- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hợp Lưu 116

28 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 94307)

lg_thutoasoan-thumbnail

 

 

Hợp Lưu 116 với tranh bìa Biến khúc tháng 11 của họa sĩ Đinh Cường được gởi đến quí độc giả và văn hữu như những bước chân đi qua mùa Đông để vào mùa Xuân nắng ấm, bằng những đổi thay, những hy vọng, để hướng về tương lai với những đều tốt đẹp. Tựa chuyện chuyển thể từ phim câm đến phim có tiếng nói, từ trang báo viết tay đến liên mạng toàn cầu. Chấp nhận đổi thay để sinh tồn. Hợp Lưu cũng thay đổi trong chiều hướng đó. Bắt đầu từ số nầy Hợp Lưu sẽ phát hành mỗi 3 tháng 1 số in trên giấy và cập nhật đều đặn ở trang nhà của Tạp Chí Hợp Lưu để độc giả dễ dàng truy cập, duy chỉ có một điều không thay đổi, đó là giá trị của những bài vở trong từng số báo của Hợp Lưu.

 

Hợp Lưu 116 được bắt đầu với bài biên khảo của sử gia Vũ Ngự Chiêu về Nhà Hồng Bàng (2879-258 TTL) một bài viết mà tác giả đã bỏ công nghiên cứu nhiều năm trong cuộc đời sử học của ông với lời kết: Ngoại trừ trường hợp có những khám phá đặc biệt nào đó trong ngành khảo cổ học, các nhà cổ sử của thế kỷ XXI chỉ có thể nhìn về núi Hùng với sự bất lực ở nhận thức rằng có lẽ nhà Hồng Bàng mãi mãi là một thứ “dĩ nghi, truyền nghi.” Trong phần nghiên cứu về thi ca, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích với bài viết mới về đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương hay là vấn -đề liên-bản với hy vọng sẽ mở rộng cuộc đối thoại về vấn đề nầy. Và nhà phê bình Thụy Khuê với bài nhận định mới về nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940).

 

Hợp Lưu 116 có hai bài phỏng vấn đặc biệt: Nguyễn Thị Hợp, nỗi sợ hãi của một họa sỹ là sự lập lại … do Lưu Diệu Vân thực hiện. Vài phút với nhà văn Song Thao… do Lương Thư Trung thực hiện. Bên cạnh đó là tùy bút của Nam Dao về mùa xuân nhớ hai kẻ nòi tình, Đinh Cường viết về nhà thơ Kim Tuấn và những ngày tháng cũ. Sáng tác văn xuôi có Nguyễn Xuân Tường Vy, Âu Thị Phục An, Bùi Ngọc Khôi, Trần Trung Sáng và Hoàng Chính… mỗi người một vẻ, mỗi tác phẩm là một san sẻ của người viết gởi đến bạn đọc một cách trang trọng. Riêng Lữ Thị Mai đã tiến một bước khá xa với truyện ngắn Xương rồng cô đơn. Phần thi ca được nở rộ như hoa xuân với những thi phẩm của các thi sĩ đương đại như Lý Thừa Nghiệp, Thái Tú Hạp, Vũ Thùy Hạnh, Du Tử Lê, Inrasara, Lữ Quỳnh, Trần Thiên Thị, Trần Trọng Dương, Trịnh Hải Yến, Phan Việt Thủy, Trần Mộng Tú, Nguyễn Đông Giang, Nguyễn Thị Khánh Minh, Phan Ni Tấn… Mục thường xuyên Mạn đàm văn học với Trần Thiện Đạo, Phiếm luận với Song Thao, Tin sách với Vũ Thúy Vi, Mục đọc sách là Lê Vương Ngọc viết về tùy bút Du Tử Lê: Trên Ngọn Tình Sầu vừa mới được xuất bản.

 

Hợp Lưu 116 hân hạnh giới thiệu những người viết mới đến với quí độc giả và văn hữu kỳ nầy là Phạm Phương với Hoa cúc quỳ không bao giờ chết, Nguyễn Phương Liên, với Chú Biên, và những bài thơ của Lưu Thị Bạch Liễu.

 

Bắt đầu từ tháng 4-2012, Số điện thoại liên lạc của Tạp Chí Hợp Lưu là: 714- 381-8780, địa chỉ tòa soạn và email không thay đổi. Kính chúc quí văn hữu và quí độc giả một mùa xuân an bình cùng nhiều sức khỏe. Hẹn gặp lại quí vị trong Hợp Lưu số mùa Hè 2012 (tháng 4-5 & 6) với sự góp mặt của nhiều văn thi hữu trong và ngoài nước.

 

Tạp Chí Hợp Lưu

MỤC LỤC HỢP LƯU 116

 

3/Thư tòa soạn 5/VŨ NGỰ CHIÊU: Nhà Hồng Bàng (2879-258 TTL) 55/ LÝ THỪA NGHIỆP: Tháng Chạp Viết Ở Melbourne 56/ THỤY KHUÊ: Hàn Mặc Tử (1912-1940) 87/ THÁI TÚ HẠP: bầy hạc rong chơi 90/ NGUYỄN NGỌC BÍCH: Về một đặc-điểm ... 106/ VŨ THÙY HẠNH: Mẹ Yêu 108/ NGUYỄN THỊ HỢP: nỗi sợ hãi của một họa sỹ … / LƯU DIỆU VÂN thực hiện phỏng vấn 116/ DU TỬ LÊ: thực phẩm (chờ chế biến). 118/ INRASARA : Thời gian của một lời xin lỗi  120/ LỮ QUỲNH: Những trái thông ... 121/ LỮ THỊ MAI: Xương rồng cô đơn 128/ TRẦN THIÊN THỊ: ngày sinh của hoa 130/ NGUYỄN XUÂN TƯỜNG VY: Thung Lũng Mù 138/ TRẦN TRỌNG DƯƠNG: Trong quán bia / Thèm yêu... 141/ÂU THỊ PHỤC AN : Giường xuân 146/TRỊNH HẢI YẾN: Mùa đông nào cho em…148/ ĐINH CƯỜNG: Kim Tuấn, chiều đông nào nhung nhớ 157/ PHAN VIỆT THỦY : Cành mai cho người yêu dấu 158/ TRẦN MỘNG TÚ: Luân Vũ Xuân 159/ NGUYỄN ĐÔNG GIANG: Xuân nầy, buồn nỗi tình xa 160/ NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH: Mùa Xuân Mưa 162/ BÙI NGỌC KHÔI: Thất hẹn 177/ NAM DAO: Nhân Mùa Xuân, nhớ hai kẻ nòi tình 186/ PHAN NI TẤN: Dứt Tình Tại Bậu 188/ TRẦN TRUNG SÁNG : Ga nhỏ 194/LƯU THỊ BẠCH LIỄU:Khúc ngày 1...198/ PHẠM PHƯƠNG: Hoa cúc quỳ không bao giờ chết 209/ HOÀNG CHÍNH: Nỗi khát khao trong lòng tên thảo khấu 223/ NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN: Chú Biên 228/ LÊ VƯƠNG NGỌC: Tùy bút Du Tử Lê 2011... 234/ Vài phút với nhà văn SONG THAO ... Lương Thư Trung thực hiện 248/ Phiếm luận: SONG THAO phụ trách 257/ Mạn đàm văn học: TRẦN THIỆN ĐẠO 270/ Tin Sách: VŨ THUÝ VI phụ trách.

 

Tranh bìa:

Biến khúc tháng 11 - tranh Đinh Cường

Ảnh trang 1: / Tranh Nguyễn Thị Hợp


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 112665)
K hông còn gọi là vũ khí, một khẩu colt giữa điệp trùng AK chỉ còn để yên tâm biết trong tay có bạn giữa mịt mùng núi rừng không tìm ra lối đi
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 78434)
... D ạo ấy tôi là người yêu của lính. Ban đầu là thiếu úy thông dịch viên chiến trường, xong tụt xuống chuẩn úy Quân Trường Thủ Đức, rồi leo lên trung úy Quân Y, chặp sau đại úy Hải Quân, cuối cùng trở lại hàm thiếu úy binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. [...] Mấy tay này, tiếc thay, chết như sung rụng. Tôi ôm nỗi buồn góa phụ cô đơn rên rỉ nhạc Trịnh anh nằm xuống sau một lần đã đến đây ...
02 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111425)
l úc chúng mình cùng ưu tư chung một đoạn cuối tiếng ve rền nuối tiếc em lẩm cẩm hỏi về điều kỳ diệu của mùa xuân tôi vội nén lại một mùa xuân thất sủng...
01 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 78957)
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 91684)
C on gái lớn của chúng tôi lấy chồng đã nhiều năm, có hai con. Ông bà thông gia theo đạo Phật. Ông là cư sĩ của một đạo tràng và ăn chay trường từ mấy chục năm qua. Vốn là một dược sĩ, nhưng ông lại nghiên cứu về đạo Phật và có bằng cử nhân Phật Học của trường đại học Vạn Hạnh, Saigon. Kỳ nào có ông đến giảng pháp lý là được nhiều người đến đón nghe. Chúng tôi không phải Phật tử thuần thành, nhưng mỗi năm cũng đi chùa mươi lần và ít khi bỏ lễ Giao Thừa trong đêm trừ tịch.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 97276)
T ôi sinh năm 1991 — năm Liên Xô tan rã, người bố quân nhân oai hùng của tôi phải rời quân ngũ vì có người thân vượt biên, hoen ố lí lịch trong sạch mấy đời bần nông của gia đình.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 113672)
(tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang) đ à lạt của một thời mệt nhọc một thời chiến tranh đi qua tuổi trẻ việt nam những đêm thức trắng
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 89622)
L ời tác giả : Viết Ký ức Hà Nội, tôi xem như là một sự đối thoại với Hà Nội, ba mươi sáu phố phường của chị Ban Mai. Cái nhìn của tác giả Ban Mai là của một người phương Nam về Hà Nội với nhiều suy nghĩ và ưu tư. Còn tôi, là cái nhìn của một người trẻ đã từng sống và học tập ở đây...
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 99071)
T ôi và nhà thơ Trần Hữu Dũng hiện lưu giữ khoảng 200 số tạp chí Văn, nói không phải “khoe”, đó là một số lượng không phải nhỏ. Có người gạ mua với giá cao, nhưng tôi không bán, bạn tôi tiến sỹ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu yêu đồ cổ nói bán làm gì; dĩ nhiên có thể copy lại để lưu giữ, tuy vậy đọc bản chính vẫn sướng hơn.
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 120234)
Đ ời sống có khoảng nào cho riêng em Cho chiều nắng dịu dàng như lụa Tất cả lấp lánh sáng Tranh vẽ cũng cần màu nóng màu lạnh Em chọn màu bí ẩn mộng mơ...