Bây giờ đã bước sang một ngày khác một ngày như và không như mọi ngày không còn nợ nần nào để tính sổ không còn niềm vui nào để cho đi hay giữ lại nỗi buồn
Bài thơ cuối cùng của một năm cũ cho rất nhiều yêu thương ở quanh cuộc đời những bạn bè tôi ơi chưa khi nào đủ lớn cứ hoài thơ dại cứ hoài đau yếu cứ hoài đi tìm một câu trả lời
Tôi để xuống quanh mình những tro tàn năm cũ những xấu xí sẽ tan đi như nước mắt như sự thống hối chính mình trong muôn vạn điều ước chỉ cầu được bình yên mấy mùa bội tín đi qua cũng là quá vãng
Bây giờ đã qua một ngày khác tôi nằm nhớ cuộc đời những cuộc đời tôi rất nhiều cuộc đời mà vẫn buồn mênh mang như nghe em khóc giọt nước mắt chưa đủ thành dòng vì dường như chảy ngược khuya phố còn nghe tiếng chó sủa như tiếng hú gào đòi một nguồn vui
Bây giờ ngày lầm lũi và đêm thì ương bướng tôi nằm nghe xứ sở chảy trong tim mình không còn con cuốc khóc đêm lòng sao se lạnh
Đừng hỏi tôi vì sao bạn bè tôi hoài không lớn vì tôi có lớn bao giờ những tật bệnh mang hình hài xứ sở ươm đầy chúng tôi
Và em... thôi đừng khóc nữa hay nếu có thể cứ để nuớc mắt hồn nhiên gieo trong thương khó mà linh hiển một mầm vui dù nhỏ nhoi cũng ráng tạm ứng một niềm tin
Tôi sinh ra ở Hà Nội, và xa Hà Nội năm tôi 18 như một bài ca người ta thường hát. Tôi cũng có người em mười sáu trăng tròn. Khi cả hai cùng di cư vào Nam năm 54, gặp nhau lại. Mối tình học trò đó, như bong bóng mùa mưa tan lúc nào không hay. Bốn mươi năm sau, tôi trở lại Hà Nội vào mùa Thu, năm mới mở cửa, đường phố, nhà cửa gần như không thay đổi, nhưng cũ đi nhiều
Nhận được tin buồn / Nhà thơ - nhà văn HUY PHƯƠNG / LÊ NGHIÊM KÍNH
Pháp danh Thiện Bảo / Sinh ngày 25 tháng 6 năm 1937 tại Huế
Cựu Giáo sư Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị / Cựu sinh viên sĩ quan Khóa 16 Trừ bị Thủ Đức
Tạ thế ngày 25.2.2022 tại Anaheim, California – Hoa kỳ / hưởng thọ 86 tuổi.
Em níu bàn tay /
Anh buông bàn tay /
Em níu vạt nắng chiều /
Anh vươn màu nắng sớm /
Anh đi qua rồi /
Để em ở lại /
Nhặt nhạnh những vui buồn /
Cuộn sợi khói quạnh hiu.
Không quên hỏi em đang ở đâu. Loay hoay rất lâu với nét chữ vòng vo, tội nghiệp, em viết cho tôi số phone, địa chỉ.
Tránh câu hỏi em đang làm gì, tôi chỉ nói khéo: Việc em làm có vui không? Và bằng giọng rất thản nhiên không ngờ, em nói đúng như lời tôi đã nghe từ 30 năm trước:
” Dạ, em làm đĩ ”.
Sau một đợt công tác phía Nam, hắn bị, đúng hơn là tự nhốt mình trên tầng ba để bảo vệ gia đình hắn: vợ trẻ, hai đứa con gái chưa trưởng thành và bà mẹ đang gần đất xa trời… Trước đợt hắn đi xa, cả Hà Nội đã nháo nhác lên vì F0, ở đâu cũng thấy F0, bạn bè hắn liên tục báo tin bị F0! Cho nên, lúc trở về, hắn tình nguyện cách ly với mọi người, kiểu “i-zô-lê” (isolé) mà hắn sực nhớ ra khái niệm được biết từ hồi làm phim về một người tù số vuông bị lao ở ngục đá Sơn La. Sau 4 hôm bình thường, người bỗng mệt mỏi, họng đau rát. “Thế là ông bị rồi! Đi như ngựa vía mà không bị mới tài!” - vợ hắn kêu lên như cha chết.
Cuốn To Our Grand Children with Love độc đáo ở chỗ là người cầm nó trên tay không phải là một độc giả mà chính là đồng tác giả với hai vị chấp bút: Giáo sư tiến sĩ Nguyễn-Lâm KimOanh và luật sư tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt. Vì thế, đây không phải là một “cuốn sách” theo định nghĩa, hình thức và nội dung thông thường. Tiểu đề của tập sách này cho thấy đây là một “công trình”, một sự hợp tác giữa thế hệ ông bà và thế hệ các cháu, bắt đầu từ ông bà, những người từng sống qua nhiều chặng đường lịch sử và địa lý, muốn kết nối với thế hệ Việt Nam trẻ, sinh trưởng và lớn lên ở Hoa Kỳ.
Ngày 25/2/2022, một ngày sau khi Vladimir Putin cho lệnh đại quân Nga xâm lăng Ukrania từ ba hướng Đông Nam, Đông Bắc và Tây Bắc, trong khi oanh tạc cơ và tên lửa đủ cỡ tàn phá, khủng bố các thành thị, bất ngờ nhận được e-mail của Vũ Thái Khiêm, sinh viên electrical engineering tại Đại hoc Texas-Tyler: “Gỉa sử Mỹ không có support từ NATO mà Nga & Trung Quốc cả 2 đánh Mỹ cùng lúc thì ông nội nghỉ Mỹ có thắng được không?
Tuyển tập II ra mắt vào tháng 2 năm nay, gồm chân dung của 15 văn nghệ sĩ và nhà văn hóa: Nguyễn Tường Bách và Hứa Bảo Liên, Hoàng Tiến Bảo, Tạ Tỵ, Trần Ngọc Ninh, Lê Ngộ Châu, Nguyễn Văn Trung, Dohamide, Lê Ngọc Huệ, Nghiêm Sỹ Tuấn, Đoàn Văn Bá, Mai Chửng, Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, Phan Nhật Nam, John Steinbeck cộng thêm phần phụ lục Con đường sách Sài Gòn và Câu chuyện đốt sách.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.