- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đọc Ngày của mẹ, cám ơn con của Nguyễn Xuân Tường Vy

22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 80610)

 

 phototranthaohien-content

 Photo by Thaohien

 

Thế giới này chật hơn trái tim người mẹ

(thơ Xuân Quỳnh)

 

Từ xưa đến nay, tình mẫu tử luôn là đề tài sáng tác vô tận cho thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung. Một cách tự nhiên, Nguyễn Xuân Tường Vy đã chinh phục độc giả bằng chính những dòng viết giản dị, chân thật về tình cảm muôn thuở ấy. Nhỏ xinh như một bài thơ trữ tình – Ngày của mẹ, cám ơn con của chị vừa xôn xao niềm hạnh phúc vừa lắng đọng nỗi thương yêu của tình mẫu tử. Đọc bài ký, những ai đã làm mẹ sẽ bắt gặp chính mình trong đó và những ai chưa làm mẹ sẽ thấu hiểu hơn công lao to lớn vô bờ của đấng sinh thành.

 

 ***

 

Con gái yêu của mẹ!

Không ngẫu nhiên mà Ngày của mẹ, cám ơn con mở ra bằng một tiếng gọi âu yếm, mến thương như thế ! Chỉ mấy chữ khiêm nhường nhưng lại chất chứa trong đó cả biển trời tình thương. Có thể nói, văn phẩm của Nguyễn Xuân Tường Vy trước hết là những trang nhật ký mà chị viết dành riêng cho thiên thần bé bỏng của mình và cho chính mình. Từ đây, những cung bậc cảm xúc của tình mẫu tử được chắp cánh, ùa vào trang văn thật nồng nàn tha thiết.

 

Với tác giả của Ngày của mẹ cám ơn con, mỗi một khoảnh khắc bên con là mỗi phút giây hạnh phúc không gì có thể đo đếm được. Chị yêu biết bao thời khắc con chào đời giữa “một ngày mùa đông lạnh buốt” và “xao xác gió”. Cái lạnh của đất trời, nỗi đau đớn của cơn vượt cạn vừa qua dường như không đáng kể gì so với niềm hạnh phúc ngập tràn khi nhìn thấy con : “ Con lành lặn, mạnh khoẻ, da căng hồng, tóc đen nhánh ”. Ngắm nhìn con trong giấc ngủ yên bình, từ đáy lòng chị muốn thổ lộ cho con hiểu rằng con có một vị trí lớn lao và quan trọng biết nhường nào : “ Con vừa chào đời đã có sức nặng đáng kể trong cuộc đời của mẹ. Con có biết con đã thay đổi thế giới của mẹ? ”.

 

Con có biết con đã thay đổi thế giới của mẹ? – nói với con hay tự nói với chính mình? Nguyễn Xuân Tường Vy đã không ngại ngần bộc bạch đến tận cùng nỗi yêu thương khi kể về những thay đổi lớn lao và kì diệu ngay từ giây phút đầu tiên thiên thần bé bỏng hiện diện trong cuộc sống của chị : “ Mẹ đã yêu con ngay từ giây phút đầu tiên con quẫy đạp trong bụng mẹ. Chín tháng mười ngày mẹ ấp ủ con ”.

 

Con là đề tài của những câu chuyện không bao giờ ngừng trên môi mẹ cha. Con có mặt trong từng thao thức dự đoán của mẹ cha mỗi ngày : “ Đặt tên cho con là gì? Con sẽ giống ai? Đôi mắt của bố và làn da của mẹ? ”. Con chưa chào đời, nhưng cha mẹ đã chuẩn bị rất nhiều thứ để chào đón con : “ Chọn loại nôi nào cho con? Gỗ sồi hay gỗ thông? Căn phòng con bố sơn màu hồng phấn. Những nàng tiên chấp chới đôi cánh mỏng đậu ở rèm cửa ”. Có con, mẹ chăm chút “dõi từng cử động, nâng niu từng giây phút mang con trong mình ”. Mẹ ghi nhớ từng đường nét trên cơ thể của con và cất giấu trong ngăn yêu thương nơi trái tim mình : “ Đôi mắt hí hoáy chưa mở, đôi môi đỏ xinh xắn, chiếc cổ tròn trĩnh núng nính ngấn, mười ngón tay bé bỏng, bàn chân tí hon chưa mang vừa chiếc vớ hồng mẹ mua ”. Có con, mẹ đã biết thế nào là sự bận rộn của một ngày “ dài hơn hai mươi bốn tiếng ”. Con khiến mẹ quên cả khái niệm thời gian và không gian …

 

Kỳ diệu biết bao là sự có mặt của con trong cuộc sống của mẹ !

 

Con là hoa trái kết tinh từ tình yêu thương của cha và mẹ : “ Con toàn bích như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Con tinh khôi tựa giọt sương long lanh trong vắt”. Con đẹp đẽ, vẹn tròn nhưng cũng rất mỏng manh, non nớt.

 

Dường như không có từ ngữ nào có thể diễn đạt được hết cảm xúc ngỡ ngàng của chị khi nhận thấy sự hiện diện của con. “ Bởi con, mẹ nhìn thấy sự toàn thiện của con người. Bởi con, mẹ làm chứng sự kỳ diệu của Thượng Đế ”. Từng câu từng chữ như được viết ra từ niềm hạnh phúc bất tận. Nhẹ nhàng và lắng đọng, tác giả đã dẫn dắt bạn đọc đi qua những rung động thấm thía của một điều giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa : “con đã thay đổi thế giới của mẹ ”.

 

Với người mẹ trẻ ấy, mỗi phút giây ở bên con đều tràn đầy niềm vui : “ Như một nụ hoa, mỗi ngày con hé mở một tí cho mẹ say mê. Những cánh hoa mịn màng trắng ngần làm cân bằng đời sống mẹ. […] Mẹ lặp đi lặp lại chữ “mẹ” nhiều lần cho quen. Mẹ hát đi hát lại chữ “con” nhiều lần cho thuộc. Chữ của yêu thương nở xoè trên môi mẹ tựa những đóa hoa”.

 

Nếu mỗi ngày mặt trời thiên nhiên đều tỏa ánh sáng để sưởi ấm và duy trì sự sống cho vạn vật trên thế gian thì con chính là mặt trời bé bỏng của riêng mẹ. Để ngày ngày con ban cho mẹ ánh sáng ấm áp của niềm vui khi mẹ chứng kiến “ con biết lẫy rồi biết bò ”, “ hãnh diện khi con tập tễnh những bước đi đầu đời ”sung sướng khi nghe con bi bô gọi bố gọi mẹ ”. Yêu biết bao mỗi ngày trôi qua, con thêm lớn khôn. Từng hành động, cử chỉ, cảm xúc của con khiến mẹ như luôn được sống trong niềm đam mê của những xúc cảm thương yêu bất tận : “Mẹ vui theo con. Mẹ buồn theo con. Nhẹ nhàng nhưng bền bỉ, con đã trói mẹ lại bằng một tình cảm thiêng liêng cao cả ”. hay “

 

Quên sao được ngày đầu tiên con đến trường - một ngày thu đầy nắng nhuộm vàng những chiếc lá phong trước nhà. “ Mẹ dẫn con đi học. Tay con nắm chặt tay mẹ không muốn rời. Con vào lớp, mẹ đứng lơ ngơ ở bãi đậu xe. Lòng mẹ cũng xôn xao, lo sợ như con. Thầy cô lạ, con của mẹ có bỡ ngỡ không? Mẹ bỗng muốn vào lớp cùng con, ngồi bên con cho đến ngày con khôn lớn. Con học một ngày, mẹ cũng học một ngày. Con làm bài tập mới, mẹ cũng ôn lại kiến thức cũ để giúp con”. Mỗi câu văn đều nặng trĩu tâm tình mà Nguyễn Xuân Tường Vy viết cho con với tất cả những rung động từ sâu thẳm trái tim. Ước mong mai này khi con lớn khôn, con sẽ hiểu nỗi lòng chị - nỗi lòng của người mẹ với những lo âu rất đỗi bình dị nhưng cũng rất chính đáng từ tình yêu con bao la.

 

Có con, đó là sự khích lệ nhắc chị phải nỗ lực sống hơn nữa. Không sợ gian khổ, không ngại hy sinh – chị sẽ làm tất cả vì con và cho con. Bởi nhờ có con, chị đã tìm ra mục đích của cuộc đời mình và thấu hiểu thế nào là hạnh phúc : “Từ ngày con chào đời, mẹ không còn sống cho riêng mình. Hạnh phúc chính là được sống và hy sinh cho những người mẹ yêu thương ”.

 

Và cũng từ con, chị thấy mình được sống lại “ những giấc mơ một thời thơ trẻ ”. Giấc mơ mang sắc tím mà chị “ yêu suốt thời niên thiếu ” cùng tiếng đàn dương cầm thánh thót vang vọng trong ký ức một thuở. Chưa hết, nụ hoa e ấp và bé bỏng ấy còn là chiếc cầu nối giúp chị tìm lại tuổi thơ đã mất. Một tuổi thơ êm đềm sớm bị đứt lìa, tan vỡ mà không sao hàn gắn lại được vì bị chia cắt bởi sự xa cách muôn trùng của không gian và thời gian : “ Mảnh rơi trong chiến tranh. Mảnh chìm xuống biển cả. Mảnh rớt ở trại tỵ nạn. Mảnh lạc loài dạt trên đất khách ”. Có con, những ký ức tưởng đã ngủ quên được đánh thức trong tâm trí của chị. Và những dự định chưa thành, chị gửi gắm vào giấc mơ tương lai của con mình.

 

Như một lẽ tự nhiên, khi những hân hoan hạnh phúc lắng đọng thì cũng là lúc những trăn trở lo âu trỗi dậy. Càng yêu con bao nhiêu, người mẹ trẻ ấy càng lo lắng khi nghĩ đến tương lai của con. Bởi rồi con chị sẽ lớn khôn và một ngày nào đó sẽ xa rời vòng tay của chị. Biết mình “không thể nào bao bọc con qua những thăng trầm trong cuộc sống” và cũng như “không thể bế con qua cạm bẫy của đời ” nhưng chị sẽ chuẩn bị tinh thần cho con. Và chị tin rằng những yêu thương của mình sẽ tiếp sức cho con để con có thể tự tin vững bước trên đường đời không ít chông gai.

 

 ***

Như những con sóng đến từ đại dương luôn vỗ bờ không ngừng nghỉ, như nước trong nguồn thanh khiết không bao giờ cạn vơi – tình thương con của tác giả Ngày của mẹ, cám ơn con cũng vậy. Văn phẩm khép lại trong những cảm xúc lắng đọng của lời thầm thì về một điều không bao giờ cũ theo thời gian : “ Mẹ yêu con ”. Ai bảo rằng Tường Vy đang làm văn. Không đúng đâu. Một cách giản dị, chị đang viết nhật ký cho con gái yêu của mình đó thôi. Không phải là thứ nhật ký thông thường mà là nhật ký của tình mẫu tử - của những thương yêu thiêng liêng cao cả vô ngần. Chị viết cho mình nhưng cũng là nói hộ tâm tình của biết bao nhiêu người mẹ như chị.

 

Quy luật của thời gian dù có khắc nghiệt đến đâu thì đó cũng không phải là trở ngại lớn nhất. Bởi những gì bền vững thì sẽ còn mãi với thời gian. Đọc Ngày của mẹ, cám ơn con của Nguyễn Xuân Tường Vy, cá nhân tôi tin như vậy. Bởi ít nhất bài ký đã cho tôi thấu hiểu một điều : một trong những tình cảm đẹp nhất của loài nguời – tình mẫu tử sẽ luôn vĩnh hằng, vượt ra ngoài mọi biên giới của thời gian.

 

 

 Nguyễn Hạnh Nguyên

 Hạ Long, tháng 1 – 2011

 

 


Ngày của mẹ, cám ơn con đăng trên website của tạp chí Hợp Lưu ngày 8 tháng 5 năm 2010

 http://www.hopluu.net/D_1-2_2-118_4-403_5-8_6-2_17-59_14-2/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 1473)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 2288)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 2261)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 4696)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 5536)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
05 Tháng Ba 20248:43 CH(Xem: 1215)
Em là sen Hồng thắm / Ngát hồn anh chiêm bao / Đêm dịu dàng xanh thẫm / Sen cười rất ngọt ngào
24 Tháng Hai 20242:39 CH(Xem: 2497)
Mà thơ. chấm. tới phẩy, nào / Dụi mắt. cắm một ngọn sào du dương / Không dưng / nghe một nạm buồn / Hai tay bụm lại / đầu nguồn thiết tha / Suối rất mệt giữa khe già / Tinh anh của đá / ném / xa / đường gần
14 Tháng Hai 20241:28 SA(Xem: 1798)
Tôi đưa tay gõ vào hư ảo / Chân lý mày đang trốn chỗ nào / Hóa ra đen đỏ hai màu áo / Chỉ để làm trò chơi khó nhau
14 Tháng Hai 20241:15 SA(Xem: 1235)
Này anh bạn – anh thấy không / Sự lộng lẫy không nhường chỗ cho điều gì hài hước / Chỉ tiếng nấc thanh xuân mềm yếu / Trên quảng trường nơi vũ hội đàn ông / Vỡ thành cơn địa chấn.
13 Tháng Hai 202411:57 CH(Xem: 1406)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.