- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc
Lượt người xem
207,374

NHỚ QUÊN

30 Tháng Tư 20233:23 SA(Xem: 911)
 
Anh Dang Hien
Hoàng Hôn - ảnh C.T Dang

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

TẶNG ANH

 

 

Muốn tặng anh nhành hoa buổi sáng

Khuôn mặt anh nghiêng theo ánh nắng trầm tư

Thèm một nụ cười duyên nước đáy hồ xao động

Và vòm xanh kia gờn gợn sóng mơ hồ.

 

Nguyễn Thanh Sơn  

 

 

VÔ ĐỀ  

 

Trăng vàng

Lay lắt

Gió hắt hơ mây

Phấn son lợt lạt

Vui buồn lắt lay

Dặt dìu nàng đó

Ta đây

Thiên thu

Một cõi

Tháng ngày thong dong

U cà bên nước Nga

 

 

U cà bên nước Nga

Nước Tàu bên nước ta

Chỉ có khác nhau là

Nó lấn đất, chiếm nước

 

 

U cà thời cổ đại

Khai sinh bởi nước Nga

Trường Sa thời Bành Tổ

Từ nước Tàu đẻ ra

 

 

U Cà Na anh dũng

Quyết tử giành đất mình

Dân Việt người quân tử

Ngó nhìn rồi  ôm hun

 

Nguyễn Thanh Sơn  

 

 

 

 

NHỚ QUÊN

 

 

Những suy nghĩ trong veo [ trong sạch} đã xẹt qua trong mớ hỗn lộn của cảm xúc{ thấy} hàng ngày.

Chúng ta, ai cũng sẽ rời bỏ thế giới này vào một ngày nào đó.

  

Quên

Quên chỗ ngồi, quên chỗ nằm, đôi chân còn đi lại nhớ là của mình

Một sáng mai, một sáng mốt là không còn gì để nhớ , để quên. Hết to nhỏ, hết mưu cầu danh vọng tiếng tăm, tiếng sủi bọt ở cuối tầng sâu, cọng rêu ở tận đáy ao. Tất cả dành để quên.

 

Một sớm mai duỗi chân xuống giường là mơ một giác đi dài. Như chiếc lá, lá vàng bay , lá vàng rơi, rơi trên đỉnh mù khói sương.

 

Nhớ , quên trong cơ thể bất định, trong xác thân còm cỏi, trong trái tìm già nua cũ kỷ.

 

Nhớ nhiều thứ, đủ mọi chuyện. nhớ cái thời còn là chàng thanh niên bảnh bao, trong khuôn mặt hớn hở, trai lơ. Nhớ cuộc hẹn hò vụng trộm, nhớ cái hôn vội vàng ẩn bao điều thầm kín lớn lao.

 

Và nhớ… xiết bao. Nhớ bao điều vụn vặt, tầm phào , nhẹ hẫng là vì sao cọng cỏ bên đường lúc xanh , lúc héo.

 

 Quên và nhớ . giọt nước mắt âm thầm chảy ngược vào trong. Quên đôi dép hằng ngày xỏ ngược, quên bữa ăn vừa nửa chừng . Quên những khuôn mặt thân quen hằng ngày mà ngỡ đã ngàn năm.

 

Nhớ, nỗi hoảng sợ lúc về đêm. Những tiếng vọng mơ hồ từ tiền kiếp nào, dội về, kéo rê về, rủ rỉ rù rì với mảnh linh hồn nào đó. Mênh mông, trống trải. Càng về già càng nghe rõ nỗi cô đơn trong đêm lạnh, nghe tiếng gọi mơ hồ. Co ro, buồn ủ rủ trong không gian chật hẹp của bốn vách tường.. Chán nản , buồn tẻ. cảm giác như mọi thứ đều chấm hêt.!!!

 

Nguyễn Thanh Sơn  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
26 Tháng Mười Một 20198:59 CH(Xem: 14443)
Những tác phẩm do TẠP CHÍ HỢP-LƯU xuất bản:Hiện có bán qua hệ thống Amazon phát hành toàn cầu. Và SÁCH MỚI CỦA NXB TẠP CHÍ HỢP-LƯU 11-2019 Hiện có bán qua hệ thống phát hành LuLu.com.
30 Tháng Tư 20161:32 SA(Xem: 30720)
"Thảm kịch của dân tộc Việt suốt hơn 70 năm qua phần nào khởi nguồn từ sự thiếu hiểu biết chính xác về Côn [Hồ], cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam, và ngay cả cái học thuyết dịch sai thành “Cộng Sản,” của “Mã Khắc Tư.” Nói rộng hơn, sự hận thù, phân hóa giữa các giai tầng, phe nhóm Việt phần lớn do sự cận thị lịch sử mà ra: chúng ta đã phải chia phe phái bắn giết, hận thù, chửi rủa nhau suốt bao thập niên, đúng hơn hàng chục thế kỷ qua, cũng chỉ do bị nhiễm độc bởi những ngụy sử, do tài liệu tuyên truyền tinh vi của nhiều phe nhóm, chính quyền và cường quốc tạo nên; hoặc do những người thiếu kiến thức, lại tham vọng bắt lịch sử phải uốn quanh “chiếc giường tên tướng cướp trên lưng” mình." (NGUYÊN VŨ)
01 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 72805)
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
24 Tháng Năm 20234:35 CH(Xem: 1088)
Và rồi vẫn vậy những tầng không / Gối lên nhau những khoảng chất chồng / Có khi đặc quánh khi trống vắng / Những mùa hè lạnh lắm mùa đông
24 Tháng Năm 20234:02 CH(Xem: 663)
Trong số những nhà thơ lớn Việt Nam các thời Cổ - Trung - Cận đại, tình cảm đặc biệt nhất của tôi với tư cách một người làm phim truyện, là dành cho Thi sĩ-Nhà giáo-Thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu. Bởi theo tôi, giá trị lớn nhất, sức hấp dẫn kỳ lạ nhất trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu, chính là trái tim thương cảm của ông đối với Dân, đối với những nghĩa sĩ đã xả thân cho Tổ quốc, và đặc biệt với phụ nữ, trẻ em - những nhóm người yếu thế nhất trong xã hội, nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, loạn lạc…
19 Tháng Năm 20234:11 CH(Xem: 743)
Ngày chị Tư gặp tôi ở San Jose, chị mừng ứa nước mắt hai hàng. Vừa lấy tay quẹt ngang mắt, cái điệu quen thuộc i như ngày xưa, chị vừa cười: - Gặp cô ba tui mừng quá à. Lâu lắm rồi tui mới khóc được. Vừa khóc mà vừa cười. Tôi nhìn chị trân trân. Chị Tư Trợn da đen nhẻm ẳm tôi ngang hông ngày xưa bây giờ trắng da dài tóc, không hẹn nhau trước chắc tôi không thể nhận ra. Lúc chia tay chị, tôi hỏi: - Em kể chuyện của chị được không? - Chuyện đời tui có chi đâu mà kể, dị òm. - Em kể chuyện mộ gió nha. - Ờ, cô ba còn nhớ chuyện mộ gió hả- mắt chị chợt buồn xa xăm- tui thì quên lâu rồi. Sao mà tôi quên chuyện mộ gió được.
17 Tháng Năm 20234:19 CH(Xem: 848)
“anh không phải là con chim / cánh mõi đường bay … / nhưng giọt lệ người đã chảy thành đại dương / mà tiếng sóng không nguôi vỗ buồn trong trí nhớ … “**
30 Tháng Tư 20233:45 SA(Xem: 1143)
Con gái hắn, ở tuổi 17 đã hỏi sau một giờ học môn lịch sử: “Bố ơi, thế điều gì có tính quyết định khiến ông Nguyễn Thái Học đứng ra thành lập tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng ạ? Sao còn trẻ thế mà ông ấy lôi cuốn được nhiều người vậy? Bí mật gì, hở bố?”.
30 Tháng Tư 20233:08 SA(Xem: 994)
khi rừng xưa đã gió / bờ vai tóc phủ dày / người về thu dáng thỏ / góc đời che bóng mây
30 Tháng Tư 20232:51 SA(Xem: 874)
Một chiều.cánh lá trôi rất chậm / bắt đầu trở về trên bến than / hồn li ti đi tìm gân mạch / chiếc áo xông pha đã lấm tàn