- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ÉDOUARD GLISSANT (1928-2011)

16 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 84439)

 

Một vì sao rụng

 

edouard_glissant

ÉDOUARD GLISSANT (1928-2011)

NHÀ VĂN TẠP CHỦNG TOÀN-CẦU

 

 

 Nếu như viện Hàn lâm Thụy điển, đầu tháng Mười năm ngoái, rốt cuộc đã trao giải Nobel 2010 cho nhà văn Pêru Mario Vargas Llosa hụt biết bao nhiêu lần trước đó (1), thì nay, viện không còn có thể vớt vát được nữa. Không còn có thể vinh danh dầu muộn mằn nhà văn Pháp da màu Édouard Glissant cũng đã liên hồi hụt giải. Nhà văn nobelisable, thường xuyên được nêu danh trong số có cơ đoạt giải này đã từ trần hôm qua, thứ năm 03 tháng 02/2011: hiện nay chưa có tiền lệ tặng giải cho các văn gia đã khuất (2). Tiếc thay! Cho viện Hàn lâm lỡ tàu và nhà văn hụt giải.

 

Từ bản sắc da màu…

 Nói nào ngay, thì chẳng phải viện Hàn lâm Thụy điển không hề nghĩ tới Édouard Glissant: như vừa nói, tên ông thường xuyên nằm trong số nhà văn nobelisable(s) mỗi năm gần đây. Có điều là hào quang tác phong quyết liệt nhưng bất bạo động của ông trong môi trường chánh trị và văn hóa trải dài hơn sáu chục năm tròn đã ít nhiều che trùm trên một sự nghiệp nghệ thuật cũng chẳng kém phần sắc cạnh. Suốt trọn cuộc đời khôn thôi sống động, ông không hề tách rời công trình sáng tạo văn chương ra khỏi mục tiêu mà ông tóm gọn qua haì í niệm créolisation (tạp chủng) và tout-monde (toàn-cầu).

 Édouard Glissant sanh ngày 21 tháng 09/1928 ở thị xã Sainte-Marie, tỉnh 972 - Martinique thuộc quần đảo Antilles của Pháp, nằm trong vùng biển Caribê châu Mĩ. Loại chi tiết vừa kể chẳng phải là không có ảnh hưởng sâu đậm tới thân thế và sự nghiệp của ông. Ngay cả tên họ của ông cũng phần nào báo hiệu thân thế và sự nghiệp này. Là bởi Glissant (glixxăng) là cách đọc đảo ngược tên họ Senglis (xăngglix) của một trong số chủ nông da trắng khai thác thuộc địa ở châu Mĩ bằng mồ hôi, nước mắt, máu thịt của hàng triệu dân châu Phi bị vây ráp, trói ké, quẳng xuống gầm tàu négrier (tàu chở mọi da đen) băng Đại tây dương bắt làm nô lệ kể từ thế kỉ XV. Bốn trăm năm sau, khi chế độ chiếm hữu và buôn mọi da đen lần lượt được bãi bỏ vào giữa thế kỉ XIX, giải phóng tầng lớp nô lệ (3), phải khẩn cấp đặt tên cho các công cụ mới được phục hồi nhơn phẩm: « Glissant, nghe cũng hay, nhà văn suy ngẫm, giãi bày. Nhưng còn có biết bao cách khác để gọi chúng tôi. Tiếng tạp chủng thường đặt nhiều tên cho sự vật một cách hồn nhiên. Ăn nói đa âm đa dạng vốn là lối phát biểu bản năng của dân tình chúng tôi. »

 Sau khi mài rách đũng quần trong trường Victor Schoelcher (tương đương thời ấy với các trường Pétrus Ký - Sài gòn, Quốc học - Huế và Bưởi - Hà nội) ở thủ phủ Fort-de-France, ông rời Martinique sang Paris năm 1946. Theo học ngành dân tộc học trong Musée de l’Homme (Viện bảo tàng Nhơn chủng) và lịch sử, triết học ở đại học Sorbonne. Bảo vệ luận án tiến sĩ dưới đề tài Le Discours antillais: le passage de l’oral à l’écrit en Martinique. Essai d’analyse éclatée d’un discours global (Diễn ngôn ở Antilles: từ lời nói tới chữ viết ở Martinique. Cảo luận mở phân tích một khối diễn ngôn).

 

 … qua hoạt động…

 Đồng thời với mấy thi phẩm đầu tay Un champ d’ îles (Quần đảo bao la – 1953) và La Terre inquiète (Trái đất âu lo – 1954), ông tham gia các phong trào tranh đấu qui tụ giới văn gia, trí thức và nghệ sĩ da màu gốc châu Phi, Antilles, Guyane và Hoa kì. Tranh luận với Léopold Sédar Senghor (1906-2001 - gốc Xênêgal) (4), Aimé Césaire (1913-2008 - gốc Martinique như ông) (5) và Langston Hugues (1902-1967 - gốc Hoa kì). Trong lúc L.S. Senghor và A. Césaire tôn tạo phong thái négritude (bản sắc da màu), xóa bỏ í nghĩa miệt thị và khinh thường trong tiếng Pháp và tiếng Anh/Mĩ nègre, nigger, negro (mọi da đen, lọ nồi) biến nó thành biểu hiện cho cảm tính tự trọng và tự tin - trong khi L. Hugues và đồng cánh vừa than thân trách phận vừa quyết liệt đảm nhận nguồn gốc châu Phi của mình (6), thì ông cho rằng tinh thần afrocentrism(e) (trở về cội nguồn châu Phi da đen) của họ chỉ là loại mơ tưởng ‘’trở về một cội nguồn đà mai một không còn cứu vãn được nữa’’.

  Năm 1960, Édouard Glissant kí rõ tên mình trong bản Manifeste des 121 (Kiến nghị của 121 nhà trí thức) do triết gia hiện sinh Jean-Paul Sartre (1905-1980) chủ xướng, đòi quyền trốn lính ở Algérie bấy giờ đang cầm súng nổi dậy dành độc lập. Năm sau, cùng với Paul Niger (1915-1962 - gốc Guadeloupe thuộc Pháp ở quần đảo Antilles như ông), thành lập Front antillo-guyanais pour l’autonomie (Phong trào tự trị Antilles và Guyane), có khuynh hướng đòi độc lập. Phong trào liền bị cấm, ông và đồng cánh thì bị trục xuất ra khỏi Guadeloupe, quản thúc tại gia ở Pháp sáu năm ròng, từ 1959 tới 1965. Trở về quê quán sau đó, thành lập Institut martiniquais d’études (Viện nghiên cứu Martinique) cùng với tập san Acoma (Acoma) đăng tải các công trình nghiên cứu của viện. Đồng thời cũng tiếp tục xây đắp sự nghiệp văn học bằng nhiều tác phẩm để đời.

 Với sự nghiệp đa dạng và đa diện này, ông nghiễm nhiên trở thành giám đốc tập san Courrier de l’Unesco (Thư mục Unesco) của Liên hiệp quốc kể từ năm 1982. Năm 1989, được bổ nhiệm làm Distinguished University Professor (Giáo sư đại học ưu tú) đại học Louisiana Hoa kì, chủ trì Trung tâm nghiên cứu Pháp học và Pháp ngữ. Rồi cư ngụ ở New York. Năm 1995, làm Distinguished Professor (Giáo sư ưu tú), chủ nhiệm khoa văn học Pháp đại học Thành phố New York. Năm 2006, được Tổng thống Pháp bấy giở giao phó nhiệm vụ thành lập Trung tâm nghiên cứu tình cảnh nô lệ đương đại. Hai năm sau, khi Tổng thống đương nhiệm có xu hướng bài xích dân nhập cư, cùng với nhà văn đồng hương giải Goncourt 1992 Patrick Chamoiseau, thảo bản tuyên ngôn phản kháng dưới tựa đề Quand les murs tombent, l’identité nationale hors la loi? (Khi biên giới sụp đổ, bản sắc dân tộc trở nên phi pháp chăng?). Trước đó, ông thành lập Institut Tout-Monde (Viện Toàn-cầu), quảng bá ‘’ bộ óc muôn hình vạn trạng của quần thể đại chúng trên thế giới ‘’.

 

... tới tạp chủng toàn-cầu

 Mở mắt chào đời, lớn lên ở Martinique giữa một ‘’quần đảo bao la’’ (nhan đề tập thơ đầu tiên của ông), nơi đã trải qua một thời gian dài nô lệ, Édouard Glissant sớm dòm xa, nhìn ngó không gian ở phía bên kia chưn trời. Nói cách khác, từ thủ phủ Fort-de-France sát vách châu Mĩ, ngụp mình trong môi trường Caribê pha trộn đủ loại màu da, phong hóa và ngôn ngữ, hòn đảo nhỏ chôn nhau cắt rún của ông, dưới mắt nhà thơ thấu thị như ông, không còn là một khoảng không gian chật hẹp, mà là nơi để ông dễ bề quan sát biến đổi tác động không ngừng trên quả địa cầu. Giúp ông nhìn đón trước rằng thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ tạp chủngtoàn-cầu, không chỉ về mặt kinh tế, chánh trị, xã hội, mà về chính con người của chúng ta.

 Ngay trong các tác phẩm đầu tay, *thi ca như tập Trái đất âu lo (1954 - đụng độ giữa con người chinh phục và con người bị chinh phục), *cảo luận như cuốn Soleil de la conscience (Mặt trời tri thức - 1956 - « Sẽ chẳng còn có nền văn hóa nào mà không pha trộn với các nền văn hóa khác, khôngcòn có nền văn minh nào ngạo nghễ ngự trị trên đầu các nền văn minh khác, không còn có thi nhơn nào mù mắt trước biến động của Lịch sử. », *tiểu thuyết như truyện La Lézardetạp chủng toàn-cầu đà manh nha, khai mào cho đường hướng hoạt dộng và nội dung sự nghiệp văn học của ông. Trong bài phỏng vấn nhơn dịp xuất bản luận thuyết La Cohée du lamentin (Ủn ỉn loài heo biển – 2005), Èdouard Glissant giải thích và định nghĩa í niệm tạp chủng toàn-cầu do mình chủ xướng như sau: (Dòng sông quanh co - giải Goncourt 1958 - dân bản xứ Antilles chạm trán với tinh thần thực dân), các í niệm

 « Chúng ta liên hồi sống trong một thế giới khôn thôi đảo lộn, các nền văn minh không ngớt đụng độ với nhau, từng mảng lớn văn hóa sụp đổ xiêu vẹo và trộn lẫn với nhau, những ai hoảng sợ tình thế pha trộn này tự động trở nên quá khích. Tôi gọi nó là chaos-monde, là thế-giới-hỗn-loạn. Các xác tín duy lí không còn hiệu nghiệm nữa, tư tưởng biện chứng đà thất bại, còn tinh thần thực dụng thì chẳng có đủ năng lực thẳm thấu sự việc, cho nên các hệ thống í thức cổ hủ không làm sao hiểu nổi thế giới ngày nay. Tôi nghĩ rằng chỉ có loại tư tưởng không tin chắc ở quyền lực của mình, loại tư tưởng còn phập phồng run rẩy trong tâm trí, còn lo âu, lưỡng lự, e ngại, hoài nghi, mới nắm bắt được những đảo lộn đang diễn ra hằng ngày. Loại pha trộn, loại tạp chủng.

 Thế nào là tạp chủng? Tạp chủng là hình thái pha trộn nghệ thuật, hay pha trộn ngôn ngữ, hậu quả bao giờ cũng bất ngờ, không lường trước được. Một hình thức biến hóa liên tục mà không khiến con người phải mất gốc. Tạp chủng không chỉ áp dụng cho cơ thể mà còn cho văn hóa. Mà văn hóa là những bộ phận hết sức phức tạp hơn cơ thể. Chúng ta có thể biết trước được ít nhiều hậu quả của sự pha trộn, còn hậu quả của sự tạp chủng thì không. Lấy thí dụ các phương ngữ tạp chủng ở vùng Caribê, hay ở nhiều nơi khác, hậu quả của sự tạp chủng hoàn toàn thuộc loại khôn lường, đầy dẫy nhiều tiếng lóng, cách ăn nói, lời lẽ đùa cợt bất ngờ…Tạp chủng tạo nên một nền văn hóa mở và vô cùng phức hợp trên thế giới, và nó xâm chiếm mọi lãnh vực, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, văn học, điện ảnh, ẩm thực, với một tốc độ chóng mặt… »

 

Văn nghiệp

 Đa dạng về thể loại (thi ca, cảo luận, tiểu thuyết, kịch), đa diện về đề tài (chánh trị, xã hội, văn hóa, lịch sử), với một văn phong *trữ tình trong thi ca, *hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết, *trong sáng trong cảo luận, văn nghiệp trên dưới 40 tác phẩm đã nâng Édouard Glissant lên hàng đầu các nhà văn da màu Pháp ngữ, sánh ngang với những Leopold Sédar Senghor (4) và Aimé Césaire (5). Chúng tôi, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên mỗi lần nghe thấy ông được xếp vào hàng nobelisable(s), nhưng rồi lại ngỡ ngàng khôn tả nghe tin ông hụt giải.

 Cuộc đời lắm khi tỏ ra bất cập nhường ấy. 

 

TRẦN THIỆN - ĐẠO

(Paris, 3-4/02/2011)

------------------------   

(1) Xem: Trần Thiện-Đạo, Giải văn chương Nobel 2010 - Mario Vargas Llosa - Nhà văn tái tạo thực tại Món nợ của Mario Vargas Llosa (Hợp lưu, số 112, tháng 1 & 2 năm 2011; Văn nghệ, số…, ngày…).

(2) Chỉ có một lần duy nhứt không tạo thành tiền lệ vào năm 2004. Xem: Trần Thiện-Đạo, Giải Renaudot 2004 - Phần thưởng cho một di cảo {của Irène Némirovsky, 1903-1942} (E-van, thứ ba 9/11/2004) và Định mạng của Irène Némirovsky (E-van, thứ ba 26/4/2005).

(3) Xem: Trần Thiện-Đạo, Chứng từ cuộc đời nô lệ (Hợp lưu, số 97, tháng 11 & 12 năm 2007; Văn nghệ, số…, ngày…).

(4) Xem: Pierre Brunel, Jean-René Bourrel, Frédéric Giguet, Léopold Sédar Senghor (Nxb Phụ nữ - 2006).

(5) Xem: Trần Thiện-Đạo, Một vì sao rụng – Aimé Césaire (1913-2008) – Thi nhơn bản sắc da màu (Hộp lưu, số 100, tháng 5 & 6 năm 2008; Văn hóa doanh nhân, tháng 07/2008).

(6) Tiêu biểu tâm thức này là bài thơ Negro (Lọ nồi) của ông:

I am a Negro:


Black as the night is black, 
Black like the depths of my Africa. 
I’ve been a slave: 
Caesar told me to keep his door clean. 
I brushed the boots of Washington. 
I’ve been a worker: 
 Under may hand the pyramids arose. 
I made mortar for the Woolworth Building. 
I’ve been a singer: 
All the way from Africa to Georgia
I carried my sorrow songs. 
I made ragtime. 
I’ve been a victim: 
The Belgians cut off my hands in the Congo. 
They lynch me still in Mississipi. 
 I am a Negro: 
Black as the night is black, 
Black as the dephts of my Africa. 


Tôi là một thằng Lọ nồi:


Đen như đêm đen,
Đen như châu Phi sâu thẳm của mình.
Tôi đã làm nô lệ:
Xêza bắt tôi quét dọn cửa nhà. 
Tôi lau chùi đôi ủng của Washington.
Tôi đã làm thợ hồ:
Dưới bàn tay tôi tháp đền xây cất.
Tôi trộn vữa dựng nhà Cao ốc Woolworth.
Tôi đã làm ca sĩ:
Suốt con đường dẫn từ châu Phi tới tận Georgia 
Tôi không ngừng u buồn ca hát.
Tôi hò reo điệu nhạc ragtime.
Tôi đã làm nạn nhơn:
Bọn Bỉ chặt tay tôi ở xứ Cônggô.
Ngưởi ta vẫn treo cổ tôi ở Mississipi.
Tôi là một thằng Lọ nồi:
Đen như đêm đen,
Đen như châu Phi sâu thẳm của mình.
 

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 9308)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
09 Tháng Giêng 202511:36 SA(Xem: 751)
Tháng 5 năm 1990, chúng tôi sang Quận Cam, nhà văn Mai Thảo dẫn đến thăm và giới thiệu với một họa sĩ, mà chúng tôi chưa quen: Khánh Trường. Mai Thảo cho biết Khánh Trường dự định ra một tập san văn học, đăng những tác phẩm ở trong và ngoài nước, và cần được giúp đỡ. Đó chính là Mai Thảo: ông ghét cộng sản, vì cái chết của Vũ Hoàng Chương và bản thân ông bị truy lùng trong gần hai năm, trước khi vượt biển, thoát. Ông không đọc tác phẩm trong nước, nhưng «đứa nào» làm chuyện hòa giải, giao lưu, ông ủng hộ; «đứa nào» bị đánh, ông tận tình bênh vực và giúp đỡ. Ở Mai Thảo là hai chữ Tự do đúng nghiã mà nhiều người Việt không hiểu, dù họ sang Mỹ để tìm «tự do». Bên cạnh Mai Thảo, Nhật Tiến cũng công khai ủng hộ Khánh Trường. Lập trường giao lưu của Nhật Tiến ai cũng rõ. Đó là hai nhà văn đàn anh, đứng đằng sau Hợp Lưu, trụ đỡ Khánh Trường trong những ngày sóng gió. Phía chống Hợp Lưu, cũng không thiếu những cây đa cây đề. Mai Thảo sang Paris cùng với Khánh Trường, để ra mắt Hợp Lưu số 1.
07 Tháng Giêng 202510:28 CH(Xem: 633)
Anh với tình quên cả rừng thơ / Dỗ trái tim trở chứng dại khờ / Tập ảnh cũ nụ cười ở lại / Con đường về xốc nổi lời ca
07 Tháng Giêng 20259:23 CH(Xem: 779)
đưa em qua ngõ phù vân / kịp mùa xuân chạm đến gần nở hoa / anh đi mang nặng tính nhà / gởi theo hương tóc phồn hoa giữa trời /
07 Tháng Giêng 20259:15 CH(Xem: 794)
không hẳn là nhớ, không hẳn thương / chỉ một chút vấn vương / những mảnh rời rạc của giấc mơ rất ngắn / không phải Hồ Gươm hay cầu Thê Húc / nhưng là con đường dốc đưa lên đỉnh Phượng Hoàng / mây trắng và cơm lam / tiếng cười cao và trăng hoa đáy mắt /
07 Tháng Giêng 20258:42 CH(Xem: 401)
Nắng ươm cánh mai vàng lên mùa tươi mới / những cánh én mang tới niềm vui mùa Xuân / vườn xanh muôn hoa đơm mật ngọt / mê mẩn bướm, ong lơi lả hương ngần /
06 Tháng Giêng 202510:10 CH(Xem: 690)
Mười lăm năm trước, vào cuối mùa thu, tôi có chuyến đi đến sa mạc Sahara ở Maroc. Tôi đã mang trong mình "cảm giác sa mạc" trước và trong khi viết tập thơ SA MAC (1975). Sau khi lấy bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư Dr.-Ing. tại Viện Đại học Kỹ Thuật Stuttgart, tôi đã có một chuyến đi dài ngày xuyên nước Mỹ vào năm 1977 để xem liệu mình có thể định cư, làm việc và sinh sống ở đó hay không. Trong suốt hành trình dài xuyên Bắc Mỹ, cảm giác về cuộc sống sa mạc dần dần mạnh mẽ hơn trong tôi.Tôi trở về Đức, nơi tôi sống và học tập từ năm 1967. Tôi sống từ đó cho đến ngày nay (2025). Tôi bắt đầu làm quen với triết học và âm nhạc Đức từ rất sớm, khi mới 16-17 tuổi. Trên thực tế, Heidegger và Bach là lý do khiến tôi học ở Đức chứ không phải ở Pháp, Anh hay Mỹ...
06 Tháng Giêng 20252:41 SA(Xem: 751)
Nhớ anh đi lạc trong Thung Mây / Làm sao ra thoát khỏi anh đây / Sương mù dày đặc trong tâm thức / Rượu cần không uống mà em say
03 Tháng Giêng 20256:27 CH(Xem: 484)
Yosano Akiko (1878-1942) là nhà thơ, nhà cải cách xã hội và nhà nữ quyền tiên phong Nhật Bản. Bà được ngưỡng mộ như là nữ thi sĩ lớn nhất nhưng gây tranh cãi nhất của Nhật Bản thời hiện đại. Bà đóng góp một phần lớn trong việc cải cách thể thơ tanka phổ biến với lịch sử trên 12 thế kỷ thành một thể thơ hiện đại. Những bài thơ dưới đây là từ tuyển tập thơ “Tóc Rối” (Midaregami) qua bản dịch tiếng Anh của Roger Pulvers. Đây là tập thơ đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất của bà được xuất bản năm 1901 khi bà mới 23 tuổi và nó gây một chấn động văn hóa lớn.
03 Tháng Giêng 20253:32 CH(Xem: 883)
Hoang vu rất mực áo dài / Lên núi ngồi thở tóc mai bệt hồng / Nàng chưa từng thấy sương không / Hồn tôi mộ địa đã thông suốt trời / Chuông đồng lệch tiếng kinh rơi /