Khi phi cơ bắt đầu cất cánh Rời xa vùng đất nóng Là lúc giọt lệ em lặng lẽ rơi...
Màu xanh của đất đã bắt đầu biến dạng Những con rắn rình mồi Từng sợi thần kinh khật khùng khấp khưỡng Tự huỷ mình bằng những cơn nát rượu Như loài thú có mầm cuồng dại Mang "nỗi buồn chiến tranh"(*) Ở một nơi mà sự nghi ngờ vinh thăng thành dị tật (Người bạn bên mình luôn có thể là công an)
Và lòng yêu nước khao khát tự do Khao khát được công an theo dõi Văng tục vào người yêu, văng tục vào mẹ mình Thậm chí mong ở tù vài ngày Chỉ để làm dáng nơi đất Sài Gòn Treo ước mơ trên giàn “bông giấy”
Mỗi sáng trình diện ở góc quán cà phê Trước khi làm công việc hàng ngày, đi dạy, chụp hình, viết văn, làm báo Và làm tiền kinh dị... Hoặc không làm gì cả Là tuyệt nhiên đối kháng Ngồi bất động nhìn ly nâu đen Cánh ruồi gió và nắng tênh hênh Nghe cuộc đời lao đao như văn chương Việt
Anh làm sao giúp được em Từng bầy muỗi say máu bâu vào chân em Để lại những vết thâm và ngứa Những vi sinh lâm râm tụng niệm Biển miền Trung mang nét đẹp xuân thì Anh theo em qua vùng Cao nguyên rờn rợn
Bài thơ anh viết lại nhiều lần Ao ước xoá đi niềm đau giữa hai hàng chữ Nhưng làm sao nói lời tỏ tình Với những điều không thật...
Khi phi cơ bắt đầu cất cánh Là lúc giọt lệ em lặng lẽ rơi... Có phải nơi đó quê hương?! Nước mắt anh ứa ra... mặn đắng.
Thượng Hải, 19h, một ngày tháng Tám
Hầy à, ngày xưa… bố... hoạt động thế là để đánh... lũ thực dân, đế quốc, cứu nước, bây giờ... con làm thế để... làm gì? Cẩn thận... chỉ mang oán khổ... cho dân! vị Đại tá già trong lần tỉnh táo hiếm hoi bên giường bệnh, khó nhọc nói với người con trai cùng ngành mới từ nước ngoài về.
Thôi, pá pa đừng nói nhiều nữa, mệt rồi, đầu óc ít tỉnh táo, pá pa nghỉ đi! Con ra với mẹ và các em, người con trai có quân hàm khá cao cấp của ngành vừa nói, vừa kéo chăn che phần ngực gầy hơi hở ra của bệnh nhân già, trong phòng gắn máy lạnh.
Tôi biết đến tên tuổi nhà thơ Thạch Quỳ từ hồi sinh viên văn khoa, từng đọc thơ ông, nhưng lần đầu tiên mới được gặp ông tại một đám đông hội hè, giữa khu lưu niệm Nguyễn Du - Nghi Xuân, Hà Tĩnh đầu năm 2019. Đó là một ông già gầy gò, người quắt lại như lõi lim, đôi mắt sáng có vẻ hơi chế diễu nhưng không mất đi sự nhân hậu đằm thắm…
Vẫn vơi đầy với tháng năm kỷ niệm… /
Đẹp lắm ánh trăng vàng quê mẹ lung linh /
Bao thiết tha gợi lại những ân tình /
Hoài niệm xưa vẫn chập chờn trong giấc mộng
Ông kể, ông đã đến nơi này hơn năm mươi năm về trước, thời mà ông còn là chàng trai hai mươi tuổi. Với đôi chân trai trẻ, ông đã xẻ dọc trường sơn đi cứu nước. Người ta thường nói “ chân cứng đá mềm” thì đúng đã rơi vào trường hợp của ông Trần Duy. Ngày ấy, chàng đã đến nơi này bằng đôi chân khỏe , dẻo dai, đã băng rừng vượt suối , len lỏi vào tận rừng Trường Sơn ngút ngàn đá, ngút ngàn cây, ngút ngàn những vắt và muỗi mòng, đi giữa cái sống và cái chết. Ông kể với tâm trạng đầy tự hào về một giai đoạn mà cuộc đời con người khó có lần thứ hai. Nơi mà bây giờ, tôi và cụ Duy, chỉ qua một đêm đã đến được nơi này.
Những năm qua, công luận kêu ca phàn nàn nhiều về tình trạng khá suy đồi của sinh hoạt Tôn giáo - nổi bật ở đạo Phật Việt Nam, trước sự tàn phá thiên nhiên để xây dựng những khu Du lịch Tâm linh trá hình khủng nhằm lợi dụng Tôn giáo để kinh doanh… Và mới đây nhất, tràn ngập Mạng Xã hội là hình ảnh những con chim phóng sinh tội nghiệp bị nhốt trong lồng sắt để rồi sau đó ngắc ngoải trước cửa chùa, hình ảnh các vị sư đạo mạo mãn nguyện đặt tay lên đầu phụ nữ, trẻ em đang cúi rạp sát đất tựa Đức Chúa Trời ban phước lành, hình ảnh nhà sư ôm bát vàng đi “khất thực” song lại quơ tay vơ tiền cúng dường, v.v.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.