- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĂN HOÁ XƯNG HÔ ĐÔI ĐIỀU NHÌN LẠI

29 Tháng Năm 20251:06 SA(Xem: 3111)


2 ngu sac


Hoàng Thị Bích Hà

VĂN HOÁ XƯNG HÔ ĐÔI ĐIỀU NHÌN LẠI

 

Hôm qua về làng tình cờ gặp anh rể của cô bạn. Cậu ấy hỏi:

-Chị có phải con của dì N không?

-Dạ đúng rồi anh, sao anh biết hay vậy?

-Tui nhìn thấy chị giống dì N nên tui nhận ra. Chị đừng gọi tui bằng anh. Mẹ tui là em họ của mẹ chị, nên tui tất nhiên phải gọi chị bằng chị rồi.

- Vậy à! Cảm ơn cậu. Vậy mà tui chừ mới biết. Tui ít về làng ngoại (vì bây giờ nhà ngoại tui không còn ai ở đó) nên không biết hết bà con họ hàng. Cậu bỏ lỗi cho tui. Nghe cậu nhìn bà con tui rất vui!

Cậu ấy hơn tôi 6 tuổi, nhưng vì biết bà con nên cậu ấy gọi chị. Tôi gọi lại là cậu xưng tui cho nó lịch sự. Chỉ là quyền ông vải thôi, chứ họ lớn tuổi hơn!

Khi đi học ở cấp học tiểu học (cấp 1) thì trong các đề thi thầy cô thường có yêu cầu làm bài bắt đầu từ cụm từ: Em hãy: ví dụ em hãy viết một đoạn văn tả..., bước vào thời kỳ học PTCS ( cấp 2), hay PTTH (cấp 3) trong các đề thi thầy cô thay cụm từ các em bằng: Anh (chị) ví dụ: Anh (chị) hãy phân tích tác phẩm...

Tôi sinh ra và lớn lên được nền tảng giáo dục gia đình và nhà trường rất căn bản. Đó là một may mắn. Tôi rất biết ơn vì điều đó. Tôi để ý và nhớ rất rõ từng lời xưng hô. Những ai đã có gia đình, với ngay cả các con của ông bà khi đã lập gia đình và có con cái. Ông bà nội không bao giờ gọi bằng tên hay kèm theo danh từ con, thằng đằng trước cả. Mà gọi chị, anh kèm tên đứa con đầu của họ. Đó là điều rất lịch sự!

Ở đâu tôi không biết chứ ở làng quê tôi, điều này đến thế hệ mình ít thấy được duy trì cách gọi này. Thôi thì con cái họ, họ cứ gọi tên cũng được, không sao! Nhưng với người khác nhất là anh em họ hàng nhưng họ lớn tuổi hơn mình thì cần lưu ý cách xưng hô cho lịch sự, dễ nghe để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn.

Có một dạo, đứa cháu gái đám cưới ở huyện Phú Vang cách nhà tôi hơn mười cây số. Nhà dì nó ở ngay sau lưng nhà, tại trên tp Huế. Tôi gọi điện qua nhà dì nó (hồi đó chỉ có điện thoại bàn) để liên hệ mai nếu được đi cùng cho vui. Vì mùa đám cưới ở Huế có tháng chúng tôi nhận từ 5- 10 đám, có khi trong 1 ngày 2 đám cưới thì hai vợ chồng chia nhau mà đi, chứ không thể đi cùng.

-Alo!

(đầu dây bên kia là tiếng của T, nó là con của người mà ba mình gọi bằng chị, nhưng bản thân nó cỡ tuổi con út mình)

Tôi hỏi:

-Anh T à? Có Hùng nơi không, cho tui gặp nó chút.

Nghe tiếng của T trong điện thoại:

- Hùng ơi! Điện thoại con Hà nè!

(Lúc này tui thiệt chưng hửng luôn, nó nhỏ chút, bằng con út mình mà nó gọi mình bằng tên kèm theo từ con đằng trước nữa, chịu nổi không? Sao nó không gọi O (cô) Hà à! Và xưng lại là tui, có phải lịch sự hơn, dễ nghe hơn không?)

Trở lại chuyện xưng hô, tôi rất dị ứng với lối xách mé này. Sau này tôi rất ngại giao tiếp với những đối tượng này, là anh chị hay bà con mà quyền ông vải thì họ lớn hơn mình nhưng tuổi đời mình lớn hơn họ, nhất là đối với trường hợp họ chỉ đáng tuổi con mình mà thôi.

Ngoài ra còn gặp nhiều lần nữa đối với con của một số người dì mà mẹ tôi gọi bằng chị. Mấy anh chị đó cũng nhỏ chút, cũng xách mé như vậy. Có lần mình bực mình quá, tôi nói thẳng luôn.

- Ê, mẹ anh sinh trước mẹ tui chứ không phải anh sinh trước tui. Hai điều đó cần phân biệt cho rõ. Tui sinh ra trước anh (chị) một ngày là tui đã khám phá thế giới trước anh một ngày đó huống chi tui hơn anh (chị) hàng chục tuổi mà anh (chị) cứ con thằng sao được. Tự nhiên nghe được gọi bằng chị, bằng anh sướng quá tưởng to à! (tức điên quá hết lịch sự luôn)

Lúc nhỏ, tôi từng nghĩ nếu ba mẹ mình sinh ra đầu trong đàn con của ông bà nội ngoại thì mình là chị cả, bọn đàn em nó lớn hơn mình mình cũng gọi lại nó kiểu gọi nhường thay cho con mình, chứ nhất định mình không gọi kiểu xách mé ấy, cảm thấy chối tai, rất khó nghe!

 

Vài lời góp ý chân thành để khi gặp nhau chào hỏi vui hơn, ấm áp hơn, giao tiếp hiệu quả hơn!

Sự thật có thể mất lòng nhưng đó là điều chân thành xin được thẳng thắn bộc bạch!

 

Sài Gòn ngày 30/12/2024

Hoàng Thị Bích Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 16746)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
04 Tháng Bảy 202510:24 CH(Xem: 605)
và chúng đã, đang lừa được những người khốn khổ / làm họ khổ hai lần, vì đã khổ rồi, lại bị lừa dối / chúng chôn họ hai lần, đã chết rồi, chúng bới họ lên, giả danh họ, rồi khi dùng xong rồi, thì quăng ném xuống lỗ huyệt và lấp kín / chúng toan giơ tay che kín bầu trời / đánh cắp mặt trời / cướp đi ánh sáng / cướp đi những khả năng của nhận thức, của lương tri / phá nát những bến bờ cuối cùng của hy vọng / bịt đi những tia sáng cuối cùng từ bàn tay cuối cùng giơ lên mong tìm niềm hy vọng cuối...
04 Tháng Bảy 20251:21 SA(Xem: 661)
Tôi có quá nhiều con súc sắc trong cuộc sống / Gieo con nào trật lất con ấy / Muốn xỉu ra tài / Và ngược lại /
04 Tháng Bảy 202512:16 SA(Xem: 768)
Một ngày của trung tuần tháng Chín năm 2002, sau khi thoát ra được vòng rào con Đập Mạn Loan, con đập lịch sử, con đập thủy điện đầu tiên trên sông Langcang-Mekong. Từ huyện Manwan bằng đường bộ, chúng tôi lên tới cổ thành Đại Lý (Dali) trời cũng đã sẩm chiều. Đại Lý vẫn được so sánh như một tiểu Kathmandu của Nepal, nơi có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử của hơn 1 triệu sắc dân Bạch (Bai) với gốc rễ văn hóa lâu đời từ hơn 3 ngàn năm. Từ thế kỷ thứ 7, đã có một nước Nam Chiếu (Nanzhao) rất hùng mạnh từng đánh bại quân nhà Đường vào thế kỷ thứ 8. Sang thế kỷ thứ 10 trở thành vương quốc Đại Lý cho tới thế kỷ 14, thời Nguyên Mông (Mongol Yuan) thì không chỉ Đại Lý mà toàn vùng Vân Nam đã trực thuộc vào nước Trung Hoa.
29 Tháng Sáu 202512:48 CH(Xem: 1073)
Người ta thường nói nhiều về những trường trung học danh tiếng, những đại học uy nghi, những ngôi trường gắn với bảng vàng truyền thống và hào quang thành đạt. / Ngược lại, rất hiếm người nhắc đến những mái trường nhỏ bé, nơi học trò không tìm kiếm bằng cấp danh giá, không bảng vàng thành tích, không diễn văn khai giảng, không có những kỳ thi náo động – chỉ có những giờ học thầm lặng giữa tiếng quạt máy và mùi nhựa cháy của board mạch. Học để sống, để làm một người thợ lương thiện giữa cuộc đời xô lệch. Trong ký ức ông , giữa muôn vàn lối rẽ của đời sống sau biến cố 1975, có một nơi như thế. Đó là Trường Điện Tử ĐaKao, ngôi trường không có tên trong hệ thống chính quy, nhưng từng là phao cứu sinh cho bao người trôi dạt giữa dòng đời hậu chiến.
12 Tháng Sáu 20259:55 SA(Xem: 3464)
trái bóng vẫn lăn... / mấy ngày ở Seattle / theo đà chiếc bánh lăn / một sáng chế mà người bạn đường một thuở đang gửi gắm / thấy chiếc xe đạp vẫn bươn bả trên đường / dù ở nơi nào / xa vạn dặm quê hương
11 Tháng Sáu 20259:50 CH(Xem: 3565)
Anh còn có gì / Ngoài khung cửa nhỏ / Em về qua phố / Nắng rực đường đi! -- Em mỉm môi cười: Tình trao ai đó? Lòng anh không gió / Cũng lộng niềm vui /
06 Tháng Sáu 20254:06 CH(Xem: 3860)
Năm ấy, khi còn đang mài đũng quần để lấy tấm bằng Master, anh làm thêm trong một hầm rượu. Một quán rượu nằm nửa chìm nửa nổi dọc bờ sông Seine. Anh không muốn xin tiền nàng vào những khoản bí mật của một thằng đàn ông đã đến tuổi tự lập từ lâu, nên cuộc đi làm thêm diễn ra cũng bí mật, kín đáo y như cái quán rượu huyền bí này- nửa chìm, nửa nổi. Sơ mi trắng, nơ đen, chạy băng băng giữa các thực khách, luôn nhoẻn cười quá ư lễ độ, vô cùng nhũn nhặn phô hàm răng khểnh, không ai nhận ra ngài trợ giảng một trường đại học trong trang phục bồi bàn, nói tiếng Pháp chuẩn âm Paris.
06 Tháng Sáu 20253:23 SA(Xem: 3106)
Tập thơ “Hẹn Anh Về Vỹ Dạ Ngắm Mưa Bay” của Hoàng Thị Bích Hà có hơn 180 bài thơ dài ngắn khác nhau được chia làm 2 phần: Phần 1: 80 bài thơ, Phần 2: 116 bài thơ bốn câu. Phần 1: 80 bài thơ tuyển là những bài tâm đắc được chọn lọc ra từ 10 tập thơ trước đã xuất bản và một số bài thơ mới sáng tác trong thời gian gần đây, chưa in nhưng đã được đăng tải trên các trang báo mạng và website Văn học Nghệ thuật trong và ngoài nước. Phần 2 là những khổ thơ yêu thích, mỗi bài chỉ chon 4 câu trong số những bài thơ đã xuất bản.
06 Tháng Sáu 20252:58 SA(Xem: 2984)
Trước khi thực hiện cuộc phỏng vấn này, tôi đã tham khảo nhiều nguồn thông tin và trực tiếp đối thoại với những nhân vật “sống” trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phản hồi nhận được đa phần rơi vào ba mô thức: (1) phê phán gay gắt phía đối lập, (2) nói chung chung với lý thuyết viễn mơ, hoặc (3) phủ nhận hoàn toàn tính khả thi của việc hòa hợp hòa giải. Do đó, tôi đã tìm đến Trí tuệ Nhân tạo Chat GPT – như một cuộc đối thoại với "sự trống vắng im lặng", và đồng thời là một sự tổng hợp từ hàng triệu nguồn tiếng nói – để có được một cái nhìn khách quan, toàn diện, mang tinh thần đối thoại tương kính về một vấn đề lớn và dai dẳng của dân tộc Việt Nam.