- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

N G Ợ M VÀ N G Ư Ờ I

18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85338)

Góc nghĩ

 


tranhltt-content

 Tranh Lê Thánh Thư


 Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp / Đại học Aix-Marseille (CNRS / Université d’Aix-Marseille) mới đây vừa thông báo một tin lạ. Lạ thật tình, chớ không phải lạ theo kiểu tàu lạ ở biển Đông mấy năm nay thường hay vô tội vạ cướp của, đánh chìm hoặc đòi tiền chuộc các tàu cá đảo Li sơn Quảng ngãi hành nghề chài lưới trong hai vùng đảo Hoàng sa và Trường sa. Tin mới lạ này có cơ buộc chúng ta xóa bảng các tín điều cố hữu của mình về khả năng của loài thú. Bởi loài vượn babouin biết đọc, chớ không mù chữ như chúng ta tưởng. (*)  

 Từ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.

 

Khảo nghiệm

 Có cả thảy 30 con vượn loại babouin, bắt trong rừng xứ Ghinê ở châu Phi, chở về Pháp làm vật khảo nghiệm. Ở đây, bên trong một khuôn viên rộng 750 thước vuông, bầy vượn hoàn toàn thư thả, tự do. Nhứt là vẫn giữ nguyên cơ cấu bầy đàn, với một con đực cầm đầu. Ngoài thời gian vạch lông bắt rận cho nhau, các động thái chủ đạo của con đực, các trò nghịch ngợm đùa giỡn với tụi nhỏ và cảnh giao hoan hơ hớ, còn có các động tác diễn ra trong hai gian phòng nằm ở cuối vườn, do mấy nhà nghiên cứu sắp đặt. Bầy vượn tùy í ra vô các gian phòng này.

 Trong hai gian phòng, có 10 màn ảnh xúc giác gọi là écrans tactiles, mỗi cái đặt đằng sau một tấm bảng khoen hai lỗ dành để thọc tay vô phía trong và hai lỗ khác dành cho cặp mắt nhìn ngó màn ảnh. Đây là một trò chơi thu hút bầy vượn bổn tánh rất ư tò mò, trong mục đích khảo sát năng khiếu hấp thụ từ ngữ chiếu trên màn ảnh trong số từ bốn chữ tiếng Anh chánh hẩu lẫn lộn giữa các từ bốn chữ hổ lốn. Trò này khởi đầu bằng cách lặp đi lặp lại trên màn ảnh một từ chánh hẩu có thật (thí dụ : bank) giữa vô số các từ vô nghĩa hay sai chánh tả (thí dụ : zank, bakn). Sau đó, mỗi lần thấy hiện trên màn ảnh một từ có thật thì con vượn bấm nút hình trái xoan và được thưởng một hột ngũ cốc ngon miệng, còn nếu là một từ vô nghĩa hay sai chánh tả thì bấm nút hình chữ thập, bỏ qua.

 Kết quả là, qua trung bình 3.000 lần thử nghiệm mỗi con, đại đa số bầy vượn đều nhận ra các từ có thật (trên thực tế : 308 từ) bên cạnh các từ vô nghĩa hay sai chánh tả (7852 từ). Nhưng điều quan trọng và đáng chú í hơn hết không phải ở chỗ loài vượn biết phân biệt từ này với từ khác mà là nằm chính ở khả năng nhận thức. Như các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh : « Loài vượn biết nhận diện các yếu tố tạo nên từ ngữ. Nghĩa là có khả năng hiểu từ ngữ phối hợp như thế nào và đồng thời phát hiện được những dấu hiệu bất bình thường ở các từ vô nghĩa hoặc sai chánh tả. Hệt như con người, loài vượn biết phân tách từ ngữ ra từng đơn vị nhỏ, chớ không tiếp nhận nó như một khối bất phân. » Tóm lại là biết đọc, theo phương pháp mà giáo giới Pháp gọi là méthode syllabique, là phương pháp đánh vần theo âm tiết.

 

Người ngợm

 Tuy là một sự thể xem chừng bất ngờ đối với chúng ta ngày nay, kết quả cuộc khảo nghiệm lược thuật trên đây xét ra cũng chẳng mới lạ gì cho lắm. Là bởi ông cha chúng ta khỏi cần thiết lập một phòng khảo nghiệm khoa học nào hết mà cũng đã xác nhận sự thể đó một cách chắc nịch trước đây rồi. Qua thành ngữ nửa người nửa ngợm nửa đười ươi quả tình thâm hiểm. Vô hình trung đồng hóa đười ươi với ngợm và với một thành phần không nhỏ con người đầy dẫy trong cuộc đời từ xưa tới nay.

 Bạn không tin như vậy sao ? Thì cứ hãy đảo mắt nhìn quanh, chẳng hạn như trong chánh trường nước ta hiện nay, nhứt là trong cái gọi là quốc hội do đảng cử dân bầu mà xem.

 

TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 18/06/2012)

----------

 (*) Babouin, tàu gọi là phí phí, ta gọi là khỉ đầu chó, là một loại động vật thân thể hình dạng hệt loài khỉ, đầu mặt giống như chó, lông màu tro, tứ chi thô kệch, đuôi nhỏ mà dài, sống từng bẩy, thứ gì cũng ăn. Hệt bọn tham ô chuyên nghề hối lộ hiên nay, cái gì cũng cưỡm.

 

 

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 29183)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31392)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29988)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32715)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35620)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 38030)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32521)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32654)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.
27 Tháng Giêng 20159:03 CH(Xem: 33948)
Có người chỉ đọc vì mê cái bìa sách đẹp. Có người đọc vì thích sưu tập sách. Hảy tìm người đàn ông biết đọc mình, từ trang đầu tới trang cuối...
26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33728)
Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh Em chạy đuổi tuổi mình Mãi miết Phía bên kia bờ phù du Có gì là bất diệt? Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?