- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chuyên đề Tạp chí Văn

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 96262)

Chuyên đề Tạp chí Văn

Nhiều Tác Giả

Chuyên đề Tạp chí VĂN với các bài viết của Thụy Khuê, Trần Thiện Đạo, Nguyễn Xuân Hoàng, Cao Thoại Châu, Trần Hoài Thư, Mang Viên Long, Ban Mai, Lê Văn Thiện, Kinh Dương Vương… sẽ được Văn Chương Việt giới thiệu trong 3 ngày liên tiếp từ 15 đến 17.2.2011. Đường dẫn (LINK) của Văn Chương Việt (http://www.vanchuongviet.org )


Sau chuyên đề về Tập san văn chương Ý THỨC, Văn Chương Việt hân hạnh được giới thiệu chuyên đề về Tạp chí Văn và chân dung những người đã dựng nên tờ tạp chí một thời vang bóng này.

 van_1-content

Bán nguyệt san Văn ra số đầu tiên vào ngày 1.1.1964 với chủ đề “Tuyển tập thơ văn”.

Số cuối cùng phát hành ở Sài Gòn mang tên Giai phẩm Văn có phần đặc biệt : “Văn học và nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại”

(Trang cuối tờ giai phẩm VĂN số này có ghi : "Giấy phép số 315/75/BVDCH/PHBCNT/ALP/GP. Sàigòn ngày 13-3-75. Phát hành ngày 26-3-1975. Số lượng in 6.000 cuốn.)*

Trong giai đoạn này, Văn do ông Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm, thư ký tòa soạn Trần Phong Giao.

Năm 1972, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng thay Trần Phong Giao trong vai trò thư ký toà soạn. Một năm sau, 1973, Mai Thảo về Văn cùng với Nguyễn Xuân Hoàng trông coi Văn. Năm 1974, do nhu cầu đời sống, Nguyễn Xuân Hoàng rời Văn, một mình Mai Thảo làm tiếp đến 30.4.1975.

Đến năm 1982, nhà văn Mai Thảo cho tục bản tạp chí Văn tại Mỹ. Năm 1996, sau số 158&159 tháng 1&2, 1996, do tình trạng sức khoẻ, Mai Thảo trao tạp chí Văn lại cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng làm chủ bút. Tháng 9, 1996, Nguyễn Xuân Hoàng ra tờ Văn số 161 cho đến Văn số 163 tháng 12, 1996. Đầu năm 1997, Nguyễn Xuân Hoàng ra Văn số 1, bộ mới. Năm 2008, tờ Văn số 125-129 cho tháng Giêng, Hai và Ba 2008 số đặc biệt về hoạ sĩ Thái Tuấn [tranh Đinh Cường] và bài vở đã tập trung lay out chuẩn bị đưa nhà in, nhưng vì lý do tài chánh và nhiều việc ngoài lề khác, Nguyễn Xuân Hoàng đành cho đình bản tờ Văn.

Theo nhận định của nhà văn Kinh Dương Vương:

“Tại miền Nam, sau giai đoạn mở đường, gieo những hạt mầm văn học vạm vỡ của các tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Văn Nghệ, Thế Kỷ 20..., là giai đoạn trồng, gặt những mùa gặt văn học sung mãn, bội thu, với các tạp chí Bách Khoa, Văn Học và Văn (tính từ thời điểm đầu thập niên 1960 tới tháng 4 năm 1975)”.

 Và nhà nghiên cứu lý luận Vương Trí Nhàn:

 “Sự chia sẻ của chúng tôi với văn học đô thị miền Nam còn là ở hai điểm. Thứ nhất sự chi chút gia tài văn học quá khứ. Không có các anh trong ấy bao năm gìn giữ, Hàn Mặc Tử chẳng hạn, rồi Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương không thể trọn vẹn như ngày nay. Thứ hai, sự tiếp nhận văn học nước ngoài từ các lý thuyết văn học tới các tác giả cụ thể. Các tạp chí ở Sài Gòn đã làm công việc này một cách tự nhiên và cuộc hội nhập với thế giới mà các bạn trẻ đầu thế kỷ XXI này đang làm là tiếp tục đi theo cái mạch đó”.

 Và: “…nó mở ra cho chúng tôi một chân trời mới về kiến thức văn học và thức dậy những ham hố phiêu lưu”.

 (http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=2481)

tapchivan-content

 Có lẽ thế và còn hơn thế, vai trò của tạp chí Văn cũng như các tạp chí văn học nghệ thuật khác ở Miền Nam những năm trước 1975 trong việc gìn giữ và tạo dựng nên một nền văn học phong phú và đa dạng cần được nhìn nhận một cách chính đáng trong kho tàng văn học chung của một Việt Nam thống nhất.

 VCV tôn trọng chính kiến của từng tác giả, rất mong những trao đổi chân tình và thẳng thắn trong mọi góc độ của người làm công tác tư liệu.

 Chuyên đề này do hai nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyễn Viện thực hiện với sự cộng tác của các tác giả và thân hữu.

 Văn Chương Việt trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 Ảnh bìa: Tạp chí văn số 142 ngày 15.11.1969.

 * Bổ sung lúc 14 giờ, ngày 15.2.2011 theo tài liệu của nhà thơ Trần Hữu Dũng

Nhiều Tác Giả


Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Chín 20212:42 CH
Khách
Kính gửi tòa soạn
Tôi cần tra cứu để tìm một nhân vật với những chi tiết rất mơ hồ như sau. Nếu quý báo có ý kién gì để giúp tìm ra nhân vật này.
1- Nhân vật này đã từng tiếp xúc với khá nhiều văn thi sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng ở miền nam trước năm 1975, nhưng tên tuổi không được nổi bật cho lắm.
2- Năm 1974 có một cuộc thăm dò do một tạp chí của thời VNCH nhân dịp kỷ niệm 20 năm ra đời của tờ tạp chí này. Thăm dò này cho thấy nhân vật này đã được bình chọn là "NHÂN VẬT CỦA NĂM 1974"
3- Bút hiệu của nhân vật này dùng tên của cha mẹ mình ghép lại.
4- Đã sáng tác khá nhiều thơ mà một trong các bài thơ ấy diễn tả nỗi niềm của một cậu học trò khi đứng ở trên hành lang nhìn xuống những tà áo trăng nữ sinh mà chợt cảm thấy bâng khuâng.
Đó là tất cả những chi tiết tôi có được. Nếu quý vị có thể góp ý kiến về tên của nhân vật này thì xin chân thành tri ân
Trân trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 191372)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84011)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 113843)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84002)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 95520)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92002)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 99609)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.
30 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 82461)
Khi chúng ta đã thôi nhau anh mới chợt nhận ra Rằng mùa thu đổi sắc lá thành màu mái tóc em Tròn như một vòng trong xoắn ốc như bánh xe trong bánh xe Không kết thúc hoặc bắt đầu trên guồng quay không dứt
20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 105851)
Nơi dòng sông mang dáng hình loang đường chỉ tay buổi chiều như tôi và em đã mơ rồi cùng gặp lại ở một nơi nào đó bậc cầu thang lặng câm nước của ngàn năm Thác Bạc hình như em khóc! lừng lững trên cao tóc cội buông dòng
23 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 103981)
Ta đang sống trong thời đại của xin lỗi. Dù xin lỗi do động lực nào thì cũng phải nhìn nhận là người được xin lỗi cũng phần nào nguôi ngoai, và người xin lỗi cũng thấy nhẹ nhõm phần nào. Và đấy là bước đầu đưa tới hòa giải.