- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

L U Â N P H I Ê N (*)

04 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 103938)

Văn hóa xã hội

L U Â N P H I Ê N (*)

 

  fh-ns-contentNgày 6 tháng năm 2012, ông François Hollande thuộc Đảng Xã hội (PS, cánh tả) được bầu làm tổng thống nhiệm kì 2012-2017. Và sẽ chánh thức được chuyển quyền thay thế đương kim tổng thống Nicolas Sarkozy thuộc Đảng Liên hiệp Phong trào Bình dân (UMP, cánh hữu) ngày 15 sắp tới. Từ đây tới đó, ông Nicolas Sarkozy vẫn còn là tổng thống, với đầy đủ quyền lực tối cao. Trong thời gian chín mười ngày này, nước Pháp coi như có hai vị tổng thống, một cánh hữu đương nhiệm và một cánh tả sắp chắp chánh.

 Một tình huống không khỏi khiến quần chúng Pháp, và nhứt là giới quan sát trong nước, đặc biệt chăm chú, để mắt xét xem hai vị chánh khách đối lập hành xử (với nhau) như thế nào. Bởi trước đó, kể từ cuối năm ngoái, khi còn là ứng cử viên, họ không ngừng mặt đối mặt luận chiến, cấu xé hơn thiệt, cãi chày cãi cối với nhau. Mà cực điểm là hôm họ đối đầu trực tiếp ngót bốn tiếng đồng hồ trên các dài truyền thanh và truyên hình, bốn ngày trưóc hôm bầu cử (1).

 

Vai sánh vai

 Như vừa nói, suốt sáu tháng trời tranh cử họ luôn hồi mặt đối mặt gay gắt với nhau. Vậy mà giờ đây, ngay sau cuộc bầu cử, lại hồn nhiên vai sánh vai như chẳng có việc gì trọng đại đã xảy ra. Ngày 8 tháng năm, trong buổi lễ truy niệm ngày chiến tranh thế giới 1939-1945 chấm dứt, dưới vòm Khải hoàn môn (Arc de triomphe, đài tưởng niệm liệt sĩ) ở trung tâm thành phố Paris, diễn ra một hoạt cảnh khác thường, hiếm thấy: ông Nicolas Sarkozy, bấy giờ vẫn đương nhiệm cho tới ngày 15 tháng năm, và ông François Hollande, sẽ chánh thức kế vị, thân thiện sát cánh bên nhau. Họ đang cùng nhau biểu dương tinh thần hòa hảo và đoàn kết trong một chánh thể thật sự dân chủ.

 Hai ngày trước, khi cuộc bầu cử vừa ngã ngũ, kẻ thắng kẻ bại, họ cũng đã chào hỏi nhau, bặt thiệp, lịch lãm. Kẻ thắng không vỗ ngực ta đây, kẻ bại không hằn học oán hận. Kẻ thắng chuyển lời chào thân thiện (salut républicain, cộng hòa, dân chủ) tới kẻ bại, kẻ bại chúc kẻ thắng được may mắn (bonne chance) và đồng thời xác định trước bàn dân thiên hạ: « Ông François Hollande đã được bầu làm tổng thống, xin mọi người tôn trọng ông. » Lời nói chủ yếu gởi cho đảng viên UMP mà ông Nicolas Sarkozy là thủ lãnh, nhắn nhủ họ chớ nên lên lời trèo kéo, kích bác, khinh thường. Rồi tỏ lời mời vị tổng thống sắp chắp chánh tham dự buổi lễ truy niệm liệt sĩ cùng với mình.

 Sáng ngày 8 tháng năm, có hai đoàn tùy tùng nối đuôi nhau hướng tới Khải hoàn môn. Đến trưóc, ông Nicolas Sarkozy xếp đặt nghi thức, long trọng tiếp đón người sắp kế vị mình. Họ nồng nhiệt bắt tay nhau, nghiêm trang cùng nhau đặt vòng hoa trước mộ liệt sĩ vô danh trong khi lần lượt nổi lên hai nhạc khúc Quốc ca La Marseillaise và Du kích quân Le Chant ses partisans, biểu tượng cho hai phe tả, hữu. Rồi kí tên kỉ niệm trên Sổ vàng: dưới chữ kí của ông Nicolas Sarkozy có đệm dòng chữ Ngài Nicolas Sarkozy, tổng thống Cộng hòa Pháp, còn dưới chữ kí của ông François Hollande dĩ nhiên chỉ đề tên không ghi chức vụ chưa nhậm.

 

Bài học dân chủ

 Trở lên trên là hình ảnh một nước Pháp hòa hợp.

 Cảnh tượng này đã khiến không ít người dân và giới quan sát lấy làm cảm phục. Mọi sự đã diễn ra như một sự cố luân phiên chánh trị, biến đổi cần thiết và bình thường, giữa hai vị tổng thống có thời đã chống đối nhau kịch liệt. Tác phong này của họ khẳng định một tín điều: nếu như tinh thần dân chủ là tự do phát biểu, tự do giãi bày, tự do luận chiến, tự do đối chọi, thì đồng thời nó cũng nằm trong đời sống cộng đồng. Cần phải vượt qua mọi trạng thái căng thẳng, cần phải thăng hoa mọi mâu thuẫn trước mắt hầu hướng tới chủ đích chung là hòa hợp với nhau thành một khối duy nhứt trên đất nước. Trên một tổ quốc dầu đã phải trải qua xiết bao thử thách, tổn thương, dằn vặt, đau khổ, tranh chấp mà vẫn mở rộng vòng tay ấp ủ.

 Đó mới thật sự là chứng từ mà hai vị tổng thống cánh hữu và cánh tả mặc nhiên biểu lộ. Khảng khái chứng tỏ rằng người dân trong nước, cho dầu tầng lớp và gốc gác khác biệt tới đâu, cũng phải liên đới với nhau, mỗi người ở địa vị của mình. Tạo nên hình ảnh một nước Pháp an khang thịnh vượng và bình an vô sự, như họ đã đồng thanh nhìn đón trước kia trong thời gian tranh cử và ngay sau ngày bầu cử: « Hình ảnh một nước Pháp tốt đẹp nhứt, một nước Pháp rực rỡ, một nước Pháp không có thù hằn trong bụng, một nước Pháp thật tình dân chủ, một nước Pháp hoan hỉ vui vầy, một nước Pháp không cúi đầu quì gối, một nước Pháp hồn nhiên cởi mở, một nước Pháp không coi kẻ khác là thù là địch, một nước Pháp trường tồn bất diệt. » (2)

 Hai vị tổng thống đều cùng một lòng một dạ. Cho dầu chánh kiến của họ có bất đồng, cho dầu phương pháp hành động, phương tiện dự tính và cả mục đích của họ có khác nhau, cho dầu tổng thống tiền nhiệm và tổng thống sắp tới có hoàn toàn đối lập, họ vẫn cùng nhắm tới mỗi một chơn trời là nước Pháp. Hầu bảo tồn giá trị vĩnh cửu của chung của mọi người.

*

 Thái độ và cách thế xử sự đồng hành của hai tổng thống tiền nhiệm và kế vị trình thuật trên đây chẳng đáng được chúng ta suy ngẫm hay sao ?

 

TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 05/06/2012) 

-----------------------

 (*) Luân phiên: sữ kiện đảng phái lần lượt thay nhau chắp chánh, trong một nước dân chủ. 

(1) Trần Thiện-Đạo, Trở cờ (mạng Hợp lưu online, ngày 26/04/2912), và Giáo đầu tới tấp (Hợp lưu online, ngày 31/05/2012).

(2) Trong khi chuyển dịch trích dẫn trên đây, kẻ kí tên dưới bài này đã phải kềm tay để khỏi đánh tráo hai chữ nước Pháp thành nước Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100664)
“ B ây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh chẳng là cái gì. Ông mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Con rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông đâu phải là một người trong chúng ta.[...] Con người là vốn quý nhất , tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Stalin cũng nói thế. Mao Trạch-đông cũng nói thế.Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn, nó thôi là Người ,” (Vũ Thư Hiên)
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 130079)
C ó bữa niềm vui chui qua cái trôn kim Gõ cửa và nói Đã đến giờ thay ca! Nhưng tôi từ chối Tôi yêu nỗi buồn của mình Nó nhen lên ngọn lửa Từ tâm từ tâm...
25 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126866)
l ời đã chết từ khi vượt cạn đi tìm nhau mới biết con đường gần mà lại vòng vèo như ruột non ruột già nên câu thơ có hình đa giác
23 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126562)
C huyến xe Kinh kỳ đi xuống phía anh phố nguyên từng nắm người nguyên từng gói cười nguyên từng lố khóc nguyên từng chén ô hô...
22 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 103454)
N hà văn Lữ Thị Mai kết duyên cùng .. .
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100126)
Q ua những bài dạy sử địa từ cấp đồng ấu tiểu học của thế kỷ XX-XXI, sách giáo khoa chữ Việt mới (dựa trên chữ cái Latin, tiêu biểu là cuốn bài giảng sử ký và địa dư dùng cho các lớp Dự bị và Sơ đẳng bậc tiểu học của Trần Trọng Kim và Đỗ Đình Phúc xuất bản lần đầu năm 1927) lịch sử Việt Nam khởi từ nhà Hồng Bàng (2879-258 Trước Tây Lịch [TTL] kỷ nguyên), với mười tám [18] vua Hùng hay Hùng vương [Xiong wang].
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 94657)
V ới thời gian, làm sao hàn gắn được lòng tin cậy đang bị sứt mẻ, để tiến tới được một Tinh Thần Sông Mekong như một mẫu số chung, nối kết các quốc gia trong vùng. Điều ấy cũng đòi hỏi giới lãnh đạo có tầm nhìn xa, biết hướng tới sự thịnh vượng cho toàn vùng thay vì chỉ thấy mối lợi cục bộ trước mắt nhưng với cái giá lâu dài phải trả của chính mình và của các nước lân bang.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100306)
K hi tầu đi ngang qua tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi thấy ngài vẫn đứng uy nghiêm, tay cầm kiếm chỉ xuống dòng sông. Tôi chợt nhớ đến lời nguyền của ngài “Nếu không thắng giặc Nguyên, ta sẽ không trở về con sông này nữa”. Bất giác, tôi tự nói thầm nếu không tìm được Tự Do, chắc mình cũng không thể trở lại được con sông này.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 102959)
“Xin đừng gọi tôi là nhiếp ảnh gia chiến trường, tôi chỉ là một nhiếp ảnh gia mà thôi." Đó là lời của Don McCullin, một nhiếp ảnh gia người Anh được coi là cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Anh quốc, với hơn 50 kinh nghiệm chụp ảnh các cuộc chiến từ Berlin, Việt Nam, Campuchia, đến Bangladesh và Trung Đông.
11 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 91878)
T rong văn học sử Hoa Kỳ có hai hiện tượng nổi bật với nhiều điểm giống nhau, đó là nữ văn sĩ Margaret Michell với cuốn Gone With The Wind (1936) và nữ văn sĩ Harper Lee với cuốn To Kill A Mockingbird (1960). Cà hai cuốn tiểu thuyết cùng có bối cảnh là miền Nam Hoa Kỳ, cùng khai thác đề tài xung đột chủng tộc (da trắng và da đen), cùng bán được mỗi cuốn trên 30 triệu ấn bản (tính tới năm 2008). Cả hai tác phẩm lại cùng được giải Pulitzer danh giá, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và dựng thành phim rất thành công, chiếm được nhiều giải Oscar.