- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIÁO ĐẦU TỚI TẤP

31 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 87919)

francoishollande2012-content


Góc nghĩ

GIÁO ĐẦU TỚI TẤP

 

  Bốn ngày trước khi cử tri Pháp bỏ phiếu bầu tổng thống mới, các đài truyền hình và truyền thanh cùng nhau tổ chức một cuộc tranh luận chắc chắn là sôi nổi giữa hai đối thủ còn lại trong vòng hai, giữa tổng thống tiền nhiệm Nicolas Sarkozy và ông François Hollande (1). Trên nguyên tắc là để họ trình bày chương trình hứa sẽ được thực hành trong nhiệm kì sắp tới, và để cho quần chúng biết đâu mà lần, mà lựa. Mà bầu.

 Trong cuộc đối đầu gay gắt ngót bốn tiếng đồng hồ này, ông Nicolas Sarkozy liên hồi bị ông François Hollande tấn vào chơn tường. Bắt ông không ngớt phải lên lời bảo vệ phong cách của mình trên chánh trường suốt năm năm dài ngồi ghế tổng thống. Nghĩa là phải khôn thôi thích nghĩa các hành xử đã qua hơn là trình bày chương trình phác thảo cho nhiệm kì sắp tới. Chẳng hiểu có phải vì ông không mấy tin tưởng ở mình hay không, do đã có biết bao kết quả thăm dò dư luận dự báo rằng ông chắc sẽ thua cuộc (2). Rồi cuối cùng lại còn bị ông François Hollande bất ngờ giáng cho một đòn chí tử. Bằng một thủ thuật tu từ mà Pháp gọi là anaphore, Anh/Mĩ là anaphora, Tàu là đầu ngữ trùng phức thể, mà chúng ta có thể gọi là giáo đầu tới tấp để chỉ thứ thủ thuật dùng liên tục mỗi một lời giáo đầu cho các câu nói tiếp nối, vừa nhấn mạnh í tưởng của mình vừa tới tấp phủ đầu đối thủ.

 Khi được các nhà báo làm Em Xi hướng dẫn cuộc đối thoại hỏi sẽ làm tổng thống như thế nào, ông François Hollande liền bất thần giáo đầu tới tấp bằng câu: Là tổng thống, tôi sẽ… , Là tổng thống, tôi sẽ… , 15 lần liên tiếp. Khiến cho đối thủ bỗng nhiên như bị cấm khẩu, chỉ vớt vát được đôi lời phản bác không í nghĩa.

 

15 khúc giáo đầu

 Ông François Hollande đã tới tấp giáo đầu như sau :

 Là tổng thống, tôi sẽ

  1.  không tiếp tục lãnh đạo đảng đa số, cũng không tiếp rước đại biểu đảng này trong điện Élysée.
  2.  không xem thường Thủ tướng gọi ông ta là kẻ giúp việc.
  3.  không quyên tiền cho đảng mình trong khách sạn.
  4.  bảo đảm nền độc lập trong bộ máy công lí, không kí tên bổ nhiệm công tố viên nào không được Hội đồng giới chức luật pháp chấp thuận.
  5.  không chính mình bổ nhiệm Giám đốc các đài truyền thanh và truyền hình, dành việc này cho các định chế độc lập.
  6.  luôn luôn xử sự một cách gương mẫu.
  7.  không lợi dụng quyền bất khả xâm phạm chủ tịch nước đương vị, mà còn làm cho nó sửa đổi để nó có thể, trong những điều kiện nhứt định, cưỡng chế tôi ra hầu tòa hoặc giải trình trước một số định chế đặt định, giả thử tôi có hành vi phạm pháp hoặc đáng trách vào thời chưa nhậm chức.
  8.  thành lập môt chánh phủ đồng đều, có bao nhiêu bộ trưởng phái nam thì phái nữ cũng có bấy nhiêu bộ trưởng.
  9.  bắt toàn thể chánh phủ kí một bản đạo đức nghề nghiệp ngăn chặn mọi giao dịch chứa chất lợi lộc.
  10.  cấm các bộ trưởng không được bao biện, nhậm thêm một chức vụ sở tại nào, tôi hằng cho rằng họ phải dành trọn công việc cho nhiệm vụ trước mắt.
  11.  ban hành đạo luật phân quyền cho địa phương, bởi tôi nghĩ rằng các tập thể địa phương cần hoạt động trong một bầu khí mới, lãnh nhiều trách nhiệm hơn, được tự do hơn.
  12.  luôn luôn tôn trọng các đối tác xã hội, tổ chức nghề nghiệp cũng như công đoàn, để thường xuyên đàm phán với họ hầu phân định rõ ràng đâu là phần tùy thuộc luật lệ đâu là phần tùy thuộc đôi bên dàn xếp với nhau.
  13.  tập họp nhiều hội thảo cốt yếu, như hội thảo về năng lượng vừa rồi. Loại đề tài này cần phải được bàn luận trong nhiều hội thảo cốt yếu như vậy.
  14.  thiết lập thể thức tỉ lệ cho cuộc bầu cử đại biểu quốc hội 2017, bởi tôi nghĩ rằng mọi í hướng chánh trị đều phải được thể hiện trong quốc hội.
  15.  cố gắng nhìn xa để rộng đường định hướng và chỉ đạo, nhưng không ôm đồm quán xuyến hết cả mọi sự và tránh xa rời quần chúng.

 Mười lăm khúc giáo đầu trên đây là bản tường trình kế hoạch và tư cách làm việc của đương sự trong nhiệm kì ngồi ghế tổng thống sắp tới. Đồng thời, lồ lộ giữa các ngôn từ, cũng là bản cáo trạng hành tích và phong cách trái khoáy của tổng thống tiền nhiệm trong năm năm qua. Rốt cuộc ông François Hollande được bầu bốn ngày sau, trở thành tổng thống nhiệm kì 2012-2017.

 

Làm báo viết văn

 Từ thuở biết nguệch ngoạc mực đen trên giấy trắng đăng tải trên báo chí, ở Sài gòn trước kia rồi trong cả nước và ngoài nước nay cũng đà già nửa thế kỉ, chúng tôi thường lắng nghe biết bao lời cật vấn. Thảy đều xoay quanh một dấu hỏi có thể tóm gọn như sau: ông anh làm báo viết văn để làm gì ? Nên hiểu là làm thứ công việc thật kì lạ là cho không hoặc chỉ nhấm nháp được chút ít nhuận bút và tác quyền không đủ để ăn sáng, trong lúc người ta ai cũng hối hả làm tiền, hoặc tranh giành một miếng đỉnh chung, hoặc cướp giựt quyền thế, lợi lộc hơn nhiều.

 Tuy không hề có tham vọng làm ông to bà lớn, (xin đừng cười) chủ tịch nước chẳng hạn, chúng tôi cũng thường khi lên lời đối đáp. Cóp nhặt 15 khúc giáo đầu của (nay là) đương kim tổng thống Pháp, rồi tới tấp tiếp theo như vầy:

 Chúng tôi làm báo viết văn là để…

  1.  quảng bá và thực thi tinh thần dân chủ dựa trên ba chân vạc làm nền cho tinh thần này là tự do đi lại, tự do báo chí, tự do hội họp.
  2.  ngăn chặn mọi í hướng, mọi hành vi bóp nghẹt các mối tự do nói trên.
  3.  bảo vệ thể chế tam quyền phân lập, củng cố ranh giới giữa lập pháp (quốc hội), hành pháp (chánh phủ) và luật pháp (công lí) sao cho ba ngành này luôn hồi độc lập, không toa rập đồng lõa với nhau.
  4.  vạch lá tìm sâu, nêu ra mọi sự việc mờ ám hằng bị che giấu trong xã hội và trên chánh trường.
  5.  đặt những câu hỏi ngứa ngáy, khó xử, bắt nhà chức trách không thể bịt mắt lờ tịt mà phải tìm cách giải quyết, về những vụ tịch thâu đất đai của dân lành chẳng hạn.
  6.  tố cáo các hành tung khuất tất, lạm quyền, hối lộ, ăn chặn, đút lót, tham ô.
  7.  giãi bày suy luận không ngụy biện, không lệch lạc, không thiên vị, không lừa bịp, tóm lại là đánh trúng chỗ và có sức thuyết phục.
  8.  điều tra và giải mã, khảo cứu và dẫn chứng, đề nghị và thích nghĩa.
  9.  chú tâm tới những lời hứa hẹn đao to búa lớn, kiểu do dân vì dân cho dân, có thật tình ích nước lợi dân hay chỉ thuộc loại trên trời dưới biển, nói cho sướng miệng.
  10.  khám phá các điều bí ẩn trong xã hội và trên chánh trường.
  11.  không buông tha mọi thứ tác phong vi phạm đạo lí, dẫu biết rằng trên đời không phải lúc nào cũng gương mẫu.
  12.   làm rõ các thủ thuật ám muội, các í tưởng tối tăm, các định hướng quặt quẹo của bất luận con người nào, giới chức nào, chánh khách nào, đảng phái nào, định chế nào.
  13.  phanh phui lối sống xa hoa, lãng phí của những kẻ quyền cao chức trọng, ăn cắp của công, xài tiền như nước.
  14.  không ngừng báo động mọi tình huống có cơ dẫn tới hậu quả tai hại cho trật tự xã hội, chánh trị và văn hóa.
  15.  gìn giữ tiếng mẹ đẻ chảy trong huyết quản cho tới ngày nhắm mắt.

 

 Thật ra thì mấy tác phong kể trên chẳng phải mới lạ gì cho lắm đối với người trong cuộc. Có điều là, trong nhiều trường hợp, họ không hoàn toàn thoải mái, bị khép mình trong một khuôn khổ đặt định. Nhưng là nhà văn nhà báo, họ biết cách viết lách kia mà.

 

TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 28/05/2012)  

-----------------------

(1) Vòng một ngày chúa nhựt 19/04/2012, ông Nicolas Sarkozy thuộc đảng UMP (Đảng Phong trào Bình dân) và ông Farnçois Hollande thuộc đảng xã hội được nhiều phiếu nhứt trong số mười ứng cử viên đăng kí, nên đưọc ứng cử tiếp trong vòng hai. Không ở như Hoa kì, hai ứng cử viên đều do Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ chỉ định.

(2) Xem: Trần Thiện-Đạo, Trở cờ (trên mạng Hợp lưu online, ngày 26/04/2012).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89840)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75460)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103535)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86953)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92459)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109098)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84181)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83228)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75557)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80517)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.