Âm sắc lạnh tanh như huyệt địa truyền qua em những tần sóng vô hình
Anh Sản sinh ra triệu triệu nỗi buồn Và gởi chúng vào bóng tối Khấp khởi những nụ cười chồng chéo lên nụ cười Xô vào màn đêm Thành những bóng ma kì dị. Đuổi theo em
Em Người đàn bà sống dậy lúc nửa đêm icon bật sáng Lang thang trong thế giới ngôn từ Đi về bằng đôi chân giả Dối gạt nhau qua lũ hình nhân sặc sỡ Sắc màu
Em Chưa bao giờ đủ hận thù để kéo mình qua bóng tối khi những âm hưởng kia chỉ là cạm bẫy giăng mắc quanh em Như tấm lưới mang khuôn mặt của người đàn ông Được sinh ra để giữ một điều bí mật Cho riêng mình
Chúng ta Đuổi bắt nhau qua ảo ảnh . giận hờn nhau qua ảo ảnh chửi rủa nhau qua ảo ảnh
duy nhất một điều... không thể là ảo ảnh nếu tìm ra Hãy cất dùm em thật kỹ Nghe anh
Em chỉ muốn nhìn anh
Em muốn viết lên tay mình điều gì đó về anh Lại lưỡng lự, tần ngần….
Em muốn cắn thật sâu dấu răng để lại Trên môi anh Lại thận trọng, mắng mình ngu dại Nỡ lòng nào… Em muốn gào lên âm hưởng của ngày Trượt tới màn đêm Tiếng yêu anh,nằm trong thanh quản. chỉ chực chờ chắp cánh bay lên..
Em muốn soi đến tận cùng Để được ngắm linh hồn anh rời rã Nhưng tại sao ? tại sao ? Em chỉ lặng lẽ nhìn…
Tiếng trăm năm …giam giữ Và ảo tưởng dìm sâu tất cả Cháy rụi mọi thỉnh cầu … Em bơ vơ chìm vào bản ngã Dự cảm nào nhen nhóm tiếng xa nhau ..
g iá như
không có em xe rác
thành phố chắc sẽ mang tôi đi đến khu vực dành cho những bài thơ tứ cố vô thân lề đường
chỉ còn lác đác những mảnh vụn của giấy viết rơi rải từ
khe hở của xe rác cũ kỹ
LTS :
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Hoàng Thuỵ Anh hiện sống và làm việc tại
thành phố Đồng Hới. Chúng tôi trân trọng giới thiệu những bài viết của tác giả Hoàng Thuỵ Anh đến với quí văn hữu và bạn đọc của Hợp Lưu. TCHL
M ỗi
bài thơ là một trải nghiệm. 56 bài thơ trong “Cõi lặng” là 56 nỗi niềm. Những nỗi
niềm ấy gom lại kết nên một hồn thơ ưu tư, trăn trở. Sự trăn trở ấy cuồn cuộn
khi đón nhận hạnh phúc ngay chính cuộc đời trụi trần này. Nó đã làm nên linh
hồn, sức nặng của tập thơ: “Tôi đi mãi
vào sớm xuân/ Làm một người trắng nợ/ Thong dong mà mới mẻ/ Cầm tay và giã
từ...” (Thành phố, sớm xuân...).
N ỗi nhớ em mang cho
anh ngày vội vã Chẳng kịp nói dăm ba
câu Chuyến tàu lao nhanh
như kẻ trộm gặp lệnh truy nã Anh như tội phạm thuộc
về riêng em… Và lẩn khuất trong
dòng người tấp nập
Đ ến hôm nay, ngày 6 tháng 5, bức hình nay có tên là Situation
Room Photo, tự nó đã có đời sống riêng của nó, và người chụp vốn là nhiếp ảnh viên
chính thức của toà Bạch Ốc, đã hẳn không còn là cha tinh thần của nó nữa. Hàng
triệu người đã thấy nó, đã bị lôi cuốn, đã thích thú, đã soi bói, đã bàn luận và
phân tích, cả chất vấn, và mặc sức… hoán đổi (altered, hoặc tiếng nhà nghề là
photoshopped).
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những
bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay
càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ,
đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền
thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng
lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại.
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm
một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ
được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói
với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói
thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn
lên con sẽ hiểu ”.
T rong thế giới " không có vua ", cha con, anh em gầm gừ, chửi bới, cạnh khóe,
cấu xé nhau, không tiếc lời nanh độc giành cho nhau; em "sòng phẳng"
trả "tiền công" cắt tóc cho anh trai; cha chồng nhìn trộm con dâu
tắm, em chồng ngang nhiên sàm sỡ, đòi ngủ với chị dâu; con giơ tay biểu quyết để
cha chết...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.