- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHÁ NHEM CÁI TUỔI GIÀ GIÀ

23 Tháng Mười Một 20248:51 CH(Xem: 937)

Ảnh -Võ Thủy Tiên
Ành VÕ THỦY TIÊN



Thái Thanh

NHÁ NHEM CÁI TUỔI GIÀ GIÀ

 




Hình như không đợi đến lúc thật già, chỉ nhá nhem cái tuổi già già thì đã thấy lẩn thẩn cái chi đâu đó trong mắt người khác rồi.

 

Tôi buôn bán ở chợ Qui Nhơn, anh bạn hàng của tôi hôm ghé hàng lấy đồ về cho vợ bán, anh ngồi mà than vãn.

 

- Chắc anh điên mất vì bà vợ của anh. Hễ anh nói gà thì bả nói vịt. Anh nói cái chén thì bả nói cái xe.

 

- Hì hì chuyện thường mà anh. Do giờ anh thay đổi nên thấy vậy đó chớ hồi xưa anh lắng nghe mà nuốt từng lời chị nói đó chớ.

 

- Hồi xưa bả đâu có vậy mà giờ bả mới dẩy. Anh tưởng qua cái tuổi mãn kinh rồi thì bả đỡ chứ ai dè... Hôm bữa bạn thân anh mời vợ chồng anh đi họ cho đám cưới con gái nó. Cái... đang lúc ngồi giữa hai họ, ông cha chú rể đang đứng phát biểu, cái tự nhiên bả ngắt ngang: "Cái ông này sao thấy quen quen. À đúng rồi có phải ổng chạy xe thồ trên chợ khu sáu không?". Ui chao ơi, người ta là nhà doanh nghiệp giàu có ở Sài Gòn mà bả nhìn, bả nhớ làm sao mà ổng thành cái ông xe thồ ở chợ khu sáu Qui Nhơn, thiệt anh muối mặt không kịp.

 

-Hi hi ! chắc lâu lâu chị bị lẫn chút chút đó anh, chớ em thấy chị mua bán còn lanh quá trời.

 

-Lẫn gì mà lẫn, bả mới có 61 tuổi mà lẫn cỡ đó chắc chết quá. Mà còn nhiều chuyện nữa anh kể không hết đâu

 

Và cứ như thế hầu như cứ mỗi lần xuống lấy hàng về cho vợ là anh đều ngồi kể chuyện về chị. Tôi biết anh đang bức xúc nên cứ vừa đóng hàng cho anh vừa lắng tai mà nghe anh kể cho vơi bớt nỗi lòng.

Cho đến một ngày tôi mất hẵn anh chị bạn hàng này vì chị bị đột quỵ và ra đi vĩnh viễn. Ngày đưa tang chị, tôi ở Sài Gòn nên không đưa được, khi về đến Qui Nhơn con gái chị ra thanh toán hết tiền hàng mà chị nợ, tôi mới biết

 

-Mẹ con mất, ba con giờ như lẫn rồi cô. Mộ mới xây mà ngày nào ba cũng xách cả canh nước lên lau chùi rồi ngồi trên đó cả ngày

 

Tôi ghé thăm, đốt cho chi nén hương rồi đi theo cháu lên thăm mộ chị. Tôi thấy anh ngồi đó, dường như anh đang nói chuyện với chị

 

-Bà ơi, bữa nay mấy đứa nhỏ nó lại la tui nữa đó bà. Tui bực mình quá, mà sao bà hổng dìa bà la nó cho tui chớ hu hu!

 

Thấy tôi, anh phân bua:

 

-Em ơi, bà vợ anh bả "lẫn" rồi hay sao mà bả đi hổng dìa, bả mới 63 tuổi mà mấy đứa nó nói bả chết rồi... Hu hu! bà ơi bà có lẫn cách mấy tui cũng chịu được mà, bà dìa đi, tui hứa tui hông có mà càm ràm bà đâu bà ơi hu hu!!...

 

Gần nhà tôi ở có vợ chồng chị Hiền, anh làm nhà nước còn chị đi buôn hàng chuyến. Anh không biết làm bất cứ cái gì. Cái thời sau năm 1975 đói khổ, sáng chị đèo anh bằng chiếc xe đạp cà tàng đến cơ quan cho anh làm việc, trưa chị đón về vì anh không biết đi xe dù là xe đạp. Hôm nào chị đi Sài Gòn buôn hàng, nếu đi làm thì anh đi bộ rồi về nhúng bánh tráng chấm nước mắm mà ăn. Nhà dột, nhà hư, điện nước trục trặc cái gì là một tay chị lo liệu hết. Hai người không có con, nhờ tính siêng năng tiết kiệm nên chị gom góp xây được căn nhà hai tầng khang trang, rồi chị mua xe máy chị tập đi rồi chị chở anh đi vèo vèo và cho anh nghỉ việc vì cái lương ba cọc ba đồng của anh không đáng vào đâu được.

Bước sang cái tuổi 64, chị không đi buôn nữa vì bị đau khớp hơn nữa cũng chẳng muốn kiếm tiền nữa để làm gì và từ lúc đó ngày nào cũng nghe chị ca cẩm vì ông chồng quá dở của mình:

 

- Ổng dở quá như người ta thì đã leo lên tới cái chức gì rồi ổng cứ y dẩy. Đã vậy, còn không biết làm bất cứ một cái gì trong nhà trong cửa thật chán hết chỗ nói không biết bao giờ mới hết cái nợ nầy...

 

Thế rồi chị hết nợ thật, khi anh bị tai nạn bất ngờ ở cái tuổi mới 65. Chị không tin được là anh đi mau đến bực vậy, chị khóc chị gào chị đau khổ cùng cực. Bây giờ chị mới thấm lòng nỗi mất mát chia ly, giờ chị chỉ ước mong là dù anh có dở cách mấy chị cũng chịu được miễn là anh còn sống mà về bên chị.

 

Một ông làm ở Ban Quản Lý Chợ Lớn, ông thường xuống chơi cùng vợ chồng anh chị hai bán đối diện hàng tôi. Một hôm ông đến nhà đưa cho chị hai cái giấy Đăng ký Kinh doanh. Lúc đó anh hai đang ở trần, mặc quần xà lỏn trèo cây hái ổi. Mặc dù đã nhiều lần tiếp xúc với anh hai nhưng mắt mũi, lẫn trí óc của ông nhá nhem sao đó mà ông gọi:

 

-Cu cu! có má mầy ở nhà không?

 

Anh hai chạy ra đứng trước mặt ông, chưa kịp phân bua thì ông quát lên.

 

-Có nghe không, kêu má mầy xuống cho bác nói chuyện!

 

Báo hại, chị hai đứng ở trên sân thượng nhìn xuống cổng nghe hết trơn trọi chị tức cành hông

 

-Cha già này lẫn nặng rồi, dám kêu mình là "má" đáng ghét thật!

 

Thế đó, họ toàn ở tuổi dưới 70, cái tuổi chưa đến nổi già nhưng đang nhá nhem cái tuổi già già giông như tôi bây giờ... Bạn bè khen tôi có trí nhớ rất tốt, song thật ra trí não của tôi nó cũng lãng đãng khói sương lắm lựng. Có những điều từ thuở xa xưa mà tôi nhớ như in không sót chi tiết nào nhưng chuyện xảy ra gần nhất thì tôi lùng bùng không nhớ được.

Một hôm tôi đang tập zoga, thầy tôi nói: "Các bạn tập mà nó ra mồ hôi được là tốt lắm". Tôi nghĩ mình tập zoga hồi giờ nó có ra cái giọt mồ hôi nào đâu chứ. À mà mình nhớ rồi, có cái môn thể dục gì đó có lần mình tập mà nó ra mồ hôi quá trời luôn... Mà mình tập cái gì vậy ta, sao không nhớ đươc là môn thể dục nào... Tôi lẩn thẩn với điều đó cho mãi đến tối đặt lưng xuống giường mới nhớ ra là gì. Chuyện mới đây thôi, hôm tôi đi Phú Quốc cùng gia đình con gái. Tôi cùng bà sui vào tắm hơi ở nơi này, hèn chi mồ hôi ra như tắm mà tôi lẫn lộn là thể dục vậy đó.

 

Lần về Qui Nhơn này tôi dành trọn cho biển. Qui nhơn đã hết tháng tám trời đang vào mùa thu có mưa thu mát dịu. Mưa suốt cả đêm qua đến sáng trời vẫn cứ mãi mưa, tôi tập zoga ở ngoài trời nên không thể tập được. Mãi đến trưa trời vẫn còn mưa tôi lẩn thẩn thế nào mà xách gói đi bơi. Tôi đến biển, biển vắng không bóng người, nhìn nước trong veo thật hấp dẫn. Ở ngoài khơi biển Qui Nhơn, người ta giăng một cái dây ý là hạn chế chỉ cho bơi trong phạm vi cái sợi dây giăng đó thôi vì nếu bơi xa quá thì đội bảo hộ sẽ không cứu kịp. Hôm ấy người ta lại tháo cái dây giăng ra mất. Tôi mê mẩn giữa trời mây non nước, tôi bơi... bơi mãi xa dây xa bờ tự lúc nào. Lúc đó tự nhiên tôi quên lửng một cách lạ kỳ. Tôi nghĩ mình đang bơi ở đâu mà cảnh đẹp dữ quá hơn hẵn biển Quy Nhơn rồi. Thích quá đi, phải chi có máy chụp hình tôi sẽ ghi hình lại... nhưng mà đây là biển nào vậy mà mình không nhớ nỗi. Tôi nhìn quanh quất, tôi thấy tượng Trần Hưng Đạo, tôi thấy trên vách núi có ghi chữ " Ghềnh Ráng Tiên Sa". Thôi chết rồi, đây là biển Qui Nhơn mà mình bơi quá là xa, tôi quay lại để bơi vào bờ nhưng tôi thấy mình nặng trịch bơi không nhích chút nào. Tôi sợ hãi, mình sẽ chết cô đơn ở giữa biển mênh mông này. Tôi nhớ con tôi, nhớ thằng cháu ngoại, nhớ anh chị em, nhớ hết bạn bè... Mình chưa nói hết lời với họ mà, mình thương hết thảy mình không giận hờn ghét ai nữa cả mà, chẳng lẽ nào mình "đai" ở đây một mình sao... Ôi Quan Thế Âm Bồ tát ơi! xin giúp cho con vào bờ... Cứ như thế, tôi lẩm bẩm khấn vái mà bơi cho đến lúc vào được tới bờ như một giấc mơ.

 

Những ngày sau đó tôi luôn gẫm lại cái tuổi già. Tôi nhớ đến bác Tám của tôi. Hồi thời kỳ mà bác đang ở cái tuổi U70 bác khó cực kỳ. Bác Tám gái là một người hiền hậu cả một đời chăm sóc đảm đang lo hết mọi việc trong nhà và chịu đựng rất giỏi. Nhưng rồi đến lúc bác không chịu nổi cái tính gia trưởng của bác trai nên bác kể cho má tôi nghe vừa kể vừa khóc...

Thế mà qua đi cái tuổi nhá nhem đó, bác trai bỗng khác hẵn đi nhiều bác không còn khó khăn nữa mà lại thương yêu chăm sóc cho bác gái. Hôm tôi mang một ít quà đến thăm hai bác thì lúc đó bác gái đau phải nhập viện. Bác trai bảo: "Con mang hết quà này đến bệnh viện đưa bác gái cho bả mừng."  Về già, bác gái hay đau yếu, bác trai dìu bác ra ngoài sân cùng hóng mát, khi con cái đi làm còn chỉ có hai vợ chồng già bác chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ cho bác gái. Năm bác trai 90, bác được tặng một tấm liễn thêu rất đẹp của hội Bảo Thọ mừng bác tròn 90t. Bác thích lắm nhìn ngắm vuốt ve và đem khoe với bác gái. Bác còn dặn con cháu sau này khi bác qua đời nhớ cắt tấm lụa thêu này làm hai để dành cho bác gái một nửa vì sợ bác gái không sống thọ được đến 90. Bác trai mất năm 93t bác đi thanh thản an lành, con cháu quên mất nên liệm chung tấm lụa ấy theo bác mà không cắt làm đôi. Và bác gái, bác đâu còn nhớ biết gì đâu thế nhưng sao mà bác cảm nhận được điều này, tôi thấy nơi đôi mắt bác đã chảy một dòng nước mắt lặng lẽ tiễn đưa lần cuối người thương giận của cả đời này...

Vợ chồng là mối duyên kỳ diệu nhất mà ông trời đã ban cho họ, tôi thích có được điều này nhưng biết làm sao duyên phận của tôi thật ngắn ngủi. Biết được như vậy nên khoảng đời còn lại dù tôi có được người quý mến và tôi cũng yêu quý, ngưỡng mộ người đó tôi vẫn giữ chừng mực để không đi xa hơn. Chừng tuổi này ai cũng có đôi có cặp không ai mà còn đơn thân như mình, mình không thể làm người thứ ba chen vào hạnh phúc của họ. "Cái mà mình không thích thì đừng làm cho người khác" hãy luôn tâm niệm trong lòng.

 

Tự điều này để thấy rằng người mà tác động nhiều nhất làm cho ta hay bực dọc, gắt gỏng, than phiền và keo kiệt nhất những lời khen lại chính là người thân yêu nhất trong đời của ta mà chỉ khi họ mất đi ta mới thấy đau cắt trong lòng mình.

Bạn cũng như tôi luôn mắc cái sai lầm bình thường nhất. Sáng mở facebook ra, thấy cô bạn của mình mà mình từng yêu mến khen lấy khen để một cô bạn khác của mình, mà cô bạn khác này cô chỉ mới được quen từ mình, trong khi bài của mình thì luôn tìm lỗi để chỉ trích. Thật khó chịu! nhưng rồi gẫm lại mình, biết đâu chừng mình cũng vô tình làm ai đó tổn thương như vậy mà thôi, nên nhẹ lòng mà bỏ qua đi hết.

 

Tôi viết lên điều này cũng để tự nhắc nhở cho chính mình. Tuổi 61 của tôi đang độ chuyển tiếp tới cái tuổi già ương ương dở dở. Nên có lúc tôi hung hăng lắm và có lúc lại hiền lành. Thế giới của tôi chỉ thu hẹp rong chơi trên phạm vi fb nên tôi hay lộ cảm xúc của mình với bao nụ cười và nước mắt cùng phây... Tôi nhận ra được điều này và sẽ dần bớt bớt dần những tham giận sân si vốn có của mình để sống nhẹ nhàng hơn. Và tôi tin rằng tôi sẽ đằm thắm hơn khi qua cái giai đoạn nhá nhem già già này để trở thành một người già không đáng ghét mà thật dễ thương.

Kết thúc bài viết này xin mượn bốn câu thơ của tác giả Huỳnh Hồng xin nhắn gửi.

 

"Đời người như áng phù vân

Sáng còn, tối mất, lựa lần mà đi

Đi theo đuốc lửa từ bi

Mơ về cõi tịnh, lánh xa bụi trần..."

 

Thái Thanh

             

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 8437)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
29 Tháng Mười Một 20247:45 CH(Xem: 683)
Khi sóng vào tay tôi / Biển đang đánh giấc thầm / Bữa trưa vàng dấu cát / Rồi bước chiều âm âm /
26 Tháng Mười Một 20244:38 CH(Xem: 1034)
Rồi ta lại chia tay / Nhánh sông khô đi và không về biển cả / Đêm, ôi dài sâu, lạnh lùng nỗi nhớ / Khoảng cách tưởng thật gần, nhưng / ta lại chia xa…/
23 Tháng Mười Một 20249:55 CH(Xem: 934)
Phiêu du / gió lượn đỉnh trời / Bồng bềnh / mấy áng mây rời rã trôi / Thềm rêu quạnh quẽ / ai ngồi? Nghe chim buông vội / đôi lời trầm tư /
23 Tháng Mười Một 20249:28 CH(Xem: 1019)
Nhớ thời tóc rẽ đường ngôi thẳng / Sách vở tươi hồng cạnh bút nghiên / Nụ cười ai bỏ quên trên cỏ / Bên lối đi về mỗi sớm trưa
23 Tháng Mười Một 20249:16 CH(Xem: 615)
mắt đời xanh mấy hàng tre / mà mưa đâu lại bập bè lạnh vây / nhà em chổ đợi bữa nay / mái tranh lợp gió trắng tay có gì
23 Tháng Mười Một 20248:37 CH(Xem: 574)
Tuy Hòa, nơi tôi sống quãng đời thơ ấu, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp. Ai từng đi qua Tuy Hòa, nhìn lên Tháp Nhạn đứng hiên ngang trên đỉnh núi, soi mình bên dòng Đà Giang lững lờ trôi, đều ngậm ngùi cho nền văn minh một thời rất huy hoàng của nước Chiêm Thành.
23 Tháng Mười Một 20246:44 CH(Xem: 1284)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. -(Bạt Xứ)
23 Tháng Mười Một 20246:25 CH(Xem: 700)
Giật mình, ngồi bật dậy, tâm trí nửa tỉnh, nửa mê; tuy còn đang ngơ ngác bần thần, tôi vẫn nghe thoáng bên tai, âm điệu tiếng hát chơi bài lô tô: tìm mãi không ra ...nó chạy đâu xa...nó chạy đâu xa …tìm hoài mới ra ... là con số gì đây... con số gì đây, con số … hai mươi ba (23). Tôi lẩm bẩm: lại nằm mơ nữa rồi!
19 Tháng Mười Một 20249:37 CH(Xem: 1182)
Anh biết em sẽ không còn tin / Khi mọi chuyện là những lời rao / Ẩn sau hàng biểu ngữ / Tiếng thở dài cho tương lai mù sương sớm