- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nghiệt ngã

20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 36866)


lythuthao117

Lý Thu Thảo. Sinh năm: 09/02/1983
Quê quán: Nghệ An. Tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du khoá 8 (nay là khoa sáng tác – lý luận và phê bình văn học - Trường đại học văn hoá Hà Nội) Hội viên Hội VHNT Nghệ An . Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu.

Tạp Chí Hợp Lưu





Tôi không phải là người đàn bà luôn chơi trò ú tim để đi tìm một tình yêu đích thực. Tuổi trẻ ai mà chẳng có một tình yêu dù nó có đẹp hay không thì đó vẫn là tình yêu. Tôi đã yêu. Yêu mê mệt. Yêu đắm đuối. Yêu trong cơn hoan lạc của tiếng sét ái tình bậm vào tôi. Tôi đã không thể dứt ra. Và cứ thế tôi trượt dài trong men say tình ái.
Mười tám tuổi tôi trở thành đàn bà. Đàn bà thì có gì khác lạ đâu? Cũng là con người cả. Nhưng danh ngôn đã có câu: “Phụ nữ quyến luyến cái nó cho, còn nam giới được giải phóng bởi cái nó nhận”. Ban đầu tôi đã tưởng mình không thể gượng dậy nổi…nhưng không...vì giọt máu của tôi. Con tôi. Nó là con của tôi. Không là của ai khác.
Bây giờ thì nó đã mười tám. Mười tám tuổi là mười tám năm nó không biết cha nó là ai. Mười tám tuổi vồng ngực nó đã tròn đầy và mềm mại. Nó giống tôi thích mọi thứ đều màu đỏ. Đỏ từ trong ra ngoài. Mọi người bảo màu đỏ là màu của ái ân, màu của kích dục.
 Đêm, hai mẹ con nằm ôm nhau ngủ nó thì thầm: Sao mẹ không đi lấy chồng cho yên phận, mẹ cứ lang bạt mãi như thế này không thấy nhàm chán sao? Nhìn vẻ mặt của con tim tôi tự dưng thót lại. Một cảm giác là lạ đang xâm chiếm tôi, ào vào tôi như lần đầu tôi biết yêu.
Tôi thoáng qua thấy con gái tôi đẹp - rất đẹp - đẹp hơn tôi ngày xưa. Hai má múm đồng tiền sâu hun hút và hai chiếc răng khểnh đều ở hai bên. Mỗi khi con gái cười trông nó duyên – duyên lắm. Cái cười ấy tôi còn chết mê chết mệt nữa là cánh đàn ông. Một hôm con gái thủ thỉ: - Mẹ! Thầy giáo dạy văn bảo con có điệu cười chết người. Tại sao lại chết người hả Mẹ? Tôi bảo: – À, ý thầy giáo bảo là con có điệu cười duyên. Nhớ lại câu hỏi ấy của con hồi học lớp 6 tôi chợt giật mình.

*

Hôm nay chủ nhật. Con gái được nghỉ học thêm. Xin đi picnic. Tôi ở nhà một mình. Tiếng gió kẹt cửa nghe rờn rợn, rùng mình. Chán. Không biết phải làm gì. Lại gần máy tính của con gái bật lên nghe chút nhạc. Tò mò. Tôi vào My Computer. Tôi mở từng file. File “Nhật ký một cuộc tình”. Tôi kích chuột. Trang đầu tiên đập vào mắt tôi là ảnh con gái tôi chụp Tết vừa rồi. Nó mượn bộ váy ngắn màu đỏ của tôi, nó bảo: Con chỉ thích mẹ mặc mỗi bộ váy này thôi, hôm này chụp ảnh mẹ cho con mượn nhé? Trông nó thật nổi bật. Phải tôi của ngày xưa?
Di di con chuột xuống phía dưới. Sống lưng tôi nhói buốt. Từng dòng chữ đậm mùi tình ái đang ùa vào trong tôi. Trước mắt tôi hiện ra con đường mà tôi đã đi.

“Ngày..........
 Hôm nay trước lúc chia tay anh để ra về anh nhẹ nhàng kéo tôi vào lòng, ôm ghì tôi thật chặt. Tôi tưởng mình nghẹt thở vì cái ôm ấy. Môi anh bắt đầu lần tìm đôi môi mọng đỏ của tôi. Anh đã tìm thấy. Anh nhẹ nhàng mơn man rồi bất chợt anh hôn tôi ngấu nghiến. Tôi cảm giác như có một vật gì đó nhẹ, mềm, ấm luồn trong vòm miệng tôi, ngọ nguậy. Lưỡi chạm lưỡi, răng chạm răng. Một nụ hôn sâu dài và lớn mạnh như những con sóng ngoài biển khơi trong mùa bão lũ... Những ngón tay điêu luyện tinh quái lướt nhẹ vùng cổ rồi lần lần vào trong làn áo lót lướt qua lướt lại nhiều lần trên đôi bồng đảo mềm mại, mát rượi. Bàn tay anh nâng niu mơn trớn chuyển dần xuống dưới xuống dưới, bàn tay lướt nhẹ qua eo, bụng, rốn…và…và…”

Tôi đang lạc vào một bến mê mà không biết lối ra. Một bến mê của cuồng dại, của ngây ngất, của những đêm dài trong nhà nghỉ, quán bar, vũ trường ồn ào tiếng nhạc, tiếng hò hét mà không biết rằng con gái mình cũng đang trượt dài theo con đường ấy.
Tôi lờ mờ hiểu ra rằng: Cho dù là một cô gái dễ thương, khép nép, thùy mị, nết na, thuần khiết, đoan trang, đôn hậu, yểu điệu thục nữ như thế nào đi nữa thì cái tư thế hôn nhau chẳng bao giờ là khác cả.
Tôi chìm người vào cõi sâu hun hút của bóng tối.
 Màn đêm đen đặc quánh như thùng nhựa đường mà con gái đi chơi vẫn chưa về. Tôi không dám nghĩ con gái sẽ làm những gì khi gần người đàn ông ấy. Nó rùng rợn quá! Mê cuồng quá! Thác loạn quá!
Khuya lắm con gái tôi mới về. Trông nó có vẻ phờ phạc như người thiếu ngủ. Cái gì cũng có giá của nó. Có đi thì phải có lại. Có cho thì người ta mới nhận. Cũng như con người ta, cái hoan lạc của cuộc sống không tránh ai bao giờ cả, chỉ có mình tự tránh cái hoan lạc ấy. Nhưng rồi bản năng của con người đã chiến thắng tất cả. Dục vọng. Tiền tài. Địa vị.
- Con yêu anh ấy và anh ấy cũng yêu con. Chúng con yêu nhau. Có gia đình thì đã làm sao. Miễn là mình thấy hạnh phúc bên người mình thương yêu phải không mẹ?
- Con yêu người đàn ông ấy?
- Vâng.
Tôi khựng người lại bởi câu trả lời của con gái.
Tiếng lá khô nghe xào xạc. Một chuỗi những tháng ngày đen tối dường như đang dần đổ uống tôi.

*

Đêm đã khuya tôi về một cách nhẹ nhàng, khẽ đẩy cửa. Ánh sáng lờ mờ từ phòng ngủ của con gái hắt ra. Một người đàn ông đang dần đổ sập vào con gái tôi và cứ thế...cứ thế...người đàn ông đi vào người con gái tôi.

Còn gì nữa đâu ngoài khao khát về nhau, nỗi nhớ râm ran âm ỉ cháy chưa bao giờ tàn lụi, từ đây lửa tình yêu nhen lên dữ dội. Những gì là ngày xưa trong tôi chợt bùng cháy. Nhìn nhau, chỉ muốn ôm chặt lấy nhau mà cuống quít bờ môi. “Chạm em đi, hôn em đi! ...”. Tôi quên hết không gian, thời gian, tôi muốn anh muốn tình yêu của anh. “Đừng nói nữa…cô bé…hãy để anh yêu em ...”. Anh lướt môi xuống cổ tôi. Tay anh kéo nhẹ chiếc váy mỏng manh trên người tôi. Vuốt ve mọi nơi. Dịu dàng. Tê tái. Tôi chỉ còn biết rung bần bật trong anh. Cảm xúc lấn át và ngự trị khi anh áp chặt đùi tôi. Những tiếng thở mê man quyến rũ. Hòa mình vào anh. Tôi ngập chìm hạnh phúc.

Tôi vùng chạy khỏi ký ức và cũng là vùng chạy khỏi chính con gái mình. Một nỗi đau lớn đang đè nặng tôi. Tôi đi không cảm giác, hình như là tôi đang bay.
Người đàn ông ấy giờ lại hiện ra trong ngôi nhà của tôi như một sự trừng phạt của thượng đế.
Tôi cười trong mê dại, tái tê...

*

Đêm. Gió lạnh rít lên từng đợt. Một ngôi sao đổi ngôi thoáng bay ngang qua bầu trời.
- Không con ơi! Về với mẹ đi...
Tiếng tôi bật giữa không trung vắng lặng. Tôi càng chạy, càng đuổi, càng gào thét theo đứa con gái mới chập chững vào đời của tôi. Cứ đuổi gần tới thì nó lại đi xa hơn. Tôi kiệt sức. Chẳng vờn đuổi được nữa. Tôi tựa lưng vào một gốc cây. Chúng đứng lại nhìn tôi. Thằng con trai cười. Một điệu cười méo xệch. Chế nhạo. Cái cười của bố nó ngày xưa?

Những giọt nước mắt nóng bỏng rơi xuống má tôi. Tôi choàng tỉnh. Đứa con gái của tôi đang ngồi đây, khuôn mặt bơ phờ. Đôi mắt trong veo ngày nào giờ đây dại hẳn đi. Tôi thoáng rùng mình khi nhìn vào con gái. Những đường gân xanh ở cổ nó nổi rõ mồn một, đang phập phồng đập một cách gấp gáp.


Lý Thu Thảo
Thái Hoà - Nghệ An

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 20241:51 SA(Xem: 8013)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà văn, Sử gia NGUYÊN VŨ - VŨ NGỰ CHIÊU Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN. Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng Thọ 82 tuổi
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 13106)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
10 Tháng Mười 20244:15 SA(Xem: 712)
Tôi trở về Half Moon Bay / Đếm từng con sóng biển / Đếm từng nỗi ưu phiền / Lòng buồn như sương mù / Từ độ ánh trăng tan...
05 Tháng Mười 20244:58 CH(Xem: 1734)
NCT sinh năm 1948 tại Vũng Tàu, cha mẹ là người Hà Nội. Từ đầu những năm 1950er NCT lớn lên ở thành phố Sài Gòn, học tiểu học ở trường Bàn Cờ, trung học ở trường Chu Văn An. Năm 1967 ông từ chối những học bổng của những quốc gia khác, chọn học bổng quốc gia (VNCH) để sang CHLB Đức du học. Tại Viện Đại Học Stuttgart NCT học Triết học và Toán Học & Cơ Học Áp Dụng. Vào thời điểm đó những triết gia Đức có tiếng như Martin Heidegger, Karl Jaspers, hay Ernst Bloch đã hưu trí, ông đã làm luận án tiến sĩ ở Viện Cơ Học & Toán Học Áp Dụng. Ông là sinh viên trẻ nhất xưa nay có bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư (Doktor-Ingenieur), vào năm 1977.
02 Tháng Mười 20246:16 CH(Xem: 923)
Chủ nghĩa phê bình văn học thời cổ điển ở phương Đông thường diễn ra trong các hình thức: Bình văn, bình thơ và ca xướng hay ngâm vịnh; trong lúc ở phương Tây thì hình thức khá phổ biến là diễn thuyết và tranh luận. Cái hay của văn chương chỉ trụ vào hình thức diễn đạt một phần; nhưng sự tinh túy lại là cái “thần” nằm trong góc khuất của cảm xúc và tư tưởng. Bởi vậy, khi nói đến những trường hợp xướng văn, bình thơ hay phê bình văn học đã có rất nhiều văn nghệ sĩ Đông Tây như Jacques Prévert, Francoise Sagan, Mark Twain… ở trời Tây hay Tô Đông Pha, Bùi Giáng…
02 Tháng Mười 20245:30 CH(Xem: 1133)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. (- Bạt Xứ)
02 Tháng Mười 20245:12 CH(Xem: 685)
Cách nay hơn chục năm, tôi đã viết: Luân Hoán, người kể chuyện bằng thơ. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi đã nhận ra, bài viết chưa thực sự mở ra được hồn cốt, kiến thức và khối lượng sáng tác đồ sộ của ông. Vì vậy, hôm rồi, nhận được tập bản thảo: Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal, do Luân Hoán gửi tặng, dù đang rất bận, tôi cũng dành thời gian đọc ngay. Một cảm xúc khác, Luân Hoán đã để lại trong tôi, khi đọc xong tập thơ dày đến 300 trang này. Thật vậy, Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal như một cuốn hồi ký về tình yêu, cuộc sống chìm vào nỗi nhớ quê nhà được Luân Hoán viết bằng thơ: “càng già càng bớt nhớ nhà?/ quẩn quanh nhớ mỗi cái ta thật nhiều/ nhớ từ thời bé hạt tiêu/ phơi nắng giang gió thả diều, đi rông“ (Trí nhớ về chiều)
02 Tháng Mười 20245:02 CH(Xem: 988)
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
02 Tháng Mười 20244:46 CH(Xem: 1138)
Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn. Thường các nhà văn rất thích gặp nhau, có thể bàn với nhau những dự định sáng tác, động viên nhau khám phá thi pháp mới. Thân hơn nữa, đọc bản thảo của nhau, góp ý để sửa chữa tác phẩm tốt hơn, hay hơn... Tôi viết rất chậm, ba bốn tháng mới viết được một truyện ngắn. Còn Nguyễn Anh thì ngược lại, chỉ vài tháng đã có tiểu thuyết gáy dày như hòn gạch. Bao giờ viết xong anh cũng in ra, đóng thành tập, có bìa giả như một luận văn tiến sĩ, đưa tôi đọc, nhờ góp ý. Tiểu thuyết của anh là loại tình cảm xã hội nên hấp dẫn, tôi đọc một hai bữa là xong mà không thấy quá vất vả. Mới có mấy năm anh đã có hơn năm mươi đầu sách. Tác phẩm ra ào ạt nhưng anh vẫn chưa nổi tiếng trên văn đàn. Trong giới viết lách chẳng mấy người biết đến Nguyễn Anh.
02 Tháng Mười 20244:38 CH(Xem: 1346)
Như tuổi trẻ của chúng ta, hôm nay / Thứ hoàng hôn oằn mình rực rỡ / Đang chìm dần / Khuất vào nơi biển lạnh. / Bình minh rồi sẽ mọc / Nhưng không thuộc về chúng ta.