Vô cùng thương tiếc khi nhận được tin
Chủ Nhiệm sáng lập của Tạp chí Hợp Lưu (1990)
Nhà Văn Nhật Tiến / Vừa tạ thế ngày 14 tháng 9, 2020 / (tức 27 tháng 7 năm Canh Tý),tại thành phố Irvine, Nam California, Hưởng thọ 84 tuổi./
Xin chân thành chia buồn cùng tang quyến / Nguyện cầu Hương Linh / Nhà văn Nhật Tiến / sớm được tiêu diêu nơi miền Cựu Lạc.
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
Những người lính đáng thương này /
Phải đối diện với mặt trận thành phố /
Từ rừng rú họ được đưa về thủ đô /
Để bảo vệ trấn an những con người kêu gào chiến tranh /
nhưng chính họ lại đứng bên ngoài cuộc chiến /
Và người lính bỗng dưng biến thành con thú cô đơn /
ngơ ngác giữa Mặt Trận Ở Sài Gòn
có những con chim bay về phía mặt trời /
ngậm hạt đậu như viên kim cương trên tóc người thiếu nữ /
cơn gió mùa hạ ngông cuồng thổi qua thành phố /
nhiều ô cửa chưa mở ra /
phía sau là những căn phòng chứa đầy kỷ niệm /
im lặng
Để mô tả nghành tư pháp nước ta hiện nay, xin được dẫn bằng nỗi lo sợ sâu thẳm trong lòng người dân VN qua câu nói của cựu Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng trước toà: “ Xin hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người !”
Trong những ngày đang phải cố thủ tại gia một cách tuyệt vọng trước “kẻ thù vô hình” Corona virus giăng mắc, phong tỏa nơi nơi, “Mặt Trận Ở Sài Gòn” là một nguồn quên lãng lớn cơn đại dịch này. Trước hiện tại đang thêm phần đen tối không chỉ vì đại dịch Cô-Vy và nạn suy thoái/ lạm phát mà chủ yếu vì một chính tình thối nát, có khi người ta phải đi vay mượn một vài tia sáng từ quá khứ để có thể ngày qua ngày. Những câu chuyện cách đây cả 50 năm ở một nơi nay quá xa xôi bỗng dưng sống lại một cách da diết trong trí nhớ, trong con tim của mỗi chúng ta khi có “Mặt Trận Ở Sài Gòn” đặt đầu bàn ngủ (không phải gối đầu giường).
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.