Buồn dùm tôi mỗi năm một tháng tư Tháng tư đau cả một miền đất nước Máu xương khô vất bên đường xuôi ngược Hành phương Nam tang trắng quấn xuôi dòng
Tiếng kêu thương tựa sóng gầm biển động Núi rừng sâu mưa mất hút lạc loài Súng tay buông, lòng còn như níu lại Ngóng bên trời cùng khắp những oan khiên
Nửa miếng cơm dở chừng ta khấn nguyện Hồn linh thiêng theo mấy ải đèo bồng Nợ núi sông, đường còn xa trước mặt Đời chỉ như hơi thở ngắn sau cùng
Đêm là đêm cầu giấc ngủ mông lung Đêm như thể đổi ban ngày trận địa Mắt trẻ thơ mở trừng theo tiếng pháo Bao vong hồn vất vưỡng những vì sao
Đường giang sơn tô đậm nét máu đào Ai chấm phá bức tranh màu ly tán? Những đóa hoa nở trên đầu lửa đạn Sao nguội lòng từng giọt chảy trăm năm ?
Đã lâu lắm một mùa tang sâu thẳm Vọng bên lòng buồn cố xứ quẩn quanh Người là Em? Những mồ hoang cô quạnh Biết tìm đâu mẩu đất máu tạ từ
Nhớ dùm tôi mỗi năm một tháng tư Tháng tư đau mối tình ta vĩnh biệt Đời phù vân, Anh làm mây thua thiệt Thời Nam Mô, lòng lắng dựa trăng rằm
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm
một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ
được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói
với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói
thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn
lên con sẽ hiểu ”.
T rong thế giới " không có vua ", cha con, anh em gầm gừ, chửi bới, cạnh khóe,
cấu xé nhau, không tiếc lời nanh độc giành cho nhau; em "sòng phẳng"
trả "tiền công" cắt tóc cho anh trai; cha chồng nhìn trộm con dâu
tắm, em chồng ngang nhiên sàm sỡ, đòi ngủ với chị dâu; con giơ tay biểu quyết để
cha chết...
Đ ây là
bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới” . Bài thứ nhất,
như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do
nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau
hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch
trong vòng nửa thế kỷ tới.( Ngô Thế Vinh )
C hủ nhật ngày 1 tháng
5, 2011[...]Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành
viên trong ban an ninh quốc gia theo giõi, qua "hệ thống truyền
hình riêng" (secure communications systems) tại
phòng hội (Situation Room) tại toà Bạch Ốc, cuộc đột kích của toán Navy SEAL
Team Six, dưới sự điều động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ Central Intelligence
Agency (CIA), vào sào huyệt của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, cách
Washington, D.C. trên 7,000 miles.
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi
nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải
xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại
Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một
thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
...T ại sao lại đặt
cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt
chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử.
Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai
lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không
cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các
công dân...
M ỗi chúng ta phải chỉ có một thứ thôi Yêu tổ quốc mình và yêu tự do là trên hết Hãy làm đi và xin đừng rên nữa Đớn đau quá nhiều và hèn kém đã ăn sâu.
...T hoắt đó họ ngã xuống, họ la làng, ông thầy_ngưng bắn rồi mà sao em chết. Thản nhiên. Cuồng nộ nếu có đã bị dìm vào thinh lặng, cuồng nộ trắng. Cái vô lý dửng dưng của Cao xuân Huy đứng bên
cái dằn vặt đớn đau tha thiết của Phan nhật Nam như hai mặt của một đồng tiền...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.