- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Triết Lý Loài Ngựa, Trốn Tìm, Khúc Bi Ca

14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 126360)

Triết lý loài ngựa


Vòm trời vỡ vụn
Bầy ngựa hoang đói khát tuyệt vọng trước bụi xương rồng
Những chiếc gai nhọn sắc tứa ra giọt giọt sữa độc
Chiếc lưỡi đói cỏ làm sao có thể chạm vào?
Màu trắng quay cuồng họng khát.

Thách thức ma mị
Châm ngòi cuộc chiến giữa những cái chết.

Bầy ngựa già im lặng
Lũ ngựa non gõ móng bồn chồn
Hai sự lựa chọn cho một kết thúc?

Phía sau ngựa mẹ là ngựa con mới sinh
Gánh nặng bầy đàn, sức mạnh bầy đàn trong cuộc di cư…

Không do dự.
Ngựa mẹ điềm nhiên cắn, nhai, nuốt từng mảng gai xương rồng
Sữa căng dần bầu vú...

Dõi theo đàn ngựa hoang tung vó sáng gầm trời
Thầm cảm phục hành động ngựa mẹ
Mạnh hơn triết lý đời.

 

Trốn tìm


Tựa lòng vào mạn ca dao
Đăm đăm rình vớt trái đào chưa rơi.

Sau khoảng sáng rực rỡ nêm chặt ảo ảnh
Người đàn bà ôm vinh quang thả lên bến nhớ
Rong ruổi trò chơi trốn tìm.

Người Đàn Ông của nàng
Hình như không có thật!

Lạc giữa biển mắt dấu hỏi
Không đôi mắt sói hoang!
Từng lọn sóng gieo trên không gian
Nở mùa hạt lép.

Người Đàn Ông của nàng
Hình như không có thật!

Lạ lẫm ngôn ngữ tay đói vòng xiết
Thói quen lột truồng ý tưởng
Đâu bàn tay vẽ cảm giác thịt da thanh khiết?

Người Đàn Ông của nàng
Hình như không có thật!

Tuyệt vọng?...

Không phải từ ánh nhìn
Không thể qua bàn tay
Nàng thấy Người Đàn Ông của mình bằng cảm giác cuộc chơi trốn tìm...

Người Đàn Ông của nàng
Hình như không có thật!

 

Khúc bi ca


Xin đừng thốt lời tàn nhẫn
Đời thừa thãi đắng cay
Xin đừng trách người cha sau mùa thai nghén
Chuốt ánh trăm năm dệt tấm liệm
Đón con mình.

Hãy mở nắp ngôi nhà vĩnh hằng
Đón linh hồn văng ra từ muôn xác chữ
Hay vung ly rượu nhỏ
Chia đều cơn khát ngày mai?

Khi bình minh lướt trên cánh nắng
Hoàng hôn bò lê nẻo mây
Niềm vui qua, nỗi buồn lắng đọng
Ngàn cao nhuộm ánh bao dung?

Không còn đứa con
Không có người cha!
Chỉ loài cỏ dại.

Quằn quại trên nấm mồ nhân loại cằn kiệt đến độ không thể cằn kiệt hơn được nữa
Rên rỉ Khúc Bi Ca
Và bầu mắt vũ trụ chưa hề khép dù không còn tồn tại
Nhuộm biếc hồn ta!..


 Tạ Thị Thu Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 202412:44 SA(Xem: 7624)
Ướt chùng lòng anh / Thềm mưa bụi / Con tàu lầm lũi vùng quên lãng / Đi vào đi vào sương, hoa muồng vàng mù tối / Đắng khói hai hàng cây nuôi dưỡng tình đầu
23 Tháng Chín 202412:02 SA(Xem: 3642)
Cây thị tỏa bóng mát thâm u giữa cánh đồng, đón những ngọn gió lồng lộng mát rượi từ phương xa thổi lại, đây là nơi các bác nông dân nghỉ ngơi tránh cái nóng ban trưa, hoặc các khách bộ hành nghỉ chân trên con đường thiên lý mệt mỏi. Đây là nơi lũ trẻ của trường tiểu học cộng đồng Hòa Do thường tụ tập nô đùa trong những ngày nghỉ học.
22 Tháng Chín 202411:51 CH(Xem: 5183)
Thu rung rung ánh tơ vàng / Phím loan lãng đãng, nồng nàn đêm mơ / Trăng nghiêng nghiêng đắm vườn thơ / Lao xao hoa mộng nờ… bờ nhân gian
22 Tháng Chín 202411:34 CH(Xem: 5422)
Anh à, giữa những ngày hội của người làm phim cả nước tại thành phố biển Nha Trang, quặn lòng trước thảm cảnh của dân ta - nhất là người dân vùng núi Tây Bắc - Đông Bắc qua mấy đợt lũ lụt lên tiếp, em bỗng nhớ về anh… Những điều anh dự báo và khẩn thiết kêu gọi trong kịch bản phim truyện "Vùng rừng nóng bỏng" chưa kịp lên màn ảnh đã rơi ập vào chính số phận của anh: chiếc xe khách chở anh đã bị đổ tại đèo Chiềng Đông hiểm trở, do hậu quả của những cơn lũ rừng, sau nhiều năm tháng dài đốt phá rừng triền miên vô tội vạ!
22 Tháng Chín 202411:26 CH(Xem: 4971)
tôi về gặp lại mùa thu / gặp lại một đám cỏ mù bên sông / mẹ tôi đã bỏ cánh đồng / theo mây lên núi hóa rồng mà bay
22 Tháng Chín 202411:17 CH(Xem: 3973)
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng.
13 Tháng Chín 20243:25 SA(Xem: 5212)
bay nửa vòng đời ngơ ngác tìm nhau / chưa kịp chạm tay / mùa thu đã cháy / trong lá khô đôi môi nào run rẩy / mãi hoài không gọi nổi / một cái tên
12 Tháng Chín 20246:15 CH(Xem: 5043)
Bài thơ GIÓ đã được thi sĩ Đức gốc Việt Nguyễn Chí Trung trình bày từ năm 2004 tại nhiều Đại Hội Thi Ca Quốc Tế (International Poetry Festival) trong các buổi đọc Thơ trước công chúng. Bài thơ được viết bằng tiếng Đức vào mùa Thu năm 1993 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng cũng như xuất bản ở nhiều quốc gia Âu châu (Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha …).
12 Tháng Chín 20243:39 CH(Xem: 4815)
Lúc ngồi trong xe với Hiệp rồi, anh vẫn còn thắc mắc: “Tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại cùng nhận tin Lê mất. Ông đâu có biết hắn là ai.” Hiệp ngồi thẳng người, chăm chú nhìn ra phía trước. Gương mặt hắn bình thản như một ngày biển lặng. Lần chót anh gặp hắn là lúc hai người đang đi ngược phía với nhau trong khuôn viên đại học, vội vã đến lớp cho kịp giờ dạy. Sau hai năm đại dịch, cả hai mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hứa hẹn sẽ lại cùng đi uống cà-phê hay ăn phở như ngày trước. Thế mà một năm học đã trôi qua, không ai gọi ai, hẹn hò gì cả. Anh buồn buồn nghĩ, mỗi người ai cũng bận bịu với vợ con, làm gì mà có thì giờ nhàn rỗi để tán dóc với nhau.
12 Tháng Chín 20242:26 CH(Xem: 4497)
Kiều Thu 15 tuổi đang học cấp 2 của một trường trung học cơ sở tại Quy Nhơn trong một vùng quê êm đềm. Nhưng chữ nghĩa và sách vở càng ngày không mấy hấp dẫn cô nàng đang tuổi dậy thì. 16 tuổi, Kiều Thu gặp Hải có biệt danh là “Hải đại bàng”. Thế là những cuộc picnic, vui chơi với bạn bè hấp dẫn nàng hơn, nàng bắt đầu biết thế nào ăn chơi, những điều mới lạ với những cuộc vui không chỉ giới hạn trong Thành Phố ven biển mà tiến xa hơn. Kiều Thu quyết định nghỉ học vào năm 17 tuổi bắt đầu sống chung với Hải đại bàng.