- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nghiệp Chướng

01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 108069)

hl82cf_0_144x300_1Hoàn hơi bị ấm đầu, cho nên để phân biệt với những Hoàn khác, người ta gọi Hoàn là Hoàn âm lịch. Vì âm lịch Hoàn lấy vợ muộn- mãi đến năm Hoàn đã ở cái tuổi 37, lão Thủ (bố Hoàn) mới lo được vợ cho Hoàn. Vậy mà từ bấy đến nay, 5 năm rồi vẫn không thấy vợ Hoàn chửa đẻ gì. Hoàn béo khỏe, Trâm vợ Hoàn (dưới Hoàn 5 tuổi) trái lại, trông cứ khô đét như người teo cơ...

Không biết bao nhiêu lần, lão Thủ giục Hoàn: Anh phải bảo chị ấy đi bệnh viện khám xem thế nào chứ! Hoàn chỉ ậm ừ. Nhiều lần như thế, lão Thủ phát cáu: Thế nào? Hoàn nhấm nhẳng: Chẳng có thế nào!- Chẳng thế nào mà đến bây giờ “nó” vẫn cứ đuồn đuỗn như con cá rô đực?! Hoàn không nói gì. Lão Thủ đấu dịu: Tôi với mẹ anh già rồi. Phận trai có mình anh, chứ... nếu được thằng nữa thì tôi mặc xác. Hoàn vẫn lì ra. Lão Thủ tức nghẹn họng mà không biết làm thế nào(!) Sốt ruột, nhằm lúc chỉ có mình Trâm, lão Thủ bảo thẳng:

- Tôi lấy vợ cho con để lo sau này có người nỗi dõi tông đường, trông nom giữ gìn đất hương hỏa, chứ không phải là... lấy về để làm cảnh!

Hơi bị bất ngờ, Trâm chưa nói gì, lão Thủ đã tiếp:

- Chị phải đi khám xem thế nào để... còn liệu. Đàn bà sinh nở có thì... Lão Thủ chưa nói xong, Trâm đã bưng mặt khóc:

- Con khổ lắm bố ơi!

Lão Thủ ngờ ngợ:

- Sao...?

Trâm nghẹn ngào:

- Con và nhà con đã đi khám rồi...

- Khám rồi?

- Vâng!

- Thế...?

Trâm tức tưởi:

- Họ bảo... nhà con... bị... vô sinh...

Lão Thủ đứng lặng. Hai mắt trợn trừng, mồm lão như bị nhét giẻ- cứ há ra mà không kêu lên được! Ừ nhỉ, tại sao lão không nghĩ đến điều đó? Tại sao trước đây, lão chỉ lệch về một phía mà cho rằng Trâm chính là nguyên nhận của sự trục trặc, để đến bây giờ lão mới ngã ngửa người ra...?!

Thật trớ trêu, lão đã tính đến chuyện tìm một đám khác cho Hoàn. Vì vậy, để khỏi mang tiếng với làng nước là bỗng dưng giãy vợ cho con, lão đã rốt ráo giục Trâm đi khám để có cớ. Vậy mà...

Hốt hoảng lão chạy sang buồng bên:

- Này...!

 

Đang nằm trên giường, nghe lão gọi giật giọng, bà Thủ vội vàng ngồi dậy xớ rớ đưa đôi chân xuống đất quờ quạng tìm dép:

- Ông gọi tôi?

Lão Thủ đã đứng sừng sững trước mặt bà Thủ:

- Hỏng... rồi!

Bà Thủ ngây mặt. Lão Thủ tiếp:

- Thằng Hoàn nhà mình đi khám, người ta bảo... bị vô sinh!

- Vô sinh... là... là... thế nào hở ông?- Bà Thủ ngơ ngác.

Hai mắt lão Thủ như lồi ra khỏi tròng. Lão dằn giọng:

- Là không có con, là suốt đời làm ông mãnh, là... (đang định nói... là tuyệt tự nhưng lão đã kịp dừng lại)... là... thế chứ còn gì nữa!

Không ngờ bà Thủ thản nhiên:

 - Ôi dào, nó không có con thì đã có con cái Kim. Tưởng gì...!

Không chờ để được nghe những câu như thế, lão Thủ rít lên: Đồ... ngoại bang! Và chỉ một chút nữa thì lão đã chồm đến bóp cổ con vợ khốn nạn đã trở nên vô tích sự- không còn khả năng đẻ đái từ ngót hai chục năm nay! Lão nấc lên, nghẹn ngào như chính lão đang bị bóp cổ. Ôi! Giá như lão biết được sớm hơn thằng con lão như thế! Giá như lão còn trẻ...- Lão chồm đến...- Nhưng hai chân lão bỗng chới với như bị bước hụt. Mồm ú ớ, hai mép sùi bọt, lão từ từ khụyu xuống rồi đổ vật ra ngay dưới chân giường. Bà Thủ sợ đến ríu lưỡi:

- Trâm ơi...!

Đến lượt Trâm chạy sang hốt hoảng cùng bà Thủ bế thốc lão Thủ lên giường. Vội vàng lo mấy đồ đánh gió bọc vào chiếc khăn mùi soa, Trâm đưa để bà Thủ đánh gió cho lão. Được một lúc, chân tay lão ấm dần. Gương mặt đã thấy thần sắc của lão bỗng dưng động đậy. Lão từ từ mở mắt. Trâm nhẹ nhàng đặt một bàn tay lên trán lão. Ngước lên, nhìn thấy Trâm, lão Thủ chớp chớp đôi mắt đờ dại. Mồm lão mấp máy. Lão thảng thốt:

- Con ơi!

Bất giác, Trâm không cầm được nước mắt. Từ hai hố mắt già nua của lão Thủ những giọt nước mắt cũng ứa ra lăn xuống hai bên thái dương.

 

***

 

Kim- con gái lão Thủ lấy chồng đã từ hơn chục năm nay. Hai nhà tuy trong phố, ngoài làng nhưng cùng xã và cách nhau chỉ độ hơn cây số. Vợ chồng Kim mải làm ăn buôn bán, cả năm may ra được một lần- ấy là vào dịp tết nguyên đán, mới thấy vợ chồng con cái đặt chân đến cổng nhà ông bà ngoại! Nhưng độ này thấy Kim thỉnh thoảng lại đồng quà tấm bánh về thăm vợ chồng lão Thủ. Hai thằng con Kim, đứa lên chín, đứa lên năm, thì vài ngày một lần vào với ông bà ngoại. Mới đầu lão Thủ cũng vô tình không để tâm đến và coi là chuyện bình thường. Nhưng rồi lão ngợ ngợ, cảm thấy sự việc cứ như là được thực hiện theo một kế hoạch đã được sắp đặt từ trước (?!) Cho đến một hôm, vô tình lão nghe lỏm được cuộc đấu khẩu của hai đứa cháu ngoại ở sau nhà: Mẹ bảo bác Hoàn không có con. Ngày sau tao ở ngoài kia, mày ở trong này- Ứ phải! Em thấy bố bàn với mẹ là sẽ bán đi, mua miếng khác ngoài phố...

Thì ra thế! Thảo nảo...! Không muốn lộ cho hai đứa cháu biết mình đã rõ chuyện, lão Thủ giận sôi máu nhưng phải cố nén: Thì ra âm mưu của vợ chồng nó gớm thật. Để rồi xem vợ chồng nó giở những trò gì. Nhưng... ai đã nói với vợ chồng nó? Chờ hai đứa cháu về khỏi, lão Thủ túm ngay lấy bà Thủ: Ai đã đem chuyện thằng Hoàn nói với vợ chồng cái Kim? Bà Thủ còn đang ú ớ chưa biết trả lời ra sao, lão Thủ đã rít lên: Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường. Cứ tin gái già, không khéo có ngày mất nước! Đúng lúc đó thì Hoàn đi đâu về. Nếu không sự thể không biết rồi sẽ ra sao...

Mấy hôm sau, hai đứa cháu lại dò vào, mang theo cả quần áo, sách vở: Bố mẹ chúng cháu bảo vào ở với ông bà ngoại cho vui. Hàng tháng, bố mẹ cháu sẽ gửi tiền và gạo vào... Lão Thủ điên tiết: Về bảo thằng Trọng Thủy với con Mỵ Châu nhà chúng mày, tao không phải như An Dương Vương. Từ rày trở đi, vợ chồng, con cái đừng có đặt chân đến cổng nhà tao làm gì cho bẩn. Xéo! Hai đứa cháu ngoại chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, sợ quá bỏ cả quần áo, sách vở chạy mất...

... Mấy tháng sau, bỗng một hôm bà Thủ thì thầm với lão Thủ vẻ quan trọng: Này ông, hình như... con vợ thằng Hoàn nó chửa! Không ngạc nhiên, cũng không ra biết rồi, lão Thủ buông một câu: Thế à! Bà Thủ rụt rè: Tháng thứ ba rồi! Mà tôi để ý, thấy nó cứ khóc dấm, khóc dúi. Hình như... không phải là... nó “ấy” với thằng Hoàn! Lão Thủ trừng mắt: Ai bảo bà thế! Bà Thủ ấp úng: Thì... ông chẳng bảo với tôi... là thằng Hoàn...? Lão Thủ ớ ra...! Thật không may cho Kim đúng lúc đó bỗng dưng mò đến. Lão Thủ sực nhớ đã mấy tháng nay Kim mất mặt. Gần đây lão lại mấy lần thoáng thấy bóng Kim ngoài cổng nhưng vì lão ở nhà, Kim thập thò không dám vào. Cách đây mấy ngày, có việc đi đâu về, lão lại bắt gặp Kim từ trong ngõ đi ra. Loạn âm thật rồi! Lão Thủ quay sang Kim: Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng! Cút! Kim há mồm vừa toan cãi lại, lão Thủ đã vào nhà vớ lấy chiếc điếu cày chạy ra...

Nhưng Kim đã không còn đứng ở đấy nữa...

 

***

 

Suốt thời gian Trâm có mang, Hoàn không ra vui cũng không ra buồn. Lầm lì, ít nói- thì vốn dĩ Hoàn vẫn lầm lì, ít nói. Chẳng có gì ở Hoàn chứng tỏ hạnh phúc của một người sắp được làm bố. Nhưng bảo Hoàn dửng dưng cũng không phải! Cứ như là chẳng có chuyện gì xẩy ra- như Trâm có mang hay không thì cũng thế! Hoàn hiện diện trong gia đình như một cái bóng. Gần đến ngày Trâm nằm chỗ, tất cả- từ tã lót, xô màn, cho đến quả chanh, lát cam thảo, vợ chồng lão Thủ đều phải lo liệu, chuẩn bị. Thì có ai bảo cho Hoàn biết(!) Mà những việc như vậy Hoàn đã được lo bao giờ?! Buổi sáng hôm Trâm trở dạ, Hoàn cũng không có nhà. Bà Thủ dìu Trâm đi trước, còn lão Thủ thì tay xách nách mang các thứ cần thiết, lếch thếch theo sau. Cũng may trạm xá gần nhà. Ra đến nơi, Trâm được đưa ngay lên bàn đẻ. Tất nhiên là lão Thủ phải đứng ngoài. Lòng dạ bồn chồn, chưa đến nửa tiếng đồng hồ mà lão Thủ ngỡ như nửa năm. Trâm đẻ ngay. Con so mà Trâm đẻ dễ quá. Vừa nghe tiếng Oa... oa...- Hình như chỉ chờ có thế, lão Thủ quên cả giữ gìn, vội vàng xô cửa bước vào. Người nữ hộ lý ngẩng lên, cười chia vui với vợ chồng lão:

- Mừng cho ông bà nhé! Cháu trai...

Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ- Như để chắc chắn, lão Thủ run run đưa tay sờ chim đứa trẻ. Không còn nghi ngờ gì nữa, hạnh phúc thực sự đang ở trong tay. Lão Thủ ngẩng lên ngơ ngác- một lần nữa lão muốn kiểm tra liệu có phải lão đang mơ ngủ(?) Gương mặt lão bệch ra, đờ đẫn như gương mặt của kẻ mộng du. Thì đứa trẻ vẫn đang khóc ngằn ngặt! Bất giác, lão Thủ đưa hai tay ôm mặt, khóc tu tu...

 

***

 

Một tháng sau ngày Trâm đẻ.

... Sáng hôm ấy, nấu chín nồi cơm, bà Thủ vẫn không thấy lão Thủ dậy. Thường khi chỉ Hoàn là dậy sau cả nhà, còn cứ tầm bà Thủ hoặc Trâm dậy nấu cơm là lão Thủ cũng trở dậy quét dọn, xúc rửa ấm chén, hoặc cho lợn, cho gà ăn. Nhưng hôm nay...

Lúc đầu nghĩ có lẽ lão mệt, để cho lão ngủ, bà Thủ không gọi. Không ngờ lúc bà Thủ vào đánh thức lão dậy ăn cơm thì lão đã chết tự lúc nào!

... Buổi chiều hôm trước cúng mụ (đầy tháng) cho thằng Vỹ (tên lão Thủ đặt cho thằng bé), lão Thủ còn dặn bà Thủ đi chợ mua đủ 12 thứ quà và các thứ về để làm cơm. Hoàn đi làm vắng. Bà Thủ đi rồi, lão cứ quẩn quanh bên Trâm. Cuối cùng, lão rụt rè: Chị đưa tôi bế nó một tí! Trâm đưa thằng Vỹ cho lão. Tay lão run bắn. Gương mặt lão giật giật. Lão nhìn thằng bé như hóa đá. Có lẽ từ ngày Trâm đẻ, hôm nay lão mới được ngắm nó kỹ đến thế! Nhìn cử chỉ lão âu yếm thằng bé, trông cũng mủi lòng. Bỗng nhiên lão gục mặt xuống mặt nó. Hai vai lão run lên. Lão khóc nhưng cố kìm không để bật ra thành tiếng. Bất giác Trâm cũng cúi xuống nghẹn ngào...

Thằng Vỹ khóc thét lên, mặt nó đã nhòe nhoẹt nước mắt lão Thủ. Trâm vội vàng đón lấy thằng bé. Lão Thủ ngập ngừng như muốn nói với Trâm một điều gì đó nhưng lại thôi...

Lão có đau ốm gì đâu. Vậy mà...!

Ai cũng bảo lão trúng gió. Duy chỉ có một người ngờ ngợ về cái chết của lão. Ấy là Trâm...

 

***

 

50 năm sau...

Lão Thủ có ngờ đâu mảnh đất và dòng huyết thống mà lão quyết tâm bảo vệ bằng mọi giá, cuối cùng chỉ truyền được đến một đời. Năm 25 tuổi, Vỹ lấy vợ. Ngoài 30, vợ chồng Vỹ vẫn không có con. Khi đi bệnh viện khám mới biết... Vỹ lại vô sinh!

Sau khi vợ chồng Vỹ mất (trước sau một năm và cùng mới ở tuổi 49) vì vợ chồng Vỹ không có con, người ba họ- họ đằng bà Thủ, họ nhà Trâm, họ vợ Vỹ- tranh giành, kiện tụng nhau để được hưởng thừa tự miếng đất...

... Trải qua bao nhiêu biến thiên dâu bể, đến nay không còn ai xác định được vị trí miếng đất ấy bây giờ ở đâu...

Phùng Thành Chủng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 2659)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 5575)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 6549)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 59850)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 461)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 877)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 844)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 834)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 754)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 935)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *