- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc
Lượt người xem
207,374

Lời nhắn gởi một thi sĩ / Những lời kinh đã cũ

26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 111348)


tanxuyenchi_nhungdieugiandi-content
 Tản xuyến chi / Photo Nhungdieugiandi



Lời nhắn gởi một thi sĩ

Cần gì phải viện dẫn đến những lời chứng dối
Khi đám đông nghe bài giảng trên núi chẳng chút động tâm
Khi quân gian đem gươm giáo bắt thầy mình như bắt kẻ cướp
Thì những lời chứng dối cũng chẳng ăn thua gì
 
Họ là những đầu mối tội lỗi?
Mà chúng ta vẫn yêu thương như Chúa vẫn yêu thương thế gian
Cho dù ngày nay chàng-nàng xa nhau
Hãy giữ cho mình ngọn lửa của những ngày đầu tiên
Và tiếp tục yêu nàng
Như yêu Giáo Hội
(mặc dù Nàng và Giáo Hội khác nhau xa)
Xin đừng nhầm lẫn-chàng thi sĩ dễ thương
 
Hễ mai kia mốt nọ có người khẽ hỏi
Cũng xin đừng khai thật bao yêu thương mù lòa
Có phải càng về giả chúng ta biết yêu thương đúng cách hơn
 
Hãy yêu nàng để nàng có dịp phản bội
Sá gì chút đớn đau vốn đã đếm không hết
Hãy nói anh-yêu-em (như yêu nhan sắc)
Có nhớ không,thì cũng như những canh bạc ta thua đậm tại một Casino nào đó
Có nhớ không :con thứ 13 phản bối
 
Hãy ngủ yên bằng cách nằm sấp lại
Hãy cầu nguyện cho nàng thêm 1 lần sang sông
Trước khi sang bên kia bờ,xin nàng đừng nhắc những câu môi miệng giả trá
Hãy khuyên nàng đừng giả vờ nhỏ những gịot nước mắt cá sấu
Xin nàng hãy phủi tay vô can như Phi-la-tô
Hỡi chàng thi sĩ dễ thương
Hãy chúc nàng trăm năm phước hạnh


Những lời kinh đã cũ
 
Những hạt lúa chết đi sẽ có một đời sống mới
Những lời yêu đương cũ sẽ qua mau
Những đau đớn tưởng chừng còn đâu đó
Mà em sao vội vàng-vội vàng quá đỗi

Những tiên tri chả làm được trò trống gì ở xứ mình
Những tỏ tình của anh trai quê bên giếng đất
Nhũng gánh nước đêm trăng kĩu kịt
Mà em cũng bỏ anh hàng xóm để lấy chồng xa
 
Những dụ ngôn vang vang ngoài đồng vắng
Những toan tính lọc lừa đầy rẫy
Những rình rập bắt nộp người công chính
Những lời kinh cũ vẫn như có như không

Nếu chúng ta đóng kịp những chiếc tàu No-e
Chúng ta đặc biệt chở những cặp tình nhân qua cơn hồng thủy
Chắc họ sẽ có cơ hội yêu nhau
Này em bé gái ơi ! Hãy lớn mau để yêu người nam
 
Hãy cởi hết áo trong lẫn áo ngoài
Dù mùa cưới vẫn còn xa
Với những lời ngọt ngào trên đồi đất hứa
Em còn nhớ không những lời kinh đã cũ.
 
NGUYỄN ĐỨC BẠN
 
 
 
 
 
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 110242)
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 99471)
A nh đã lớn lên với những bát phở ở Hanoi, sau khi đất nước chia đôi, anh lại trưởng thành với những bát phở ở Saigon. Anh ăn phở gần như hàng ngày, tại những quán phở có tên tuổi như Tàu Bay, 79, Tương Lai, phở Hòa, Hòa Cựu... hay những xe phở đầu đường không ai cần nhớ tên và cũng chỉ gọi bằng những biệt danh, như các gánh phở ngày xưa.
22 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 90217)
N ếu không trì hoãn được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài ra sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long là không sao lường trước được. NGÔ THẾ VINH
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 103783)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.
16 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 92405)
N hìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp (dư) cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa.
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 97549)
S au nhiều năm bị giam cầm và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái lượng giá ảnh hưởng môi sinh...
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 113064)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88972)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 85019)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 100612)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...