- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Việt Nam Center Được Tài Trợ Gần 150 Ngàn Để Đưa Sưu Tập Tù Nhân Chính Trị VN Lên Thư Viện Điện Tử Quốc Gia

17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93149)

Ủy Ban Xuất Bản Sử Liệu & Tài Liệu Quốc Gia vừa công bố

Việt Nam Center Được Tài Trợ Gần 150 Ngàn Mỹ Kim Để Đưa
Sưu Tập Tù Nhân Chính Trị VN Lên Thư Viện Điện Tử Quốc Gia

  • Hội VAHF và Vietnam Center đã hợp tác làm việc từ năm 2005
  • Bộ Sưu tập là một tài liệu phản bác mạnh mẽ trước những xuyên tạc của CSV

 

AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.

Cô Ann Mallett, quản thủ thư khố tại Vietnam Center, chuyên trách về bộ sưu tập này trong bức điện thư ngắn gọn gửi cho hội VAHF đã cho biết: với ngân khoản kể trên, Việt Nam Center sẽ làm việc trong 3 năm và sau khi hoàn tất, độc gỉa trên toàn thế giới sẽ có thể nghiên cứu tham khảo qua mạng lưới điện tử của Việt Nam Center cũng như của Thư Viện Quốc Hội (Library of Congress) và của hội VAHF về sự thật về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam sau năm 1975.

Cũng nên nhắc lại bộ sưu tập này bao gồm phần lớn là tài liệu của hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (FVPPA) tranh đấu trong khoảng 30 năm. Những tài liệu bao gồm những hồ sơ xin định cư của khoảng trên 12,000 gia đình cựu tù nhân, những văn thư của hôi FVPPA vận động với 6 đời tổng thống Hoa kỳ, với Quốc hội Hoa kỳ, với những quốc gia tự do khác như chính phủ Pháp, Anh, Thuỵ sĩ, hoặc các hội Ân xá quốc tế, các hội thiện nguyên trên toàn thế giới, hoặc những là thư từ kêu cứu đau thương của tù nhân viết từ trong nhà tù, hoặc của gia đình họ nói lên tinh trạng khốn cùng của tù nhân trong những nhà tù khổ sai tại Việt Nam. Những tài liệu quý giá này đã được Bà Khúc Minh Thơ và hội viên gìn giữ, bảo quản và đã chuyển sang cho Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam năm 2004. Sau đó, hội VAHF đã ký văn jiện hợp tác với Vietnam Center để đưa bộ sưu tập quan trọng này vào thư viện lịch sử của Hoa kỳ.

Tháng 5 năm 2008, hội VAHF và Vietnam Center đã có một buổi lễ khánh thành Bộ sưu tập này để giới thiệu tới các sử gia, nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh và công chúng Hoa kỳ. Từ đó cho đến nay, độc giả có thể xem một phần của bộ Sưu tập này qua mạng lưới điện tử qua link:

http://www.vietnam.ttu.edu/vahp/fvppa.htm


Tuy nhiên, nếu muốn xem toàn bộ bộ sưu tập này thì người nghiên cứu phải đến tận Vietnam Center tại đại học Texas Tech thuộc thành phố Lubbock, Texas. Dù vậy, theo cô Ann Mallett, trong bài tường trình về thành quả của bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Việt Nam, thì sau hơn ba năm ra mắt đã có hàng ngàn sử gia, học giả, tác giả, sinh viên học sinh từ khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam đã đến đây để đọc và nghiên cứu. Có 17 người tham khảo bộ Sưu tập này cho luận án tiến sĩ hoặc cao học. Một số luật sư cũng đã tham khảo bộ sưu tập này để tranh cãi cho thân chủ của họ trước toà. Một số khác trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như cựu chiến binh Hoa kỳ từng tham chiến tại Việt Nam đã dùng bộ sưu tập này để tìm ra những thân nhân, bạn bè, chiến hữu của họ.

“Đây là một tin vui cho cộng đồng Việt Nam vì với ngân khoản kể trên, Vietnam Center sẽ hoàn tất việc đem những tài liệu quan trọng này lên mạng toàn cầu để thế giới hiểu được miền Nam Việt Nam đã bị CSVN đối xử ngược đãi ra sao sau khi chiến tranh đã chấm dứt và hoà bình đã vãn hồi,” Bà Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF, đã cho biết. “Tài liệu này cũng là những phản bác mạnh mẽ đối với những trang sử gian trá mà nhóm sử gia phản chiến cùng với CSVN hợp tác để bóp méo lịch sử và bôi đen chính nghiã của người Việt quốc gia yêu chuộng tự do.”

Được biết, hội VAHF được thành lập từ năm 2004, với mục đích sưu tầm, gìn giữ, quảng bá và biểu dương văn hoá và lịch sử người Mỹ gốc Việt. Mục tiêu và môi trường hoạt động của hội là học đường Hoa kỳ. Hội đã hoàn thành được hai bộ sưu tập; Bước chân đầu tiên của người Việt tại Guam (2006), Tù Nhân Chính Trị VN (2008). Đặc biệt, hội đang hợp tác với University of Texas tại Austin và Tổng hội Sinh Viên VN tại Hoa kỳ và Canada (Union of North American Vietnamese Student Associations – uNAVSA) để thực hiện bộ sưu tập lớn nhất bao gồm tất cả các đợt di dân của người Việt vào Mỹ.

Riêng về bộ sưu tập 500 Lịch sử Phỏng vấn, hội đã hoàn thành trên 500 cuộc phỏng vấn tại sáu thành phố nơi có nhiều người Việt định cư. Hội đang cần sự trợ giúp về tài chánh để hoàn tất việc chuyển ngữ, phiên dịch, đưa các tài liệu lên thư viện điện tử, viết thành sách, và làm một phim tài liệu để giới thiệu tới người Mỹ và các cộng đồng bạn về lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Việt.

Mọi liên lạc, đóng góp xin thư về: VAHF, P.O. Box: 29534, Austin, TX 78734. Email: info@vietnameseamerican.org. [VAHF, 01/2012]

 

HÌNH ẢNH:

vahf-vnc-fvppa-01-content 

 

Một khung cảnh trong buổi khai mạc bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Việt Nam tại Vietnam Center, University of Texas Tech, Lubbock, tháng 5, 2008. Ngồi hàng đầu, từ trái, ông Lê Hoàng Ân, cựu tù nhân chính trị và giám đốc chương trình SHARE của VAHF; cô Ann Mallett, quản thủ bộ Sưu tập Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Vietnam Center, bà Khúc Minh Thơ, cựu chủ tịch hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam; và Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF. (Ảnh Vietnam Center)

vahf-vnc-fvppa-02-content

 

Bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Vietnam gồm trên 200,000 trang tài liệu và hình ảnh, chiếm hơn một phần ba của tầng lầu thứ ba của Vietnam Center tại đại học Texas Tech, thuộc thành phố Lubbock, Texas (Ảnh VAHF)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 191429)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84270)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 113884)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84055)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 95583)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92045)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 99641)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.
30 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 82495)
Khi chúng ta đã thôi nhau anh mới chợt nhận ra Rằng mùa thu đổi sắc lá thành màu mái tóc em Tròn như một vòng trong xoắn ốc như bánh xe trong bánh xe Không kết thúc hoặc bắt đầu trên guồng quay không dứt
20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 105889)
Nơi dòng sông mang dáng hình loang đường chỉ tay buổi chiều như tôi và em đã mơ rồi cùng gặp lại ở một nơi nào đó bậc cầu thang lặng câm nước của ngàn năm Thác Bạc hình như em khóc! lừng lững trên cao tóc cội buông dòng
23 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 104022)
Ta đang sống trong thời đại của xin lỗi. Dù xin lỗi do động lực nào thì cũng phải nhìn nhận là người được xin lỗi cũng phần nào nguôi ngoai, và người xin lỗi cũng thấy nhẹ nhõm phần nào. Và đấy là bước đầu đưa tới hòa giải.