếng mèo gào. Những móng vuốt sắc lẹm cứa xèn xẹt vào lòng tôi. Máu rỏ xuống, bàn tay vụng dại gạt đi. Bên những bóng cây là là nửa mặt nước nửa bờ cỏ và trên hơn là mặt đường, tôi thấy lờ mờ một gương mặt xanh xám. Tiếng mỗi vo ve phá tan bầu không khí giữa hai tâm hồn đang bay lạc giữa không gian tĩnh tại. Người đó là thầy tu. Không có áo cà sa. Không kiêng sắc giới. Ánh sáng lọt qua lớp tế bào rần rật chảy vào máu. Ánh sáng của sao mộc, người đó không biết, chỉ mình tôi biết, con đường đang đi là một mê cung.

 Khi tôi quay lưng về phía những ngôi nhà lụp sụp thắp nến suốt đêm thì người đàn ông biến mất, như ảo ảnh, người đàn ông giống hệt ánh sáng mộc tinh băng qua đời tôi.


 Giấc mơ 2.

 “Lạy chúa! Thứ lỗi cho con”

Nàng dờ tay lên bụng, một mầm sống đang lớn dần lên. Cái đầu rất nhỏ xinh, nơi những mớ tóc sẽ mọc lên, những lọn tóc dài có thể tết mớ ba mớ bảy.

“Lạy chúa chúng con ở trên trời.

Danh cha được tôn thánh. Nước chúa cha mau đến. Ý muốn cha được nên, trên đất như trên trời. Xin cha nuôi dưỡng chúng con, ban thức ăn mỗi ngày. Cho đời luôn thắm tươi. Xin cha tha lỗi cho chúng con cũng như chúng con tha người nghịch thù cùng chúng con. Xin chớ để chúng con bị cám dỗ. Nhưng cứu cho chúng con khỏi gian ác. Vì ngôi nước. Vinh hiển đều thuộc nơi đời đời vô cùng. Amen”.

Chúa của nàng gầy gò thở dài trên thánh giá. Ngài đóng đinh mình vào cuộc sống của những con chiên ngoan đạo. Lạc trong những lời cầu nguyện, những khuôn miệng tròn méo cùng đọc một bài thánh kinh. Tốt có. Xấu có. Nàng không biết những cái bụng chứa kinh thánh đọc kinh thanh thoát có sống tốt đẹp và phúc hậu.

Nàng không theo đạo. Nàng vẫn đặt chân đến nhà thờ, như một thói quen. Nàng nhìn thấy chúa như pho tượng đá rạn nứt hướng về phía thành phố tràn ngập ánh đèn. Chúa cũng hướng về phía ngôi làng lụp sụp trong ánh nến lay lắt. Ngài giang tay ôm trọn rạch sáng nhoi nhói phía bầu trời. Ai sinh ra cũng là con của chúa. Bóng tối rần rật vút lên đốm lửa rồi tắt lịm, nơi sang sảng cất lên tiếng khóc thê lương của một sinh linh bé nhỏ bị người đàn bà nọ bỏ rơi. Những lùm cây lành lạnh hơi nước phía bờ sông.

 “Lạy chúa! Xin người thứ lỗi cho con”

 Người đàn bà bỏ đi, đứa trẻ vẫn khóc. Vầng sáng soi tỏa vào gương mặt non nớt bị ném vào vũng bùn nhầy nhụa của số phận. Đứa bé lớn lên bên con sông với những nếp nhà lụp sụp ánh nến.

 Chúa lắc đầu, chúa bất lực trước những đứa con ngoại đạo, hừng sáng le lói là nơi chúa đến và đi. Chúa tồn tại bằng linh hồn, biến mất như linh hồn. Trong nàng cồn cào chộn rộn. Có một tia mộc tinh băng qua rồi vụt mất, nơi ngôi sao tan biến có một mầm sống đâm chồi. Nó đang hứng lấy linh khí của khối cầu và cơ thể sống của một người đàn bà để lớn. Chồi non ấy ám trong những lọn tóc dài mớ ba mớ bảy của nàng ngày còn bé.


  Giấc mơ 3.

 Tôi chắc một điều là con bé sẽ bất ngờ về câu chuyện của những con sên ma. Trong căn nhà khói vón cồn cộn bức vách, nó ôm tôi vồn vã. Một chân kẹp qua đùi tôi, một chân gác cao.

 Loài sên ấy không có mắt, toàn thân là một màu trắng nhờn nhợt, chết chóc. Con bé nhắm mắt bay vào một vùng không gian trong khu vườn ở xứ Weles. Những chiếc răng nhọn hoắt làm nó sợ. Chẳng ai nhìn thấy. Con bé cũng không thấy. Nó vẫn sợ. Ai cũng sợ. Nó có thể ăn thịt loài động vật tiến hóa nhất trong khối cầu này. Con bé dừng chân tìm kiếm, tim nó đập thình thình…

 Nó sợ ánh sáng. Nó nhờn nhẫy và bệch bã như một loài ma trốn trong góc tối. Nó ám vào tuổi thơ của con bé. Tuổi thơ có những con ốc sên hình người nhiếc móc bầm dập lòng tự ái. Gương mặt lồ lộ hàm răng nhọn. Con ốc sên được gắn mác người cha lẩn khuất trong bóng tối, nơi bàn tay đã bị đêm vô hiệu hóa.

 Đoạn sông bị lấp đi, dòng chảy vô tình ngoặt theo hướng khác. Ngôi nhà lá lụp sụp tan vào cơn bão cuối cùng. Ở đó mọc lên một căn nhà xây nho nhỏ le lói ánh điện thắp suốt đêm.

 Tiếng nói xì xèo loãng vào đất. Một người đàn bà và một đứa con gái biến ngôi nhà trở nên hoang lạnh hơn vốn có. Những câu chuyện về con sên ma luôn là chủ đề đầu tiên. Kết thúc là sự ra đi của của cơn bão mộc tinh cách đây hàng triệu triệu năm đùn vun lên khối cầu mang tên quả đất. Nó chưa bao giờ nhìn thấy quả đất, ngay cả hình dung cũng không.

 Đừng kể về những con sên ma nữa, cuộc đời sẽ bị thui chột trong những vũng máu không màu, không mùi, không cảm giác. Bàn tay mẹ nó lạnh. Con sên ma không còn đến làm thịt mẹ nó như ngày bà trốn gia đình đi dọc bờ sông. Từ lòng sông hắt lên một tiếng húng hắng nho nhỏ, như tiếng ma trơi giữa những tán cây. Râm ran những âm thanh vĩ cầm vang lên từ đất. Không còn kẻ mơn trớn trên da thịt. Rền rĩ, tưỡn mình trào dâng thác lũ.

 Nhiều đêm người đàn bà tỉnh giấc, hai từ “Sên Ma” cứ lẳng lặng ném vào đêm buốt nhức. Trong căn phòng nhỏ, con bé giật mình ú ớ gọi cha.


  Giấc mơ 4.

 Cơn bão đổ xuống, những cánh liếp tung tóe vung vãi trên mặt sông.

 Trong một giấc mơ chắp vá, người đàn bà mơ thấy cơn bão ghé thăm ngôi làng nghèo xác xơ bên dòng sông quanh năm không chảy. Nó không phải là dòng sông duy nhất trong khối cầu không biết chảy. Mà chảy để làm gì? Với nó không cần thiết. Khi con người thấy nó cần thiết thì họ đã rẽ nó sang hướng khác.

 Thay vì một dòng sông, người đàn bà trở nên khát biển. Hành trình tìm kiếm biển là những giấc mơ. Bà ta thấy những con mực khổng lồ hay loài lươn quái vật. Tất cả có thể nuốt chửng bà ta trong thoáng chốc. Chẳng ai có thể khám phá hết cuộc sống đầy bí ẩn dưới đôi mắt của đại dương, của người đàn bà.

 Tiếng cửa mở rất khẽ, tiếng chốt cửa càng khẽ khàng hơn. Người đàn bà trở mình. Qua một bức rèm mỏng manh, đứa con khẽ thở dài trong giấc mơ không trọn vẹn. Có quá nhiều kẻ săn mồi, như loài khủng long hay sói dữ. Con mồi già nua ngoan ngoãn, nó không chống cự, chống cự chỉ càng làm cho vết thương chưa lành thêm lở loét. Đừng rên rĩ nữa. Mở cửa băng qua đêm mà không cần chốt lại. Không còn ai mơ về những giấc mơ ngày cũ. Mộc tinh cũng chỉ là một câu truyện cổ xưa không ai còn nhắc đến. Mầm sống đã mọc thành cây xanh, cũng mướt mát, non tươi như thứ mồi nhử những loài động vật ăn lá. Cố ngụy trang, sẽ chẳng ai thấy cả. Tưởng cứ sần sùi, sẽ được sần sùi, nhưng trong thế giới tạp nham, có những kẻ lại chỉ thích những thân cây nhiều gai và lá đầy mụn mủ. Nó vẫn thở đều đều. Bước chân len qua khe cửa trở về từ phía đêm đánh vào nơi cảm giác nhoi nhói.

 Nó muốn nói về một giấc mơ, nhưng chợt thấy giấc mơ chỉ còn lại những loài thú ăn thịt. Tiếng thở dài ngao ngán chan ướt một nửa gương mặt đã trở nên hanh hao.



 Giấc mơ 5.

 Kết thúc thôi! Chạy trốn khỏi những giấc mơ lập dị và đau khổ hơn cả cuộc sống đời thường kia. Khi mở cánh cửa của địa ngục và thiên đường, tôi thấy chúa. Chúa đứng giữa ranh giới mong manh của thiện – ác, tối – sáng. Bàn chân tôi bị đẩy vào khoảng không lơ lửng.

 Gió reo lên khi bắt gặp kẻ cản đường ngang bướng. Đêm sình sịch đổ xuống những cơn mưa cuối mùa, tôi trở về với tà áo tả tơi bết dính thứ nước trong veo không mùi vị. Biểu tượng của cây thánh giá tôn kính lung lay rớt khỏi ban thờ. Tượng chúa vỡ tan.

 “Lạy chúa! Người tha lỗi cho con”.

 Tôi sùng tín chúa, mặc dù tôi không phải là con chiên của chúa. Tôi chạy quanh ngôi nhà ba gian xinh xắn. Chỉ có mình tôi. Cơn giông ập đến, rạch sáng xiên ngang trời chơi trò ú tim với khối cầu đất. Con bé trốn nhà đi chơi, không ai biết nó đang ở đâu dưới cơn mưa tầm tã ban khuya.

 Khúc sông đã lấp rồi, nhưng con đường vẫn còn đó. Những lùm cây vẫn sững sờ qua bao mùa trút nước. Hai chiếc bóng đi về phía cô đơn. Ở đó, những câu chuyện huyền hoặc về sao mộc tinh vẫn được đêm ghi nhớ. Đêm lại trả cho người, người tan vào cơn mưa không oán thán.

 Khi cơn mưa tan…

 Con đường im lìm dưới những hàng cây đổ bóng…

 Cơn mưa qua là qua mãi, chỉ còn lại bên kia cái làng nghèo là tiếng trẻ con quấy khóc. Tiếng khóc ấy cất lên từ dãy nhà của những người người đàn bà. Cũng não lòng thê lương như tiếng khóc của đứa trẻ năm xưa, khi sao mộc tan biến. Đàn bà và những đứa trẻ cứ tiếp nối từ đời này qua đời khác. Trẻ trai, có người đem xe đến tận nơi đón rước. Trẻ gái, ở lại góp tiếng khóc rền rĩ với tiếng đàn bà ru ầu ơ. Mảnh đất ấy hàng ngàn đời vẫn vậy. Mảnh thiên thạch cuối cùng của sao mộc tinh đã lấy đi dương khí trong lòng đất lạnh, ở đây hội tụ và phát âm. Những người đàn bà còn rùng mình sợ.


 Kết.

 Tôi muốn đào mảnh thiên thạch ấy lên. Đàn ông cứ lần lượt rời bỏ phụ nữ mà đi, chẳng biết vì lí do gì cả. Chỉ còn đàn bà và trẻ con. Nhiều đàn bà và trẻ con. Những con sên ma cũng tìm đến hù dọa, nhưng không ai sợ nó, nhiều khi chúa cũng đến, đức mẹ đồng trinh cũng đến mỉm cười với lũ trẻ. Vì sao chỉ còn lại đàn bà? Đơn giản, vì nó là giấc mơ của tôi. Chỉ còn lại đàn bà, đàn bà sẽ không còn phải khóc. Con Sên ma đội lốt đàn ông đến nhen lên những mầm sống bất tận. Phải chăng như thế là quá đủ? Như đức mẹ đồng trinh sinh ra chúa bởi sự thụ thai của trời đất. Mẹ không cần đàn ông, chúa vẫn ra đời, chúa cứu nhân độ thế.

 Đừng ai tin…

 Giấc mơ chỉ là một sự điên rồ thoát thai, nhiều khi giấc mơ đến từ một người khác. Như con Sên ma đến từ khu vườn Weles, con bạch tuộc đến từ biển, chúa đến từ trời đất. Hay giấc mơ của tôi đến từ cõi vô cùng.

HOÀI BĂNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81763)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86238)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87256)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78373)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100411)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81324)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192303)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84822)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114801)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84808)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.