Mohandas Karamchand Gandhi
Ngày 30 tháng Giêng năm 1948, một tên sát thủ theo chủ nghĩa dân tộc
Hindu đã sát hại nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần Ấn Độ là ông Mohandas
Karamchand Gandhi. Ông bị bắn ba phát đạn vào ngực và bụng trong khi đang trên
đường đến nhà thờ để đọc lời cầu nguyện hàng ngày. Tên sát thủ là Narayan
Vinayak Gadse đã bị bắt ngay lập tức và bị đưa vào nhà giam. Bị suy yếu do
tuyệt thực để phản đối trong thời gian trước đó, nhà lãnh đạo 78 tuổi của Ấn Độ
đã qua đời nửa tiếng đồng hồ sau đó.
Ông Mohandas
Karamchand Gandhi là một anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến
chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ, với sự ủng hộ
của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông Gandhi phản đối tất cả các
hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức
tối cao. Nguyên lý bất bạo lực được ông đề xướng đã ảnh hưởng đến các phong
trào đấu tranh bất bạo động trong nước và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm
phong trào vận động Quyền Công dân tại Hoa Kỳ, được dẫn đầu bởi mục sư Martin
Luther King Jr..
Kỷ Niệm Ngày Ra Đi Của Bà Coretta Scott King Nhà Hoạt Động Nhân Quyền
Ngày 30 tháng Giêng năm 2006, nhà hoạt động nhân quyền đồng thời là vợ của mục sư Martin Luther King Jr., bà Coretta Scott King qua đời ở tuổi 78. Trước đó bà bị một cơn đột quỵ và một cơn nhồi máu cơ tim nhẹ. Sau khi chồng bà là mục sư Martin Luther King Jr. mất đi, bà bước theo con đường đấu tranh của chồng, trở thành một nhà hoạt động nhân quyền, diễn thuyết về các vấn đề công lý , bình đẳng và thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình. Vào năm chồng bà bị ám sát chết, bà thành lập tổ chức mang tên King Center ở thành phố Atlanta tiểu bang Georgia. Bà cũng cho xuất bản cuốn hồi ký mang tên Cuộc Đời Tôi Với Martin Luther King, Jr.. Vào ngày tổ chức tang lễ cho bà Coretta Scott King, lá cờ rũ được treo lên ở phía trước King Center.
TET OFFENSIVE
Ngày 30 tháng Giêng năm 1968, bộ đội Cộng sản Bắc Việt đã phát động một
cuộc tổng tấn công bất ngờ vào các thành phố lớn của miền Nam Việt Nam.
Hôm đó là ngày mùng 1 Tết Âm lịch. Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đồng loạt
diễn ra trên khắp 6 thành phố lớn, 44 thị xã, và hàng trăm quân lỵ của chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa. Bộ đội Cộng sản Bắc Việt sử dụng nhiều loại vũ khí
hạng nặng, không chỉ tấn công vào căn cứ quân sự và sân bay, mà còn nã súng và
pháo kích vào các khu vực dân sự, giết chết rất nhiều thường dân, đặc biệt là ở
thành phố Huế thuộc miền Trung Việt Nam.
Chỉ trong vòng ba
ngày từ mùng 1 Tết đến mùng 3 Tết, con số thiệt hại của bộ đội Cộng sản là
21,330 người, phía đồng minh là 1,169 người, phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa là
4,950 người. Mặc dù điểm quan trọng của cuộc tổng tấn công này là sự bất ngờ,
vài tuần sau Thủy quân Lục chiến của Hoa Kỳ đã có mặt và chặn đứng mọi âm mưu
xâm lược miền Nam Việt Nam của Cộng sản Bắc Việt. 5 năm sau, hiệp định hòa bình
Việt Nam được ký kết tại Paris vào ngày 27 tháng
Giêng năm 1973.
SBTN