- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN NGUYỄN MỘNG GIÁC

04 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 112516)


PHÂN ƯU:


nhavannguyenmonggiac1-content 

 Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác 1940-2012

 

Chúng tôi nhận được tin buồn Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác, Pháp Danh Thiền Ngộ vừa qua đời vào lúc 22 giờ 15 phút ngày 2 tháng Bảy năm 2012 lúc 10:15 pm tại tư gia (Westminster, California, USA) Nhà văn Nguyễn Mộng Giác từng đảm nhiệm chức vụ Chủ bút tạp chí Văn Học, California, Hoa Kỳ, từ 1986 đến 2004 và là tác giả của các bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử Mùa Biển ĐộngSông Côn Mùa Lũ. Sự ra đi của nhà văn nguyễn Mộng Giác là một tổn thất cho văn học Việt Nam trong và ngoài nước.

Tạp Chí Hợp-Lưu và văn thi hữu khắp nơi xin thành kính phân ưu cùng chị Nguyễn Khoa Diệu Chi và tang quyến. Cầu mong hương linh Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác sớm về miền cực lạc.

 

Tiểu Sử Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác 

 

- Sinh năm 1940 tại Bình Định, miền Trung Việt Nam .

 - Học trung học ở trường Cường Để Qui Nhơn, trường Võ Tánh Nha Trang và trường Chu Văn An Sài Gòn

 - Học một năm ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn rồi ra Huế học Đại học Sư phạm ban Việt Hán

 - Tốt nghiệp thủ khoa Đại học Sư phạm Huế năm 1963, khóa Nguyễn Du

 - Dạy học tại trường Đồng Khánh Huế (1963-1965), trường Cường Để Qui Nhơn (1965-1973)

 - Là Chánh Sự Vụ Sở Học Chánh tỉnh Bình Định (1973-1974) và làm chuyên viên nghiên cứu giáo dục Bộ Giáo Dục, Sài Gòn (1974-1975) (2)

 - Bắt đầu viết văn năm 1971, đã cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Văn, Thời Tập, Ý Thức.

 - Vượt biển tị nạn năm 1981 qua ngả Nam Dương, đến định cư tại Hoa Kỳ cuối năm 1982.

 - Cộng tác với các báo Đồng Nai, Việt Nam Tự Do, Người Việt, Văn, Văn Học Nghệ Thuật.

 - Chủ bút tạp chí Văn Học, California, Hoa Kỳ, từ 1986 đến tháng Tám /2004.

 - Định cư tại thành phố Westminster thuộc quận Orange , California , cùng với gia đình.

 - Qua đời lúc 22 giờ 15 phút ngày 2 tháng Bảy năm 2012 (ngày giờ địa phương ở California) tại tư gia ở Westminster, California. 


Tác Phẩm

 1. Tác phẩm xuất bản tại miền Nam trước năm 1975:

 - Nỗi băn khoăn của Kim Dung (tiểu luận, nxb Văn Mới, Sài Gòn 1972)

- Bão rớt (tập truyện ngắn, nxb Trí Đăng, Sài Gòn 1973) *

- Tiếng chim vườn cũ (truyện dài, nxb Trí Đăng, Sài Gòn 1973)

- Qua cầu gió bay (truyện dài, đăng trên tạp chí Bách Khoa từ số 350 đến số 357, nxb Văn Mới, Sài Gòn, in thành tập năm 1974)

- Đường một chiều (truyện dài, Giải thưởng Trung tâm Văn bút Việt Nam, 1974, nxb Nam Giao, Sài Gòn 1974)

2. Tác phẩm xuất bản ở hải ngoại:

 - Ngựa nản chân bon (truyện ngắn, nxb Người Việt, Hoa Kỳ 1984)

- Xuôi dòng (tập truyện ngắn, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 1987)

 - Mùa biển động (trường thiên tiểu thuyết, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ, xuất bản từ 1982-1989) gồm tất cả 5 tập:

. Những đợt sóng ngầm, 1984

. Bão nổi, 1985

. Mùa biển động, 1986

. Bèo giạt, 1988

. Tha hương, 1989

(Tái bản lần thứ 6 năm 2001.)

 - Sông Côn mùa lũ (trường thiên tiểu thuyết, 4 tập, viết từ năm 1977-1981)

. Nhà xuất bản An Tiêm (Hoa Kỳ) xuất bản những năm 1990,1991

. Nhà xuất bản Văn Học (Hà Nội) và Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học tái bản lần thứ nhất năm 1998

. Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, nhà xuất bản Văn Học và nhà sách Văn Lang (Sài Gòn) tái bản lần thứ nhì năm 2003

. Nhà xuất bản Văn Học và Nhà sách Thanh Nghĩa tái bản lần thứ ba năm 2007

 - Nghĩ về văn học hải ngoại (tiểu luận, nxb Văn Mới, Hoa Kỳ 2003)

- Bạn văn, một thuở…(tạp luận, nxb Văn Mới, Hoa Kỳ 2005)

 3. Tác phẩm chưa xuất bản:

 - Tình và Đạo trong thơ Hàn Mặc Tử (tiểu luận)

- Vào đời (truyện dài), đã đăng một phần trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn, 1973-1974)

- Đêm hoang (truyện dài), đã đăng trên tuần báo Đồng Nai (Hoa Kỳ)

- Mây bay về đâu (truyện dài)

Ghi chú của Hợp Lưu:

Quí văn hữu và quí độc giả có thể tìm đọc mhững tác phẩm của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác tại địa chỉ :

http://nguyenmonggiac.info/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 121169)
T huyên nói nàng ở một mình trong một ngôi nhà nhỏ trên đồi rồi mời tôi lên chơi. Tôi đáp để chiều tôi sẽ lên sau khi nàng cho địa chỉ. Thuyên cười, bảo tôi sẽ đi lạc nếu không được dẫn đường. Nhìn đôi môi nàng con cớn, tôi tự ái đàn ông nói không cần, sẽ tự tìm ra nhà. [...] Ra đến cửa Thuyên quay lại, chỉ vào giỏ xách tay ny lông đen có lòi ra mấy bó rau. - Chiều ông tìm được nhà tôi thì mời ông ăn một bữa cơm tối ... Nhà có cổng gỗ với giàn hoa leo đấy.
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 122142)
T ôi chui vào ô tô. Chiếc xe mới coóng. Nội thất vẫn còn nguyên mùi hăng hắc, ngai ngái. Bóng lộn. Tôi khen chủ tịch phường mà sang trọng thế này thì dân được nhờ. Nói xong, chột dạ, sợ hắn nghĩ mình cạnh khóe, tôi vội ự…hừm, ý tôi là ông chủ tịch phường mà ăn nên làm ra thì dân cũng phất theo, chứ làm cán bộ địa phương thời nay mà nghèo quá, lúi xúi quá, thì cũng không có uy tín với dân. Anh nghèo mà làm lãnh đạo thể nào cũng sinh ra tính xà xẻo. Nếu anh giầu có rồi thì anh không tham nữa. Thế là dân được nhờ…Nói xong, tôi tự thấy cái lý luận của mình là loại lý luận ma cô. Lại chột dạ.[...] Rồi lại im không nói gì. Ngoài trời mưa như trút nước. Càng ngày càng to...
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 111124)
L oan cởi nhẫn cưới đeo vào cho Hoàng. “Anh cố giữ làm bùa hộ mệnh, lúc nào cũng có em bên cạnh”. Hoàng thấy vậy mà thương vợ thêm. Có người vợ biết chăm sóc từng li từng tí. Hoàng rưng rưng nước mắt bước ra khỏi nhà…
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 116710)
N gày 30 tháng Giêng năm 1948, một tên sát thủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu đã sát hại nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần Ấn Độ là ông Mohandas Karamchand Gandhi. Ông bị bắn ba phát đạn vào ngực và bụng trong khi đang trên đường đến nhà thờ để đọc lời cầu nguyện hàng ngày.
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 112335)
... C ó điều người ta cần phải ghi nhớ là người Tàu luôn luôn kiêu căng, tự coi nước mình là một nước lớn là duy nhất văn minh, chung quanh họ đều là man di mọi rợ, Việt Nam hay Đại Việt đi chăng nữa cũng chỉ là man, Nam Man, nằm ngoài rìa của Hoa Hạ, của Trung Hoa thời Dân Quốc, của Trung Quốc thời Cộng Sản hiện tại...Những chiến thắng của người Việt trong các thời Lý Trần, đặc biệt là chiến thắng chống quân Mông Cổ trong khi người Tàu thực hiện không nổi là những gì họ không chấp nhận được.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 111763)
H ơi cay của rượu lan dần cổ họng chạy dọc thân thể. Cảm giác đầu lưỡi ngọt dư vị rượu trắng không pha như hôn nhân không giá thú, biết nguy hiểm nhưng vẫn dấn thân. Lâu dần cô ghiền cái hơi của gã, không thể sống thiếu gã. Cô thấy mình bị một sợi dây vô hình thít chặt ngang cổ, càng quẫy đạp càng riết chặt hơn, cô kêu cứu nhưng chẳng ai nghe được bởi gã đã ăn mất lưỡi của cô sau từng muỗng hôn ngọt ngào, gằn xé lẫn khinh bỉ.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106765)
T rịnh Y Thư sinh năm 1952, tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Tác phẩm đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học xuất bản, 2002; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), lí luận văn học của nhà văn nữ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, 2009. Người đàn bà khác, tập truyện, Thế Giới xuất bản, 2010. Hiện định cư tại bang California, Hoa Kì.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 101841)
T răng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 114754)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 117498)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...