- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Rồi sẽ tới

25 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 113388)
 dapvaomat

 (đoản khúc cho gót giày, mặt, biển đảo và nước mắt)

Gót giày đạp

 vào cái mặt một người

 một người yêu nước

 thân chăng bốn góc công an

 voi giầy

 ngựa xé

 chịu phận phanh thây

Chúng ta đang sống thế kỷ nào đây?

*

Kẻ ``canh cho dân ngủ``

 bằng dùi cui, roi điện

 ngủ đi

 ngủ yên

 ngủ đến độ chẳng bao giờ mở mắt

 ngủ đi, ngủ triền miên

 giấc cuối cùng không ai cần mộng mị

*

Trong khi những con sâu tràn qua biên giới

từ Cao, Bắc

 đến Tây Nguyên

 chúng lẳng lặng lẩn vào cơ thể mẹ hiền

 chúng phục xuống ẩn sâu trong não tủy

 chúng o bế đám tập đoàn kinh tế

 chúng đầu tư xây những nhà máy nhiệt điệt lỗi thời

 chúng mua tài nguyên và bán của chợ trời

 loại hàng tiêu dùng mạt hạng

 chúng rắp tâm bới lòng sông Hồng móc lấy than

 chúng đấu thầu những công trình, giá rẻ

 trúng thầu rồi nhưng để đó không làm

 chúng toa rập cướp đất dân oan

 chúng bắt ngư dân, sang đoạt thuyền bè, bằng đầu dao mũi súng.

 *

 Bây giờ,

 chúng đã rải hàng trăm hàng ngàn mầm mống

 gây căn ung thư toàn bộ

 từ óc xuống đến chân

 Những bộ óc nhão nhoét lương tâm

 Và những bàn chân mang giày

 đạp vào mặt người

 người yêu nước

 Những con người chỉ một niềm ao ước

 là giữ lấy quê hương

 ông cha mình để lại

 *

 Bây giờ,

 giờ chẩn bệnh

 Trái tim quê hương ta lỗ chỗ

 U ác vây U lành

Máu đen như cuồng lũ

 Còn máu đỏ?

 Lạnh tanh?

 U vô cảm đã lùa vào chân răng kẽ tóc?

 *

Bây giờ,

 đã qua chưa cái thời xin mưa móc

 xin thánh đế hồi tâm

 xin quí quan mở lượng thi ân

 đừng bán chui đất nước?

 *

 Bây giờ,

 nước mắt biển Đông mặn chát

 cái lưỡi bò liếm láp bước chân ta

 Thì anh ơi,

 chính anh phải giơ chân lên đạp

 không phải vào một khuôn mặt người yêu nước

 mà là đạp thẳng vào miệng lưỡi cường quyền

 Ta đừng hát khúc con Rồng cháu Tiên

 hát vui miệng và rồi quên quá khứ

 Ta đã từng có một lịch sử oai linh

 chẳng thể để lũ sâu vào đo đạc đất nước mình

 trồng trụ đồng Mã Viện

 trấn yểm phép Cao Biền

 Ta phải đạp nát đất đường qua Ba Đình

 đến thẳng dinh quan Thái Thú

 cùng nhau hô vang

 Việt Nam Việt Nam

 *

 Hà Nội ơi,

 chủ nhật ngày mai là lần thứ tám

 và tất cả những chủ nhật về sau

 Ta cùng đi

 bất chấp lũ kiêu binh

 Chúng đi giày

 chúng có đạp

 ta chỉ coi khinh

 ngửng cao đầu

 vững bước cùng nhau

 Ta đi tới

 *

 Các em ơi! Các anh ơi!

 và nhân loại công chính này ơi!

 Chúng ta lên đường

 Chúng ta cùng đi

 ta rồi sẽ tới!

 Ta đi tới,

 Vì ngày mai

 Ta đi tới

Nam Dao

23-07-2011

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 62070)
“… (Bệnh viện) Ung Bướu VN đã làm một điều quá tàn nhẫn với em là chuẩn đoán sai và phẫu thuật cẩu thả. bây giờ, mỗi khi nhìn xuống ngực mình là em rớt nước mắt. không biết nó đã cứu em hay đã giết chết em bằng 1 cách nào đó. em rất muốn gặp 1 người phụ nữ mất ngực để hỏi xem bằng cách nào mà họ vượt qua nỗi đau đó mà sống yên vui. em chưa thể...” ...Từ chỗ nằm gần như suốt ngày đêm, thư của Trang khiến tôi bật dậy..
18 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 72834)
L TS: Về quê xưa gặp người cũ là bức tranh tình cảm thơ mộng. Tuy nhiên, với vài trang viết ngắn Nguyễn Văn đã đưa câu chuyện thường tình của một thời đại phân ly bỗng mặn nước mắt và phũ phàng như những cơn mưa miền Trung. Chúng tôi trân trọng giới thiệu Tóc Mai Ngày Cũ , một sáng tác mới của Nguyễn Văn với quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu. Tạp Chí Hợp Lưu
15 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 52473)
Lời người dịch.  Đứa con gái đồng hoang (La fanciulla della Pampa) dịch từ nguyên bản Ý ngữ là một trong bảy truyện ngắn trong tập truyện Sette donne intorno al mondo (Bảy người phụ nữ vòng quanh thế giới) của Arnaldo Fraccaroli, một nhà văn kiêm nhà báo và diễn viên hí viện Ý vào thời đầu cho đến giữa thế kỷ 20.
08 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 32549)
Đ ã 40 năm trôi qua, kể từ mùa Xuân-Hè rực lửa 1972. Trận đánh còn to hơn Điện Biên Phủ 1954 này—thí dụ như sử dụng tới hơn 90,000 quân, so với 40,000 trong trận Điện Biên Phủ—chưa được nghiên cứu tường tận. Một trong những lý do chính là tài liệu ; chính xác hơn, thiếu tài liệu khả tín, và quá nhiều cung văn hay đào mộ. Trận chiến Quốc-Cộng 1945-1975 là một trận chiến bị ô nhiễm nặng hệ tuyên truyền ...
14 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 76835)
M ùa xuân vừa chạm ngõ đã nghe buồn qua tay em đang làm chi đó? ngày trôi như dấu ngày
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 74462)
T a đuổi bắt ước mơ cùng chân thật Đời không vui tiếc mãi một nụ cười Mùa xuân ơi em hiền như nắng mới Chạy loanh quanh cũng chỉ một vòng tròn.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 75261)
C hẳng thể nào thay đổi được Dù nhiều lần anh tự dối Bằng những câu thơ đêm anh viết vội Ôi chao, xuân thênh thang như cánh quỳnh hoa Sao đêm lại buồn như thế...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 55690)
Con đường thơ của Nguyễn Lãm Thắng có nhiều bước chuyển. Sau “Điệp ngữ tình”, “Giấc mơ buổi sáng” (333 bài thơ thiếu nhi), anh thử nghiệm, gieo hạt giống thơ của mình vào thế trận khác: thế trận đời. Thế trận này đã đánh dấu tiếng nói riêng cho “họng đêm” [ *] trong hành trình sáng - tạo - thi ca của anh. Anh gần như đoạn tuyệt hẳn cái nhìn trong trẻo của “Điệp ngữ tình”, cái hồn nhiên thơ trẻ của “Giấc mơ buổi sáng” để ném vào “họng đêm” cái nhìn từ góc độ người mù và “có thể nói nhiều về điều không thể nói”.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65181)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 53531)
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...