- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NƠI ĐÓ MÙA XUÂN

28 Tháng Giêng 202211:25 CH(Xem: 22681)

mai-photo-ul
Mai - photo UL

 

 

Biển Cát

NƠI ĐÓ MÙA XUÂN

 

Tôi về nhé giao thừa năm cũ

Cội hoàng mai thơm ngát ngoài hiên

Tờ lịch cuối cất vào ngăn nhớ

Nghe mùa Xuân gõ nhẹ bên thềm.

 

Tôi về nhé lượt là áo lụa

Đôi hài xinh ôm gót chân xinh

Thênh thang lối bay bay tóc gió

Môi cười ngoan không chỉ riêng mình.

 

Ai vẫn đứng chờ tôi lặng lẽ

Ánh mắt nhìn đăm đắm mông mênh

Đừng giận nhé , tôi về , dẫu muộn

Dẫu thế nào tôi đã về đây.

 

Đêm trừ tịch ấm nồng chái bếp

Nồi bánh chưng củi rực từng cây

Tách trà thơm quyện làn khói mỏng

Phút tao phùng sao mắt vương cay.

 

Xa bên rào có bầy đom đóm

Chập chờn như những mảnh sao khuya

Hơi sương lạnh thấm vào đêm lạnh

Còn chút gì ủ ấm mai kia.

 

Tôi về nhé đường xa đã mỏi

Chông chênh đời mòn mỏi thân đau

Một lần này cho tôi mượn lại

Bờ vai người. Giọt lệ rơi mau.

 

Tôi về nhé nhặt đầy túi mộng

Vạn thiên hà lấp lánh trong mơ

Chẳng còn gì . Chỉ là nỗi nhớ

Những mùa Xuân xa tự bao giờ.

 

Biển Cát

 

 

 

THÁNG CHẠP

 

 

Tháng chạp của tôi

Có mùi mứt gừng đảo trên chảo nóng

Bên bếp lửa hồng bàn tay mẹ thoăn thoắt đưa nhanh

Có con thạch sùng trong góc tường nằm hóng

Tặc lưỡi đếm thời gian gọi Tết đến nhanh.

 

 

Đêm tháng chạp

Có những vì sao trên cao chấp chới

Ai chờ ai cho hương bưởi thoảng xa

Nhặt đầy hoa trắng ủ thơm gối mộng

Cơn mơ lao xao bóng trúc la đà.

 

 

Tháng chạp quê nhà

Trên triền sông vàng màu hoa cải

Vạt nắng mênh mang loang loáng cả dòng sông

Con đò thả trôi theo nước chảy một dòng

Gió vờn nhẹ cho lăn tăn sóng gợn.

 

Cỏ lá ngậm sương hay sương ươm từ cỏ

Mà buổi sớm mai trong trẻo đến vô cùng

Có bướm trắng lượn cùng mây trắng

Có chim én về liệng mấy vòng sân.

 

Tháng chạp có người về rất muộn

Con đò cuối chiều khua sóng dạt bến sông

Nhẹ khỏa nước nghe phù sa mặn đắng

Bao nỗi niềm nghiêng xuống rưng rưng.

 

Đêm trừ tịch thức cùng nồi bánh Tết

Tiếng cuốc kêu khắc khoải đến nao lòng

Châm thêm cành củi khô giữ bập bùng ngọn lửa

Khói tỏa mịt mù cho mắt nhớ mông lung.

 

Còn lại đây bao lần tháng chạp

Để nghe thương nghe nhớ bâng khuâng

Một lúc nào trên dòng đời đẩy đưa trôi mãi không dừng

Sẽ chạnh lòng lắm giữa bảng lãng chiều tháng chạp.

 

 

Biển Cát

 

 

VỀ KỊP THÁNG GIÊNG

 

Về thôi cho kịp tháng giêng

Đuổi con còng gió trên triền đê xưa

Nghe thơm rơm rạ vào mùa

Bờ đê lồng lộng gió lùa qua vai.

 

Về thôi cho kịp giêng hai

Ngắm vườn rực rỡ cội mai hoa vàng

Có con bướm trắng bay ngang

Ngẩn ngơ lạc giữa bàng hoàng hương mai.

 

Về thôi hong nắng đầu ngày

Bâng khuâng nghe nhớ sợi gầy tóc ai

Tháng giêng cỏ lá lắt lay

Chờ chân ai bước nhẹ khua gót hài.

 

Về thôi dẫu lỡ duyên may

Từ con sáo nhỏ bay qua sông dài.

 

 

 

Biển Cát.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 12373)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
14 Tháng Ba 202510:12 CH(Xem: 153)
Người ta thường ví Mèo như một người phụ nữ, bởi Mèo có vẻ nhẹ nhàng nhỏ nhẻ từ cách ăn, cách ngủ cả đến lúc Mèo gần gũi, nũng nịu bên chủ để được che chở vuốt ve. / Tôi không thích Mèo và không bao giờ có ý nghĩ là mình sẽ nuôi Mèo. Tôi cho rằng cái cách dịu dàng của Mèo như một sự dối trá ẩn sau cái ác. Bởi lẽ lúc nhỏ, tôi đã từng chứng kiến và xót đau khi cái lũ mèo nhà hàng xóm xé tan xác ăn thịt mấy con chim bồ câu nhà mình nuôi. Nửa đêm khuya khắc tôi hay bị thức giấc vì tiếng kêu, tiếng chạy đuổi nhau trên mái tôn nhà ông Lý sát cạnh nhà mình, nghe bắt rợn người. Và có lẽ vì Mèo nó có cái vẻ yểu điệu, dịu dàng tương phản với cái vẻ thô thô, cứng ngắt của tôi nên tôi ghét nó...
14 Tháng Ba 20259:07 CH(Xem: 376)
nghiêng vai chiều lại xuống rồi / em về tả ngạn kịp trời mưa dông / đò đưa qua đó cũng gần / để anh đợi mấy trăm lần mới quen
14 Tháng Ba 20258:55 CH(Xem: 413)
Sáng sớm hôm nay, khi mở hộp thư, nhận được tin, tôi liền điện thoại cho anh Phạm Văn Nhàn, người bạn thân với anh chị Thương – Quy. Hỏi, “Anh Nhàn ơi, anh hay tin gì chưa? Anh Lê Ký Thương đã ra đi lúc 9 giờ 50 phút sáng hôm nay 14/2/2025. Cả hai anh em đều buồn. Im lặng một lúc, anh kể mới gọi thăm anh LKT cách nay mấy tuần. Chị Quy nói chuyện rồi đưa phone qua cho anh Thương, nhưng khi đó miệng anh Thương đã cứng, không nói được gì...
13 Tháng Ba 202511:36 CH(Xem: 553)
Em như chiếc dương cầm / Ngân nga những phím ru yêu dấu / Mùa Xuân mưa và hơi lạnh / Ngát hương đêm thì thầm
12 Tháng Ba 20259:20 CH(Xem: 696)
Thôi em ạ mùa thương không về nữa / Đợi chờ chi hết thảy đã xa rồi / Lời yêu ấy thuộc về ngày xưa cũ / Chỉ còn chăng lưu lại những vần thơ
12 Tháng Ba 20254:17 CH(Xem: 780)
Em viết cho anh bài thơ thứ nhất / Bài thơ về hoa cỏ yêu nhau / Cỏ ấp ủ đêm dài mộng mị / Hoa khẽ khàng đợi nắng tan sương …
11 Tháng Ba 202510:59 CH(Xem: 725)
Cho ta niềm hoài vọng / Đã xa mình bao nhiêu! Khi không còn được yêu / Lòng si mê gấp bội / ** Cho một người đứng tuổi / Bỗng nhiên mang kính hồng / Cho một người lớn tuổi / Đứng ngẩn hè phố đông
11 Tháng Ba 202512:30 SA(Xem: 2190)
áo em / màu gió / màu trời / màu con chim / hót / những lời / ái ân /
06 Tháng Ba 20253:19 SA(Xem: 2105)
Cao Nguyên là bút hiệu của Lưu Trọng Cao Nguyên. Sinh ra và lớn lên tại Sàigòn. Bắt đầu làm thơ từ những năm đi học Y Khoa xa nhà. Hiện đang cư ngụ tại Nam Cali cùng với vợ và hai con trai. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí văn hữu và độc giả những thi phẩm của Cao Nguyên