- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

QUAN HỘ ĐÊ BẮC THÀNH LÊ ĐẠI CANG

25 Tháng Năm 20226:30 CH(Xem: 23916)
QUAN HO DE

QUAN HỘ ĐÊ BẮC THÀNH LÊ ĐẠI CANG     

Mai An Nguyễn Anh Tuấn     

 

Cách đây mấy năm, trong khi làm phim tài liệu chân dung “Lê Đại Cang - nhân cách bậc quốc sĩ”, nhà báo - Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa đã đưa tôi tới sông đào Ngũ Huyện Khê để ghi hình ảnh bộ cho phim này.

 

Ngũ Huyện Khê là một chi lưu của sông Đuống, bắt nguồn từ địa phận huyện Đông Anh, Hà Nội và đổ vào sông Cầu tại thành phố Bắc Ninh. Sau đó, tôi đã lang thang bằng tàu thuyền là chủ yếu, đi dọc sông Hồng và một vài đoạn sông nhánh quan trọng đến với các làng xã truyền thống vùng châu thổ Hà Nội, để mong tìm được dấu vết của cụ Lê Đại Cang thời được vua Minh Mệnh sung cho chức “Quản lý Nha Đê chính Bắc thành", mà theo một số tư liệu thành văn và truyền miệng, cụ đã được một vài nơi tôn làm Thành hoàng làng...

 

Trên dòng sông Hồng, tức sông Cái, tôi đã suy ngẫm nhiều về hành trạng của Quan hộ đê Bắc thành Lê Đại Cang. Đây là dòng sông mà từ hồi đầu thế kỷ XX, nhà địa lý học nhân văn người Pháp Pierre Gourou đã nhận định: “là con sông chủ yếu của Bắc Kỳ; chính nó đã tạo ra châu thổ bằng phù sa và chính nó luôn luôn đe doạ châu thổ khi tràn ngập. Sông Hồng chảy qua châu thổ như một kẻ xa lạ đáng sợ chứ không phải như một ngưòi cộng sự hữu ích, đó là do sự hung dữ và những trận lụt lớn của nó” (Người nông dân châu thổ Bắc kỳ  - Nxb Trẻ, 2003).

 

Vùng châu thổ sông Hồng trong hàng nghìn năm đó đã tạo ra một nền văn minh từng toả ánh sáng ra các quốc gia lân cận, và được các nhà nghiên cứu lịch sử có uy tín trong nước và nước ngoài mệnh danh là: “ Nền văn minh lúa nước” hay “ Nền văn minh sông Hồng”. Trên cơ sở sự phát triển của Văn minh sông Hồng, từ hàng ngàn năm về trước, những Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam - như Văn Lang và Âu Lạc đã lần lượt được khai sinh. Các nhà nghiên cứu cũng không ngần ngại khẳng định rằng: Văn minh sông Hồng là nền văn minh dựng nước, là nền văn minh đầu tiên xây dựng và khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam.

 

Để tồn tại, ông cha ta đã tiến hành chinh phục châu thổ, một trong những sự nghiệp đó là quai đê, lấn biển. Cả một hệ thống đê điều khổng lồ dài đến gần 2.000km, công trình đắp bằng tay kéo dài trong nhiều thế kỷ! Không những đắp đê để ngăn lũ của các dòng sông, xây dựng những công trình thuỷ lợi vĩ đại, ông cha ta còn đồng thời tiến hành đắp đê ngăn sự xâm lấn của nước biển để bảo vệ những cái nôi của châu thổ. Cạnh đó là những cuộc lấn biển hối hả để mở rộng châu thổ… Công cuộc chinh phục các dòng sông và biển cả quả là một bản anh hùng ca tráng lệ, đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa con người với nước lũ, biển cả, bão tố, úng ngập, hạn hán, và biết bao biến cố khác của thiên nhiên, của lịch sử. Từ 2.500 năm trước đây, những trận lũ lớn của sông Cái còn là thiên tai không kiểm soát được, nhưng vào đầu công nguyên, con người đã bắt đầu đắp đê ngăn lũ, phù sa dày đặc trong nước lũ đã lắng đọng tạo nên những bãi mật phù sa- theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là thời kỳ đã ra đời thần thoại Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh…

 

Tính nết ghê gớm của sông Mẹ xuất hiện khi mùa mưa lũ đến. Lũ về, nước sông chảy xiết, dòng nước đục ngầu phù sa, cuốn phăng tất cả những gì có thể. Một nhà khí tượng thuỷ văn đã cho biết: lũ sông Hồng có ba tính chất nguy hiểm với con người. Trước hết là có nhiều con lũ trong cùng một mùa nước lên, khiến cho con người vất vả để thích nghi với mức nước lên xuống trong canh tác nông nghiệp. Thứ hai, lũ sông Hồng vận chuyển một khối lượng nước rất lớn, do mưa to và dốc cao, những khối nước đó sẽ tràn ngập cả châu thổ nếu như chúng không bị ngăn lại kịp thời. Người dân sống hai bên bờ sông Mê Kông thì dễ thích nghi được với lũ của sông Mê Kông vì lũ của nó rất chậm và rất đều đặn, thậm chí họ còn có thể trồng được một thứ lúa nổi mọc theo mực nước dâng lên. ở Bắc Kỳ thì đồng ruộng, hoa màu luôn bị đe doạ bởi con sông Cái chảy xiết (từ 2m đến 3m một giây vào thời điểm có lũ), và có những biến động đột ngột bởi sông bị kẹp giữa những ngọn núi cao có sườn dốc đứng cho đến khi nó vào châu thổ. Người dân châu thổ tưởng tượng cái sức mạnh ma quái của nước sông Hồng bằng những thần tượng như: Long vương, Hà bá, Thuỷ tề, Bạch xà, Thuồng luồng… khi hầu như không làm chủ được nó, và đôi khi còn lập đền thờ các lực lượng siêu nhiên ấy ở bên sông để mong kìm bớt cơn giận dữ khủng khiếp của nước lũ. Trong ký ức của nhiều người dân châu thổ Bắc Bộ vẫn còn in đậm hình ảnh những ngôi nhà đổ sụp khi sóng sông ào tới, từng cụm làng xóm trôi dạt, những gốc cổ thụ bật gốc cuốn đi trong cơn xoáy lũ, những bàn tay phụ nữ con trẻ chới với trong dòng nước đục ngầu gầm réo, đồng lúa ruộng màu bị cướp trắng trước cặp mắt ưá lệ đau đớn xót xa… Những con đê mồ hôi xương máu của biết bao người đã nhiều khi không chịu đựng được sức tàn phá của thuỷ thần. Có thể tạm thống kê: đời Trần Thái tông vỡ đê kinh thành. Năm 1269 vỡ đê Cơ Xá, và từ năm đó đến năm 1393 vỡ đê 16 lần- điển hình là trận vỡ đê Bát Tràng năm 1352. Năm1729 vỡ đê ngập lụt cả hai huyện Văn Giang, Văn Lâm. Đời Tự Đức vỡ đê Văn Giang 18 lần. Trận lụt năm Qúy Tỵ 1893, cả vùng đồng bằng Bắc Bộ chìm ngập trong nước bạc mênh mông… Nhưng đê vỡ, lại tiếp tục việc hàn đê! Hết đời này qua đời khác, người dân châu thổ không chịu đầu hàng lũ lụt, họ đã oằn mình ra để quai đê, hàn đê ngăn lũ không mệt mỏi… Không ít người ngày hôm nay vẫn còn lưu giữ trong ký ức của mình hình ảnh kinh hoàng của một thời:Tiếng trống ngũ liên thúc hối hả, tiếng kẻng canh đê, tiếng quát tháo của tuần đinh, cảnh nhốn nháo như ong vỡ tổ, những ngọn đuốc đỏ rừng rực từng đoạn sông, người dân châu thổ mồ hôi chan nước mắt chân cắm trong đất, tay ken vào nhau làm bức tường chắn sóng… Nhiều thế hệ cha ông đã đắp đê ngăn nước tràn vào làng mạc. Không kể tuyến đê trên các con sông khác, hệ thống đê sông Hồng riêng nó đã dài tới 1.650km. Đó là một công trình lặng lẽ mà vĩ đại không kém bất cứ một kì quan nào… Nhà thơ Võ Văn Trực đã viết về con đê ngàn đời ấy bằng những dòng như sau: “Hòn đất ở dưới tận cùng đáy đê là hòn đất đắp từ đời Lý. Hòn đất đắp trên cùng mặt đê là hòn đất đắp trong thời đại mới. Mười bốn mét chiều cao con đê là cả một bề dày lịch sử được kết dính bằng bùn, mồ hôi, nước mắt và máu. Cả khi trời quang mây tạnh, cả khi gió táp sóng xô, con đê kiên gan đứng im với một tình yêu thầm lặng! …” (Thượng nguồn và châu thổ, Nxb Thanh niên). Không biết đê dọc sông Hồng được đào đắp từ bao giờ, chỉ biết sử ghi chép đời Lý Nhân Tông năm Mậu Tí 1108 đắp lại đê Cơ Xá, như thế từ trước đã có đê và ngót 1.000 năm nhân dân đã tôn tạo thêm sự vững chãi của đê sông Mẹ dài trên 2000km! … Ngoài đê sông, dân ta còn đắp đê biển. Năm 1248, vua Trần Thái Tông khuếch trương việc trị thuỷ sông Hồng, hạ lệnh đắp một hệ thống đê gọi là đê Đỉnh Nhĩ, chạy từ đầu nguồn tới bờ biển phòng nước lụt sông Hồng và đặt chức Hà đê chánh, phó sứ trông coi đê điều. Nhưng Thăng Long vẫn không tránh khỏi bị lũ lụt, nhiều lần nước tràn vào Hoàng thành. Năm 1243 đê Đại La thành bị vỡ... Từ thời Hồng Đức (Lê Thánh Tông), việc xây dựng đê điều ngăn nước mặn đã được tiến hành, cho đến thời Nguyễn Gia Long thì lần đầu tiên đạt tới độ quy mô lớn với Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Như vậy là, dòng sông, luỹ đê và công sức của con người đã tạo ra một vùng châu thổ rộng lớn đến một ngàn năm trăm kilômét vuông và hàng năm nhận được một lượng phù sa khổng lồ. ở đây, chúng ta lại cần nhắc đến P. Gourou, người tiên phong của ngành Nông dân học thế giới, một nhà khoa học Pháp rất am hiểu châu thổ sông Hồng và có cảm tình với người nông dân Việt nam, song ở một công trình viết về thổ nhưỡng Đông Nam Á, ông lại có một nhận định vội vàng: do việc đắp đê hai bên sông Hồng, phù sa không thể tràn lên các cánh đồng được, vì thế, “châu thổ đã chết trong tuổi vị thành niên của nó”! Nhưng Gourou không thể ngờ rằng, cảnh quan địa lý châu thổ vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI hoàn toàn không  phù hợp với lý thuyết và sự phỏng đoán của ông trong năm 1940. Ông cũng không thể hình dung được là sẽ có cả một hệ thống mương máng, đập tràn của các công trình đại - trung - tiểu thủy nông với nhiệm vụ dẫn thuỷ nhập điền và đưa phù sa sông Hồng vào những cánh đồng bất ngát. Nhiều nơi, hệ thống mương phai chính còn rẽ xương cá để đưa phù sa vào từng thửa ruộng nhỏ… Như vậy là tuổi thành niên của châu thổ vẫn còn đang phát triển với sức vóc phi thường của nó, thậm chí, châu thổ còn đang trẻ lại với màu xanh phủ kín các vùng miền. Sau Hiệp định Genève, miền Bắc chỉ có bốn hệ thống thuỷ nông tưới cho hai mươi vạn ha và tiêu cho hai mươi lăm vạn ha đã bị chiến tranh tàn phá; nhưng chỉ trong vòng hai mươi năm sau, nhiều công trình đại thuỷ nông mới đã được xây dựng: Bắc - Hưng - Hải, Chí linh - Nam Sách, Thuỵ Phương - Gia Thượng, bảy mươi vạn ha được nhận nước từ những công trình đó; còn vùng chiêm trũng Hà Nam Ninh, Hải Hưng đang được các trạm bơm điện tiêu úng… Nhưng công trình đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải là một bước chuyển quan trọng đánh dấu thời kì mới trong cuộc chinh phục sông Hồng. Cho đến nay, công trình này và những công trình thuỷ lợi khác vẫn phát huy tác dụng của nó trong sản xuất nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng, với những chính sách khuyến nông ngày một mạnh dạn hơn của Nhà nước...

 

Nhắc qua về lịch sử lũ lụt và các công trình đắp đê chống lụt của dân tộc ta từ thời cổ đại cho tới nay để có thể thấy rõ hơn vị trí, vai trò và trách nhiệm của Lê Đại Cang khi cụ gánh trọng trách của một quan Đê chính Bắc thành lãnh đạo nhân dân chống chọi với hung thần lũ sông Cái!

 

Cụ Lê Đại Cang đã sống giữa một giai đoạn cực kỳ phức tạp của lịch sử; dấn thân vào chốn quan trường nhiều cám dỗ và đầy bất trắc, cụ đã chọn cho mình con đường “ngày đêm chăm chỉ, một lòng báo quốc… vì nước quên nhà, vì công quên tư” (Lê thị gia phả)  để có thể đem trí tuệ xuất chúng và tài năng đa diện của mình cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đầy gian khó, lập nên một sự nghiệp lớn. Sự nghiệp ấy của Lê Đại Cang trải dài trong thời gian 41 năm làm quan qua 3 triều vua, trải rộng trong không gian cả ba miền đất nước từ biên giới cực Bắc đến biên giới cực Nam, từ kinh đô Huế đến cố đô Thăng Long, qua rất nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục, văn hóa, ngoại giao… Lặn lội suốt từ Nam chí Bắc, khi làm Cai bạ Quảng Nam, Cai bạ Vĩnh Long, quyền Tổng trấn Bắc Thành, Tổng đốc Sơn - Tuyên - Hưng, Tổng đốc Hà nội – Ninh Bình hay làm Tổng đốc hai tỉnh An Giang - Hà Tiên, ở đâu Lê Đại Cang cũng lo tìm đất hoang cho dân cày cấy, lo đào sông, khơi dòng chảy, tạo điều kiện cho dân canh tác nông nghiệp thuận lợi... Nhưng có một sự nghiệp lớn, sự nghiệp để đời của Lê Đại Cang mà trong Lê thị gia phả hầu như không kể, nhưng lại được chính sử triều Nguyễn ghi chép lại rất nhiều: đó là công việc của một quan đê chính ở Bắc Thành những năm 1828-1831, với sứ mệnh cao cả là "giữ dân và vệ nông"- như sớ cụ tâu vua mà sử có chép lại (Những tư liệu về giai đoạn làm quan Hộ đê này của cụ Cang đã được các nhà nghên cứu lịch sử dày công khảo cứu qua hàng ngàn trang thư tịch cũ, đặc biệt là hai nhà sử học: TS. Nguyễn Minh Tường và TS. Nguyễn Thị Phương Chi).

 

Dân gian còn lưu truyền: tại công đường Nha đê chính - ở cửa Nam thành Hà Nội, cụ Cang đã cho treo hai câu đối: "Đê tồn Cang tại - Đê hoại Cang vong" - bộc lộ rõ quyết tâm sống chết với đê của một vị quan liêm chính, cương trực, ý thức sâu sắc về công vụ, người đặt trách nhiệm tồn vong của đê - tức sự sống còn của Dân lên trên sự sống còn của bản thân mình. Thực cảm động, và quả là bài học thấm thía đối với những công bộc của Dân hôm nay!

 

Khi đảm nhiệm phụ trách việc đê điều ở Bắc Thành, Lê Đại Cang đã lặn lội đi khảo sát, gặp các bô lão nhiều kinh nghiệm khắp các vùng Sơn Nam, xứ Đoài, Kinh Bắc... Cụ đã quan sát kỹ lưỡng dòng chảy của các con sông lớn, nhỏ, tìm ra quy luật dâng lũ của chúng để tìm cách giãn lũ - ví như cụ đã cho giãn lũ sông Cái - Nhĩ Hà qua sông Đuống, ra sông Cầu, bằng sông đào Ngũ Huyện Khê. Cụ còn dày công biên soạn cuốn sách thống kê các đê công - tư, giúp việc quản lý và phòng hộ đê điều chặt chẽ hiệu quả hơn. Sự nghiệp đê điều gian nan khôn xiết, bằng tinh thần tận tụy, trí thông minh, lòng quả cảm, cụ đã cùng dân chúng nhiều vùng quê châu thổ sông Cái - Nhĩ Hà xả thân đắp đê, sửa đê, ngăn được lũ lụt tàn phá làng mạc. Vua phê và khen rằng: “...nước sông lên to, mà đê phòng đều được vững chắc, thực nhờ phúc thần nhiều lắm”. Thực ra, Phúc thần ở đây lại chính là Quan hộ đê Lê Đại Cang, người bốn lần được trọng thưởng, ba lần bị phế chức, người trong hoàn cảnh hiểm nguy nào cũng không rời bỏ chức phận giữ dân và vệ nông. Và cho đến nay, một số vùng quê ven sông Hồng vẫn đang thờ cụ như một phúc thần thành hoàng làng, mà nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử hôm nay cần phải tìm cho ra những di tích đặc biệt đáng quý này.

 

Là một người làm phim, tôi đặc biệt “mê” giai đoạn này của cụ Lê Đại Cang, thời mà vị quan văn võ toàn tài quê Bình Định đã kết mối lương duyên với người phụ nữ xinh đẹp dòng dõi nhà vua là quận chúa Lê Ngọc Phiên, rồi cùng bà vượt qua bao sóng gió hiểm nguy, để sau đó cụ trở thành một Quan hộ đê Bắc thành đáng kính trọng vào bậc nhất trong lịch sử dựng nước của Dân tộc ta, được dân lập đền thờ hương khói đời đời...

 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 16317)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
12 Tháng Sáu 20259:55 SA(Xem: 2772)
trái bóng vẫn lăn... / mấy ngày ở Seattle / theo đà chiếc bánh lăn / một sáng chế mà người bạn đường một thuở đang gửi gắm / thấy chiếc xe đạp vẫn bươn bả trên đường / dù ở nơi nào / xa vạn dặm quê hương
11 Tháng Sáu 20259:50 CH(Xem: 2689)
Anh còn có gì / Ngoài khung cửa nhỏ / Em về qua phố / Nắng rực đường đi! -- Em mỉm môi cười: Tình trao ai đó? Lòng anh không gió / Cũng lộng niềm vui /
06 Tháng Sáu 20254:06 CH(Xem: 2780)
Năm ấy, khi còn đang mài đũng quần để lấy tấm bằng Master, anh làm thêm trong một hầm rượu. Một quán rượu nằm nửa chìm nửa nổi dọc bờ sông Seine. Anh không muốn xin tiền nàng vào những khoản bí mật của một thằng đàn ông đã đến tuổi tự lập từ lâu, nên cuộc đi làm thêm diễn ra cũng bí mật, kín đáo y như cái quán rượu huyền bí này- nửa chìm, nửa nổi. Sơ mi trắng, nơ đen, chạy băng băng giữa các thực khách, luôn nhoẻn cười quá ư lễ độ, vô cùng nhũn nhặn phô hàm răng khểnh, không ai nhận ra ngài trợ giảng một trường đại học trong trang phục bồi bàn, nói tiếng Pháp chuẩn âm Paris.
06 Tháng Sáu 20253:23 SA(Xem: 2706)
Tập thơ “Hẹn Anh Về Vỹ Dạ Ngắm Mưa Bay” của Hoàng Thị Bích Hà có hơn 180 bài thơ dài ngắn khác nhau được chia làm 2 phần: Phần 1: 80 bài thơ, Phần 2: 116 bài thơ bốn câu. Phần 1: 80 bài thơ tuyển là những bài tâm đắc được chọn lọc ra từ 10 tập thơ trước đã xuất bản và một số bài thơ mới sáng tác trong thời gian gần đây, chưa in nhưng đã được đăng tải trên các trang báo mạng và website Văn học Nghệ thuật trong và ngoài nước. Phần 2 là những khổ thơ yêu thích, mỗi bài chỉ chon 4 câu trong số những bài thơ đã xuất bản.
06 Tháng Sáu 20252:58 SA(Xem: 2658)
Trước khi thực hiện cuộc phỏng vấn này, tôi đã tham khảo nhiều nguồn thông tin và trực tiếp đối thoại với những nhân vật “sống” trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phản hồi nhận được đa phần rơi vào ba mô thức: (1) phê phán gay gắt phía đối lập, (2) nói chung chung với lý thuyết viễn mơ, hoặc (3) phủ nhận hoàn toàn tính khả thi của việc hòa hợp hòa giải. Do đó, tôi đã tìm đến Trí tuệ Nhân tạo Chat GPT – như một cuộc đối thoại với "sự trống vắng im lặng", và đồng thời là một sự tổng hợp từ hàng triệu nguồn tiếng nói – để có được một cái nhìn khách quan, toàn diện, mang tinh thần đối thoại tương kính về một vấn đề lớn và dai dẳng của dân tộc Việt Nam.
31 Tháng Năm 20251:27 CH(Xem: 4150)
Tôi không phải là một “cư dân mạng” thuần thành, nhãn hiệu mà người ta thường dùng để chỉ những người sống trong thế giới ảo nhiều hơn trong thế giới thật. Tuy vậy, tôi vẫn nặng lòng biết ơn tất cả những nhân tài về kỹ thuật tân tiến trên thế giới đã đóng góp vào việc giữ gìn và phát huy kho tàng văn minh của nhân loại qua các nền tảng trên mạng như Google, Facebook, Wikipedia, YouTube... và gần đây hơn nữa là ChatGPT. Những nguồn thông tin đó đã giúp chúng ta học hỏi, tìm hiểu về vốn kiến thức đồ sộ của con người từ đời nay sang đời khác, trong một thời gian rất ngắn. Cuối thế kỷ trước, khi mạng lưới toàn cầu đã ra đời nhưng chưa thông dụng mấy, tôi từng phải vào thư viện biết bao nhiêu lần, nhiều khi chỉ để tra tìm một chữ, một khái niệm, trong suốt thời gian viết luận án của mình. Ngày nay, chỉ cần “nhấp con chuột” một cái, chúng ta đã có thể tìm được điều mình muốn tìm trong tích tắc.
29 Tháng Năm 20251:06 SA(Xem: 2746)
Ở đâu tôi không biết chứ ở làng quê tôi, điều này đến thế hệ mình ít thấy được duy trì cách gọi này. Thôi thì con cái họ, họ cứ gọi tên cũng được, không sao! Nhưng với người khác nhất là anh em họ hàng nhưng họ lớn tuổi hơn mình thì cần lưu ý cách xưng hô cho lịch sự, dễ nghe để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn.
29 Tháng Năm 202512:54 SA(Xem: 2470)
Năm 2025 Hoàng Thị Bích Hà trình làng 2 tập thơ: “Hoa tím sầu đông” (gồm 103 bài thơ) và “Hẹn anh về vĩ dạ ngắm mưa bay” (Hơn 180 bài). Hai tập thơ này tuyển chọn ra những bài thơ tâm đắc của Hoàng Thị Bích Hà trong 10 tập thơ đã xuất bản từ mấy năm trước đây. Những tập gồm 50 bài, mỗi tập lọc ra khoảng 10-15 bài, trong những tập gồm có 100 bài thơ lọc ra khoảng 15-20 bài. (Đây là 2 tập thơ cuối cùng khép lại việc in thơ. Từ nay về sau tôi tiếp tục dành thời gian và tâm huyết cho truyện ngắn và tùy bút, nếu bất chợt có cảm hứng thì vẫn làm thơ, đăng báo chứ không xuất bản nữa).
29 Tháng Năm 202512:23 SA(Xem: 3033)
Trong những năm gần đây, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) đã tạo ra một làn sóng quan tâm sâu rộng trong giới viết lách. Với nhiều người, đây là một phương tiện mới mẻ, đáng để thử nghiệm. Nhưng với không ít người khác , nhất là những cây bút kỳ cựu hoặc thủ cựu, thì sự xuất hiện của AI đặt ra những hoài nghi, thậm chí phản ứng: Có nên xử dụng AI khi viết văn? Nếu có sự trợ giúp như thế, tác phẩm đó có còn là của cá nhân? Người viết có còn xứng đáng đứng tên tác giả? Tôi từng bỡ ngỡ và đặt những câu hỏi ấy khi mới tiếp xúc với AI. Nhưng nhờ trải nghiệm thực tiễn, tôi dần nhận ra bản chất thật sự của công cụ này – và càng hiểu rõ hơn đâu là ranh giới giữa công cụ hỗ trợ và ý tưởng sáng tạo. Bài viết này chia xẻ góc nhìn cá nhân ấy, không nhằm tranh luận hay áp đặt, mà như một cách giúp bạn đọc hiểu rõ hơn: trí tuệ nhân tạo không hề thay thế con người, và việc xử dụng AI trong sáng tác – nếu trung thực và có ý thức – là điều hợp lý và xứng đáng.