- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Những Ngày 30 Tháng 1 Trong Lịch Sử

30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 104085)

 

gandhi 

 Mohandas Karamchand Gandhi


Ngày 30 tháng Giêng năm 1948, một tên sát thủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu đã sát hại nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần Ấn Độ là ông Mohandas Karamchand Gandhi. Ông bị bắn ba phát đạn vào ngực và bụng trong khi đang trên đường đến nhà thờ để đọc lời cầu nguyện hàng ngày. Tên sát thủ là Narayan Vinayak Gadse đã bị bắt ngay lập tức và bị đưa vào nhà giam. Bị suy yếu do tuyệt thực để phản đối trong thời gian trước đó, nhà lãnh đạo 78 tuổi của Ấn Độ đã qua đời nửa tiếng đồng hồ sau đó. 

Ông Mohandas Karamchand Gandhi là một anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ, với sự ủng hộ của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông Gandhi phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lý bất bạo lực được ông đề xướng đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong nước và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào vận động Quyền Công dân tại Hoa Kỳ, được dẫn đầu bởi mục sư Martin Luther King Jr..

 

Kỷ Niệm Ngày Ra Đi Của Bà Coretta Scott King Nhà Hoạt Động Nhân Quyền

 

coretta_scott_king

Ngày 30 tháng Giêng năm 2006, nhà hoạt động nhân quyền đồng thời là vợ của mục sư Martin Luther King Jr., bà Coretta Scott King qua đời ở tuổi 78. Trước đó bà bị một cơn đột quỵ và một cơn nhồi máu cơ tim nhẹ. Sau khi chồng bà là mục sư Martin Luther King Jr. mất đi, bà bước theo con đường đấu tranh của chồng, trở thành một nhà hoạt động nhân quyền, diễn thuyết về các vấn đề công lý , bình đẳng và thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình. Vào năm chồng bà bị ám sát chết, bà thành lập tổ chức mang tên King Center ở thành phố Atlanta tiểu bang Georgia. Bà cũng cho xuất bản cuốn hồi ký mang tên Cuộc Đời Tôi Với Martin Luther King, Jr.. Vào ngày tổ chức tang lễ cho bà Coretta Scott King, lá cờ rũ được treo lên ở phía trước King Center.

 


 TET OFFENSIVE

 

tet_mau_than_0Ngày 30 tháng Giêng năm 1968, bộ đội Cộng sản Bắc Việt đã phát động một cuộc tổng tấn công bất ngờ vào các thành phố lớn của miền Nam Việt Nam. Hôm đó là ngày mùng 1 Tết Âm lịch. Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đồng loạt diễn ra trên khắp 6 thành phố lớn, 44 thị xã, và hàng trăm quân lỵ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Bộ đội Cộng sản Bắc Việt sử dụng nhiều loại vũ khí hạng nặng, không chỉ tấn công vào căn cứ quân sự và sân bay, mà còn nã súng và pháo kích vào các khu vực dân sự, giết chết rất nhiều thường dân, đặc biệt là ở thành phố Huế thuộc miền Trung Việt Nam. 

Chỉ trong vòng ba ngày từ mùng 1 Tết đến mùng 3 Tết, con số thiệt hại của bộ đội Cộng sản là 21,330 người, phía đồng minh là 1,169 người, phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa là 4,950 người. Mặc dù điểm quan trọng của cuộc tổng tấn công này là sự bất ngờ, vài tuần sau Thủy quân Lục chiến của Hoa Kỳ đã có mặt và chặn đứng mọi âm mưu xâm lược miền Nam Việt Nam của Cộng sản Bắc Việt. 5 năm sau, hiệp định hòa bình Việt Nam được ký kết tại Paris vào ngày 27 tháng Giêng năm 1973.

SBTN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116853)
Sông như lọn tóc dài cầu gầy như cánh tay Sa Lung ga chờ anh vời vợi con tàu qua rất vội như là trốn chạy nhau
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94090)
Khảo sát trên những văn bản tác phẩm của Trần Vũ, tôi thu được một kết quả khá thú vị: có tổng số 13 trên 27 truyện ngắn mà trong đó có sự hiện diện hình ảnh của những cơn mưa. Điều này đủ để nói lên rằng mưa chiếm một vị trí nhất định trong ký ức của anh ― có thể nói gần như một nỗi ám ảnh.
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86360)
Tôi biết Huệ đã lâu. Từ lúc Huệ còn niên thiếu, những trận mưa rào còn bất chợt đổ về qua qua ấp Tây Sơn, thứ mưa nóng và ẩm của vùng Qui Nhơn sỏi đá. Suốt quãng đời niên thiếu, hình như Huệ chỉ đi chơi xa có hai lần. Một lần lên Phú Xuân và một lần bơi xuồng băng ngang đầm Thị Nại.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90938)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 89074)
TCHL xin giới thiệu một biên khảo mới của GS. Nguyễn Phạm Hùng tại Đại học Quốc gia Hà Nội về Nguyễn Công Trứ, dưới mắt nhìn mới, khác biệt với thành kiến bấy lâu.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88966)
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 115580)
B ài thơ anh viết lại nhiều lần Ao ước xoá đi niềm đau giữa hai hàng chữ Nhưng làm sao nói lời tỏ tình Với những điều không thật...
11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116525)
đếm những bước chân tá túc ở xứ lạ bằng nỗi chật hẹp tù túng nơi quê nhà, mùa xuân trước tôi thấy thênh thang một nỗi buồn, khập khễnh (em đi bên cạnh, rất xa, những chân trần, thui chột gót hồn nhiên)
09 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84636)
Là một dân tộc đã có ít nhất ngàn năm lịch sử thành văn, từng nhiều phen đổ xương máu để bảo vệ chủ quyền của mình và đồng thời mở mang bờ cõi về phía Nam, từ đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu chiêm nghiệm lý do thất bại của các phong trào Cần Vương, Văn Thân v... v...
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98450)
Nguyễn Trung, để đi đến Xám Trắng Đen năm nay hay Bảng Đen năm 2004 là cả một chuổi dài rượt nà theo nghệ thuật. Kể từ những năm năm mươi tại Đàm trường viễn kiến của Nguyễn đức Quỳnh, những năm sáu mươi ký Anh Oanh viết phê bình mỹ thuật trên Văn Nghệ chủ nhiệm Lý Hoàng Phong, thư ký toà soạn Ngọc Dũng, trị sự Phí Ích Nghiễm (Dương Nghiễm Mậu )...