- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945: Đế Quốc Việt Nam (3-8/1945) [phần 4 Của 4]

04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90454)

(Phần IV):

 

Phụ Chú:

1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khácnhư chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973)chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism]. Đây là một chu trình liên lũy từ thời hoang sơ của Bách Việt, tới thời Hai Bà Trưng (40-43)-bà Triệu (248), Ngô Quyền (938-944), rồi Đinh Tiên Hoàng (968-979), Lê Hoàn (980-1005), qua nhà Lý (1009-1226), nhà Trần (1226-1400), nhà Hậu Lê (1428-1528, 1593-1789), Tây Sơn (1778-1802), rồi nhà Nguyễn (1802-1945). Nó bao gồm cả những cuộc thay đổi triều đại và ý thức hệ mà nhiều người cho là “cách mạng,” và sự phá hủy, sửa đổi để hình thành những cơ cấu xã hội, kinh tế, văn hóa (phong tục) mới dài theo chu trình toàn cầu hoá của nhân loại.

2. Masaya Shiraishi, “La présence Japonaise en Indochine (1940-1945), in Paul Isoart (Ed), L’Indochine francaise (1940-1945) (Paris: Plon, 1982), pp. 215-41; và Ralph B. Smith, “The Japanese Period in Indochina and the Coup of 9 March 1945;” Journal of Southeast Asian Studies [JSEAS] (Sept 1978), IX, 2: 208-301. Luận án năm 1981 của Murakami Sachiko. “Japan's Thrust into French Indochina, 1940-1945.” Ph.D. Dissertation, tại New York University cũng cung cấp nhiều thông tin bổ ích. [sẽ dẫn Murakami, 1981]. Sau khi bản thảo “The Other Side” được tạp chí JAS nhận in, chúng tôi còn được tham khảo thêm Kiyoko Kurusu Nitz, “Japanese Military Policy Toward French Indochina During the Second World War: The Road to the Meigo Sakusen (9 March 1945). JSEAS (Sept 1983), XIV: 328-53; & Idem, “Independence Without Nationlists? The Japanese and Vietnamese Nationalism during the Japanese Period, 1940-1945.” JSEAS (Mar 1984), XV: 108-33.

3. David G. Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power (Berkeley, CA: Berkeley Univ Press, 1995). Marr là tác giả nhiều nghiên cứu về Việt Nam, từ 1885 tới cận đại. Hai điểm tôi không đồng ý với Marr là trường hợp “Nguyễn Văn Xuân” trong chính phủ lâm thời ngày 28/8/1945 và Chỉ thị nổi dạy chống Pháp của Hội nghị 7 tại Đình Bảng, Bắc Ninh. Vũ Trọng Khánh nhắc đến tên Nguyễn Văn Xuân ở Hải Phòng, trong kế hoạch trục xuất tàu Pháp. Báo Độc lập ngày 4/9/1945 ghi Nguyễn Văn Xuân là Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng trong danh mục đại biểu Quốc Hội khoá I tại TTLTQG 3 (Hà Nội) chỉ có Nguyễn Ngọc Xuân. Trong tấm hình chụp sau phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời cũng không có Nguyễn Văn Xuân. Nói cách khác, Nguyễn Văn Xuân cũng có thể đầy tưởng tượng như Đảng Quốc Gia của Hồ Chí Minh, Văn Hóa Cứu Quốc của Võ Giáp, v.. .. Về chỉ thị nổi dạy ngày 20/11/1940, báo cáo của quan lại Việt là một chứng cớ. Nên lưu ý đến thói quen sửa lại tài liệu của Đảng CSĐD để biện minh cho các mục tiêu giai đoạn, như trong Brisons nos fer năm 1949, guồng máy tuyên truyền Việt Minh liệt kê Trần Trung Lập như một cán bộ Việt Minh.

4. The Tokyo War Crimes Trial: The Complete Transcripts of the Proceedings of the International Military Tribunal for the Far East; Annotated, compiled and edited by R. John Pritchard and Sonia Magbanua Zaide, 22 vols (New York: Garland, 1981), và Donald S. Detwiler, Charles B. Burdick (Eds), War in Asia and the Pacific, 1937-1949, 15 vols ( New York: Garland, 1980). Sẽ dẫn IMTFE và JM. Tài liệu văn khố chúng tôi sử dụng gồm tư liệu văn khố trung ương Pháp và Bộ Ngoại Giao tại Paris, Bộ Pháp quốc Hải ngoại tại Aix en-Provence, tư liệu văn khố Bộ binh và Hải quân Pháp tại Vincennes, tư liệu văn khố Mỹ, đặc biệt là Thư viện Lyndon B. Johnson, và Richard M. Nixon, văn khố Việt Nam tại Sài Gòn và Hà Nội, cùng tư liệu QTCS tại Nga do thân hữu gửi tặng. Theo qui luật của Văn khố Bộ binh Pháp, chúng tôi không thể nêu danh số các tư liệu, chỉ ghi 10H xxx.

Hầu hết các tựa báo Pháp và Đông Dương lưu trữ tại Versailles đều đã chụp microfilm, hiện chuyển về Thư viện Quốc Gia, quận XIII (Paris). Những tựa báo chính chúng tôi tham khảo gần 30 năm trước gồm Cờ Giải Phóng, Cứu Quốc, Độc Lập, La République, L’ Entente, Dân Mới, Hải Phòng, Ngày Nay, Thanh Nghị, Bình Minh, Trẻ Em, Tin Mới, Lục Tỉnh Tân Văn, Dân Báo, Sài Gòn, Tin Điễn, Văn Lang, Tiếng Dân, Hưng Việt, Tiếng Súng Kháng Địch, L’Action, L’Opinion Impartial, L’Humanité, L’Indochine, v.. v..

5. Trong số những tư liệu mới có Nguyễn Xuân Chữ, Hồi ký (Houston: Văn Hoá, 1996), Vũ Đình Hoè, Hồi ký Vũ Đình Hoè (Hà Nội: Hội Nhà Văn, 2004), tr. 176 [Dụ số 1 của Bảo Đại; và phê bình của Luật sư Bùi Tường Chiểu]; Lê Văn Hiến, Nhật Ký một Bộ trưởng, 2 tập (Đà Nẵng: 2004), và Văn Kiện Đảng Toàn Tập, do Bà Trần Thị Nga gửi tặng. Đa tạ Giáo sư Hoè đã dành cho chúng tôi những cuộc phỏng vấn bổ ích trong niên khoá 2004-2005 tại Thủ Đức (Q. 9, TP/HCM). [Xem Thư Mục Chọn Lọc]

6. SHAT [Vincennes], Indohine, 10H xxx; báo cáo của Pereyra trong CAOM (Aix), Indochine Noveaux Fonds [INF], hộp 133, hồ sơ 1107; báo cáo của Sabattier trong Ibid., Papiers d’Agent [PA] 14, hộp 1; IMTFE: Exhibits 661-63; Nghiên cứu Nhật [JM], Tập số 25, Detwiler và Burdick 1980: tập 6, tr. 16; L'Action, 18, 19 & 21/3/1945; Tin Mới, 11-19/3/1945; Jean Decoux, A la barre de l’Indohine (Paris: 1949), pp. 305-6; Nitz 1983. Xem thêm Claude de Boisanger, On pouvait éviter la guerre d'Indochine: Souvenirs 1941-1945 (Paris: Maisonneuve, 1977), và Georges Gautier, 9 mars 1945. Hanoi au soleil de sang. La fin de l'Indochine francaise (Paris: Société de production littéraire, 1978). Nên lưu ý, tôi viết tên các tác nhân Nhật và Việt theo trật tư văn phạm của hai quốc gia này, tức họ trước, tên sau, khác với Tây phương, tên trước, họ sau.

Trước Meigo, vùng biên giới Trung Hoa và Đông Dương chia làm 5 Quân Khu Quản Đạo [1, Móng Cái; 2, Cao Bằng; 3, Hà Giang; 4, Lai Châu; và, 5, Phong Saly (Bắc Lào)].

Theo tài liệu Pháp, có khoảng 90000 binh sĩ Pháp và bản xứ, gồm 40,000 chủ lực Pháp, mà khoảng 35,000 đồn trú tại Bắc Kỳ. “La resistance en Indochine apres le 9 mars 1945;” Ibid., 10 H xxx. Chia làm 3 đại đơn vị. Sư đoàn Bắc Kỳ của Sabattier gồm 3 trung đoàn: Âu châu [trắng], hỗn hợp và Trung đoàn bản xứ với cán bộ Pháp]. Lữ đoàn An Nam của Turquin gồm hai Trung đoàná: 10 RMIC tăng và thiết giáp ở phía bắc, và 16 RIC [bộ binh thuộc địa] ở phía nam (Rhadé, v.. v.. ) Sư đoàn Nam Kỳ-Căm bốt của Delsuc gồm Trung đoàn 11 RIC, trung đoàn khố đỏ [Tirailleurs annamites], 1 Trung đoàn khố đỏ Khmer [RTC] ở Nam Vang, Trung đoàn 5 RAC ở Sài Gòn, cộng 1 tiểu đoàn lính thượng. SHAT (Vincennes), 10H xxx.

7. Bao Dai, Le Dragon d’Annam (Paris: Plon, 1980), tr. 101 [henceforth, Le Dragon]; Kurakami, “Japan's Thrust,” p. 517; Phạm Khắc Hòe, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc [From the Hue Court to the Resistance Zone in North Viet Nam] (Hanoi: 1983, Huế: 1987), tr. 14-9, [sẽ dẫn, Tu trieu dinh, 1987]; Idem, “Con Rồng An-Nam phun ra bản chất phản bội và tội ác tày trời của Bảo Đại [Le Dragon d’ Annam Lays Bare Bao Dai’s Traitorous Nature and Towering Crimes], Tap Chi Cong San [Review of Communism], vol. XXVII, No.11 (Nov 1982), pp. 59-61 [henceforth, “Bao Dai”]. Nhưng thái độ của Bảo Đại sau ngày từ chức khiến em cột chèo của vua–Pierre Didelot, chồng em gái Nam Phương–cho rằng Bảo Đại “hoàn toàn thiếu tư cách,” qua lời tuyên bố “Nhật “xạo” [blageurs], Mỹ chỉ biết đến mình, Bri-tên muốn thừa nước đục thả câu, và Trung Hoa không muốn giúp gì cả.” (CAOM (Aix), AP 365)

8. Nippon Times (Tokyo), 14 March 1945; Bao Dai, Le Dragon 1980 :101-5. Theo tư liệu Nhật, tác giả tuyên cáo này là Yokoyama; Nitz “Meigo Sakusen,” p 311-15. Điều này có lý vì các phóng viên chiến tranh Nhật gửi điện tín báo cáo vào ngày 11/3/1945. Nhưng theo Phãm Khắc Hoè, Quỳnh tự nhận đã thảo Tuyên ngôn này.

9. Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn, 3 tập (Houston: Văn Hoá, 1999-2002)

10. Ngày Nay (Hà Nội), 5/5/1945; Thanh Nghị (Hà Nội), 5/5/1945; trích dẫn Dụ số 1 ngày 17/3/1945 của Bảo Đại; và phê bình của Luật sư Bùi Tường Chiểu, trong Vũ Đình Hoè, Hồi ký, 2004, tr. 176-77. Tác giả thực sự của hồi ký Bảo Đại bằng Pháp ngữ có lẽ nhầm lẫn khi ghi Bảo Đại thông báo cho Quỳnh biết quyết định của mình sáng ngày 19/3; Bao Dai, Le Dragon, 1980:106. Triều đình cũ xin từ chức ngày 19/3/1945; Phạm Khắc Hoè, 1987:22; La Cloche Fêlée (Sài Gòn), 26/12/1925.

11. Đào Duy Anh, Nhớ Nghĩ Chiều Hôm (Hà Nội: NXB Trẻ, 1989), tr. 44; Văn Kiện Đảng Toàn Tập [VKĐTT], vol I: 1924-1930, (Hà Nội: 2002), tr. 333-80, 401-5 [CSLĐ]; David G. Marr, Vietnamese Tradition On Trial, 1925-1940 (Berkeley: Univ of California Press, 1981), tr. 41, 270n50; Chính Đạo, “Võ Nguyên Giáp (1912 [1911]-?): Nhìn Lại Lý Lịch Tự Khai;” Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 111, tháng 8-9/2010, tr. 111 [108-133]. Theo Đào Duy Anh, những thông tin trong tài liệu về Tân Việt của Louis Marty năm 1933, các lãnh tụ TVCMĐ đã ngầm bàn bạc để ngụy tạo chứng từ. Tháng 7/1929, do lời khai của Tú Đàn, Anh bị bắt ở Huế. Sau cái chết của Giải nguyên Lê Huân trong ngục Vinh, ngày 1/1/1930, TVCMĐ đổi tên thành Việt Nam Cộng Sản Liên Đoàn hay Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn [CSLĐ]. Trong Hồ Chí Minh: Con người & huyền thoại, tập II, 1993, tr. 89, chúng tôi ghi theo báo cáo của an ninh Pháp Lý Thụy gửi Hà Huy Tập (Năm Nhỏ), Tổng thư ký Đảng CSĐD từ 1936 tới 1938, sang Nga. Văn khố Nga tiết lộ Tập cùng Trần Ngọc Dân tự động tiếp xúc lãnh sự quán Nga ở Dairen [Quảng Châu]; Anatoli Sokolov, Quốc Tế Cộng Sản và Việt Nam, bản dịch Việt ngữ Đào Tuấn (Hà Nội:1999), tr: 275-77. Việc này, theo Tập, do quyết định của TVCMĐ, sau khi tách rời khỏi VNTNCMĐCH vào tháng 7/1928; “Một số tài liệu liên quan đến Tân Việt Cách Mệnh Đảng” (báo cáo của Hà Huy Tập ngày 4/10/1929, tại Mat-scơ-va; VKĐTT, vol I:1924-1930 (Hà Nội: 2002), tr. 439-40 [433-59]. Có lẽ vì kinh nghiệm 4 lần thất bại hợp nhất với nhóm Thanh Niên, Cinitchkin Tập ra mặt chống đối và phê bình Nguyễn Ái Quấc là “cải lương” và “quốc gia,” rồi năm 1934-1935 tiết lộ Cô Vải hay Fan Lan Nguyễn Thị Vịnh là vợ Quấc [Lin].)

12. Charles de Gaulle, Memoires de guerre. 3 vols. (Paris: Plon, 1956-1959), vol 3, pp. 230-31; Alain de Boissieu, Pour combattre avec de Gaulle, 1940-1946 (Paris: Plon, 1981), pp. 308-11, 333-36; L’ Institut Charles de Gaulle, Le general de Gaulle et l'Indochine, 1940-1946 (Paris: Plon, 1982), pp. 174-80, 199-201; Vũ Ngự Chiêu, Lá bài bí mật của de Gaulle: Hoàng tử Vĩnh Sang (Houston: Văn Hóa, 1992); Idem., Vua Cuối Nhà Nguyễn 2002, tập III:ch. 12.

13. Tiểu Thuyết Thứ Bảy [TTTB] (Hà Nội), 5/5/1945.

14. CAOM (Aix), Affaires Politiques [AP], hộp 3448. Hà Đông là một tỉnh do Pháp đặt ra năm 1888; hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đổi làm huyện Hoàn Long. Tỉnh lị Hà Đông đặt tại Cầu Đơ. Năm 1890, tách phủ Lí Nhân ra thành tỉnh Hà Nam. Năm 1909, tách châu Lục Thủy của Hoà Bình, đặt vào Hà Nam. Đại Nam Nhất Thống Chí [ĐNNTC], q. XIII, “Hà Nội,” bản dịch Phạm Trọng Điềm và Đào Duy Anh, 5 tập (Thuận Hóa: 1997), 3:162n1. Hiện nay, lãnh thổ Hà Đông chia vào Hà Nội và Hà Tây.

15. “Những điều kiện để xây dựng nền độc lập;” Thanh Nghị, đặc san chính trị (Hà Nội), 5/5/1945; Vũ Đình Hoè, Hồi ký (Hà Nội: Hội nhà văn, 2004), tr. 173-76.

16. Tân Á [New Asia], số .53; dẫn trong Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, tr. 4.

17. Dân Mới, 6/6/1945; TTTB, 12/5-23/6/1945; Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, 3 tập (Houston: Văn Hóa, 2002-2004), I:58-63.

18. Mặc dù Hồ Chí Minh là trọng tâm của nhiều cung văn [hagiographies] và đào mộ, cho tới năm 2010 mới tương đối có một sơ lược tiểu sử chính xác từ khi được nhận vào trường Quốc Học Huế ngày 7/8/1908. Xem, chẳng hạn, Vũ Ngự Chiêu, “Political and Social Change;” 1984, ch. 9; Idem., “Chuyến Cầu Viện Bí Mật 1950 của Hồ Chí Minh;” Hợp Lưu (Fountain Valley, CA, No. 109, Tháng 3-4/2010, tr. [5-25]; Việt Nam Thời Báo (San Jose, CA), số 5229, Thứ Ba, 12/1/2010, & 5230, Thứ Tư, 13/1/2010; websites Hợp Lưu [hopluu.net] và Việt Nam Văn Hiến [vietnamvanhien.net]; Chính Đạo, Hồ Chí Minh, 3 tập (1993-1997); William Duiker, Ho Chi Minh (2000); “Notice... 2/1940;” CAOM [Aix], 7F 27; Về nguồn gốc tên Mặt trận Việt Minh, xem Hoàng Văn Hoan, “Một bước ngoặt lịch sư quan trọng;” trong Nguyễn Lương Bằng, et al. Đầu Nguồn: Hồi ký về Bác Hồ [The Origin of the Streams: Memoirs on Uncle Ho] (Hanoi: Van Hoc, 1977), tr. 97, 109-10; Nguyễn Lương Bằng, Ibid., 1977:34; VKĐTT, 6, 2000:484-506;

19. Huỳnh Văn Tiểng, “Cổ vũ nhân dân và binh địch vận;” Huỳnh Văn Tiểng et al., Làm đẹp cuộc đời: Huỳnh Tấn Phát: con người và sự nghiệp (Hà Nội: XBCTQG, 1995), tr. 113-14 [111-14].

20. Charles Fenn, Ho Chi Minh: A Biographical Introduction (New York: 1973), 71-5, 76-7, 78, 81; Archimedes L. Patti, Why Viet-Nam? Prelude to America's Albatros (Berkeley, Cal.: Univ of California Press, 1980), tr. 29-30, 31, 46, 50, 51; Stein Tonnesson, Vietnamese Revolution, 238, 337 (quoted USNA ngày 19/3/1945); Chính Đạo, Hồ Chí Minh: 1993, II :356; Marr, Vietnam 1945, 1995: 227-29, 241, 282-85, 288-91, 304n33, 476-79, 482-90, 498-501, 538-39; Raymond P. Girard, “City Man Helped to Train Guerillas of Ho Chi Minh;” Evening Gazette (Worcester, MA), 14 & 15/5/1968; dẫn trong Marr, 1995:209n189; US Congress. Senate. Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War. Hearings before the Committee on Foreign Relations, 92nd Congress, 2nd Session, May 1972 (Washington: GPO, 1973), tr. 249; Phùng Thế Tài, Bác Hồ những kỷ niệm không quên (Hà Nội: QĐND, 2002), tr. 57-63, 82-7.

21. Lê Tùng Sơn, 1978:110-12 [Mỹ thả 2 đợt, gần 80,000 truyền đơn của Việt Minh xuống Hà Nội, Huế và Việt Bắc]; Đàm Quang Trung [Đàm Ngọc Lựu, 1921-1985], “Từng có một đội quân hỗn hợp Việt-Mỹ tiến vào Hà Nội;” [Once there was a mixed Vietnamese-American military unit marching into Ha Noi]. Tuoi Tre [Young Age] (Saigon), vol. 11, no. 34-93 (514), August 29, 1993, p. 5; René Defourneaux, “Secret Encounter with Ho Chi Minh;” Look (NY), 8/9/1966, tr. 32-33; Robert Shaplen, The Lost Revolution (NY: Harper & Row, 1965), tr. 30; Báo cáo ngày 22/8/1945, William J. Donovan gửi Byrnes; Bộ Quốc Phòng, US-Vietnam Relations, 1947-1967 (Washington, DC: GPO, 1971), Bk I, C 58-9, 67; The Pentagon Papers (Gravel), vol. I, pp. 17, 20, 50, 51; Lê Giản, “The Story of An Exile;” Vietnam Courrier, 1980:17-20;

22. Độc Lập, 4/9/1945; Vũ Đình Hoè, 2004:718, 795, 797-98. Đầu năm 1946, Long bị Việt Cách giết; Lê Tùng Sơn, 1978:186; Sokolov, Quốc Tế Cộng Sản, 1999:269-70).

23. SHAT [Vincennes], Indochine, 10H xxx; CAOM (Aix), INF, hộp 133, hồ sơ 1120. Năm 1949, tài liệu tuyên truyền của Đảng CSĐD hàm ý rằng Trần Trung Lập có liên hệ với Việt Minh.

24. CAOM (Aix), INF, hộp 133, hồ sơ 1210; GOUGAL, 7F 29 và 63, và HCFI, CP, hộp 161. Nên lưu ý là có nhiều nhóm Trốt-kít. Nhóm được biết nhiều nhất là Tạ Thu Thâu, Phan Văn Chánh, Phan Văn Hùm, và Trần Văn Thạch, thực ra chỉ tả khuynh. thời gian này đã bị Pháp tập trung cải tạo. Đầu năm 1941, do sự tố cáo của nhóm Stalinist, Pháp bắt giữ nhóm Trốt-kít mới thuộc Việt Nam Nhơn Dân Cách mạng Đảng, gồm nhiều trí thức miền nam như Võ Oanh, Phan Khắc Sửu, Dương Văn Giáo, Nguyễn Văn Nhã, Trần Văn Ân, Trần Quốc Bửu, v.. v.. Sau khi được phóng thích vào tháng 7/1941, một số tìm sự che chở của Nhật. Xem CAOM (Aix), 7F 27, và CP 161. Đa tạ Y sĩ/Giáo sư Trần Nguơn Phiêu đã tặng tác phẩm về Phan Văn Hùm, và hồi ký/ biên khảo của Ngô Văn về các nhóm Trốt kít. Theo Ngô Văn, ông ta từng gặp Trần Văn Giàu năm 1936 tại Khám Lớn Sài Gòn. Nhưng theo tài liệu Mật thám Pháp, Giàu bi kết án đầy Côn Đảo từ năm 1935, và năm 1940, sau khi mãn hạn tù, bị đưa thẳng vào trại Tà Lài (Biên Hòa).

25. CAOM (Aix), INF, hộp 133, hồ sơ 1199.

26. CAOM (Aix), PA 14, hộp I; Nguyễn Xuân Chữ, Hồi ký, (Houston: Văn Hoá, 1996), tr 243-49; Shiraishi 1982: 226-27.

27. Sachiko Murakami, “Japan's Thrust into French Indochina, 1940-1945.” Unpublished Ph.D. Dissertation, New York University (1981), p. 511.

28. Bảo Đại, Le Dragon, 1980:106. Xem thêm Nguyễn Xuân Chữ, Hồi Ký, 1996: 249-56.

29. [9] Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi (Sài Gòn: Vinh Sơn, 1969), tr. 7. Tư liệu văn khố ghi Kim sinh năm 1887. Những chi tiết dưới đây rút từ hồi ký dẫn trên và tài liệu trường Thuộc Địa Pháp; CAOM (Aix), ECOLE COLONIALE, Registres 5 và 41, Cartons 27 và 30; AMIRAUX, d. 2578.

30. Kim không được tiếp đón với thảm đỏ như một số tác giả hoang tưởng. Không được bay qua Singapore vào mùa Thu 1943, hay được Tướng Kawamura thông báo tại phi trường Sài Gòn là được cử làm Thủ tướng. Xem tiểu sử Hãn trong GGI, Souverains, p. 28. Giáo sư Hãn đã dành cho tôi một số cuộc phỏng vấn trong thập niên 1980. Tuy nhiên, tôi không đồng ý lời yêu cầu của ông là đừng công bố tài liệu Nguyễn Tất Thành (Sinh Côn) xin nhập học trường Thuộc Địa.

31. Imperial Order [Du] No.5 (17 April 1945); L’Action, 19/4/1945, 2 & 3/5/1945. (xem thêm Phụ bản II)

32. [11] Dụ số 16, 24/4/1945; L’Action (Hanoi),, 27/4/1945, 28/5/1945. Xem tiểu sử Chương trong GGI, Souverains, p. 14. Xem thêm Chinh Tri tuan bao [Political Weekly Magazine] (Hanoi), No.2 (30 March 1939);

33. Dụ số 11; L'Action, 3/5 & 5/5/1945.

34. Ibid, 19 June 1945. Ít lâu sau, Bảo Đại đưa Nguyễn Duy Quang, Tuần vũ Khánh Hoà, về làm phụ tá cho Phạm Khắc Hoè; Tôn Thất Toại, con Tôn Thất Hân, làm Bộ trưởng Nghi Lễ; Ibid, 19/6/1945; GGI, Souverains, p. 93.

35. [11] báo cáo của Tướng Georges Aymé ngày 4/19/1945; SHAT (Vincennes), 10H xxx.

36. Trần Đình Phiên, thương gia ở Phan Thiết, anh Nam, quản trị Tieng Dan.

37. [12] Xem Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh, Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành (Paris: Văn Hoá, 1983).

38. “L’Association unique de tous les Indochinois en France;” CAOM (Aix), SLOTFOM, Séries III, carton 1; trích dịch trong Nguyên Vũ, Paris, Xuân 96 (Houston: Văn Hoá, 1997), tr. 108-10; Ibid., HCFI, CP, Carton 161; PA 14, Carton 2 and GOUGAL 7F 29; Van Lang (Saigon), No.2 (5 Aug 1939), pp. 4-5.

39. Trinh Dinh Thao (1901-1986), sinh ngày 20/7/1901 tại Hà Nội. 1929: Tiến sĩ Luật; Luật sư tại Marseille. Về nước trong năm này. Hành nghề tại Sài Gòn (CMBC, 1993:928). 22/2/1937: Tham gia Đảng Dân Chủ của Nguyễn Văn Thinh; nhưng sau bị áp lực phải rút ra. 9/1938: Từ chối tham gia nhóm “hợp pháp” của Đảng CSĐD (CP 191). 4-8/1945: Bộ trưởng Tư pháp (trong chính phủ Trần Trọng Kim). Sau tháng 8/1945, về Sài Gòn, không hoạt động gì. Tháng 2/1947, khi Kim từ Hong Kong về Sài Gòn, ở lại nhà Thảo, trước khi tới nhà anh vợ là Bùi Khải. 1954: Tham gia Phong Trào Bảo Vệ Hoà Bình tại Sài Gòn. 1966-1967: Ngả theo Bắc Việt. Thứ Bảy, 20/4/1968, Chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Miền Nam Việt Nam, tức Mặt Trận II [cho tới ngày 21/4/1968]. 6/1969: Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn CPLT/CHMNVN (Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch).

40. Từ tháng 4-5/1945, nhóm Trần Văn Di [Vi] (mới ở Bà Rá trốn về) và Nguyễn Thị Thập (1908-1996) lập xứ ủy riêng, biệt lập với Trần Văn Giàu (260). Giàu: Đông Dương Cộng Sản Đảng, cờ vàng sao đỏ; Di-Thập: Đảng CSĐD, cờ đỏ sao vàng (265-66). Nhóm Giàu: Bùi Công Trừng, Hoành, Lý Chính Thắng, Còn, v... v... có báo Tiền Phong. Nhóm Thập: Trần Văn Di [Vi] (Bí thư), Nhạc (Cao Lãnh), và Thập, có báo Giải Phóng. [Từ trong tù, Di và Giàu không ưa nhau]. Cuối tháng 3 Ất Dậu [thượng tuần tháng 5/1945], sau khi Lý Chính Thắng ra bắc, gặp Trương Chinh trở về, họp thống nhất hành động (266-67). (Nguyễn Thị Thập. Từ đất Tiền Giang. (Sài Gòn: Văn Nghệ, 1986), tr. 260-67 [284-312]).

41. Thanh Nghị, số 107, 5/5/1945; L'Action, 9/6/1945; Sài Gòn, 12/6/1945; Lieu, Bich and Dam (eds), Xa hoi, vol II. pp.174-75; Vu Dinh Hoe, Hoi Ky, 2004, tr. 171.

42. [14] Chính Đạo, “Jean-Baptiste Ngô Đình Diệm (1897-1963): Thời Kỳ chưa nắm quyền;” Cuộc thánh chiến chống Cộng (Houston: Văn Hoá: 2004), tr. Kim, Gio bui, pp. 64-5.

43 [15]. Trước ngày 19/8/1945, Kha Vạng Cân là Chủ tịch. Xem Sài Gòn, 25, 26/5/1945; Hưng Việt (Sài Gòn), 17, 20 và 22/8/1945; CAOM (Aix), HCIF, CP 161.

44. [16] Theo số liệu thống kê của Đông Dương, từ 1942 tới 1945, ngân quĩ cho thực phẩm tăng 900% trong một gia đình trung lưu, và 1920% trong một gia đình lao động; ASI, 1943-1946, pp. 204-6.

45. Tinh Tien (Hanoi),14 (5/7/1945); L'Action (Hanoi), 4 & 13/7/ 1945 [declaration of  8 June 1945 & Imperial Order [Du] No.71 (11 July 1945)]

46. Kim 1969:81-8; L'Action, 30/7/1945; AOM INF G4; dẫn trong Marr, 1995:133n251, và 133n253. Xem thêm Vũ Trọng Khánh, “Tôi làm thị trưởng Hải Phòng (1994);” Phụ lục 9; Vũ Hoè, 2004:460-67.

47. L'Action, 18/8/1945; Hưng Việt, 2/8/1945; Kim 1969:91. Theo Y sĩ Chữ, chức vụ này do Hãn đề nghị; Hồi ký, 1996:279-80.

48. Sài Gòn, 15/8/1945; L'Action, 18/8/1945.

49. Tài liệu số 1, “Extract from the Report to the Combined Chiefs of Staff by the Supreme Allied Commander, South-East Asia, 30 June, 1947;” Great Britain, Parliamentary Debates, 1945-1946; Jordan J. Paust, et al., International Criminal Law: Cases and Materials (Durham, N. Carolina: Carolina Academic Press, 1996), pp. 967-68. Xem thêm List of War Crimes prepared by the Responsibilities of the Paris Conference in 1919 (members USA, British Empire, France, Italy, Japan, Belgium, Greece, Poland, Roumania, Serbia); Ibid., pp. 24-5, 1017-20.

50. Xem những thư từ và khiếu nại của Hồ gửi tứ cường trong US-Vietnam Relations, 1945-1967, Book 1, tr. C 66-100. Xem thêm báo cáo của Abbot Moffat, trong Leon B. Blum, The United States and Vietnam, 1944-1947, (Washington: GPO, 1972).

51. Vũ Ngự Chiêu, “Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946;” Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 88, 4-5/2006, tr. 95-148.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 8439)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
29 Tháng Mười Một 20247:45 CH(Xem: 687)
Khi sóng vào tay tôi / Biển đang đánh giấc thầm / Bữa trưa vàng dấu cát / Rồi bước chiều âm âm /
26 Tháng Mười Một 20244:38 CH(Xem: 1038)
Rồi ta lại chia tay / Nhánh sông khô đi và không về biển cả / Đêm, ôi dài sâu, lạnh lùng nỗi nhớ / Khoảng cách tưởng thật gần, nhưng / ta lại chia xa…/
23 Tháng Mười Một 20249:55 CH(Xem: 936)
Phiêu du / gió lượn đỉnh trời / Bồng bềnh / mấy áng mây rời rã trôi / Thềm rêu quạnh quẽ / ai ngồi? Nghe chim buông vội / đôi lời trầm tư /
23 Tháng Mười Một 20249:28 CH(Xem: 1020)
Nhớ thời tóc rẽ đường ngôi thẳng / Sách vở tươi hồng cạnh bút nghiên / Nụ cười ai bỏ quên trên cỏ / Bên lối đi về mỗi sớm trưa
23 Tháng Mười Một 20249:16 CH(Xem: 618)
mắt đời xanh mấy hàng tre / mà mưa đâu lại bập bè lạnh vây / nhà em chổ đợi bữa nay / mái tranh lợp gió trắng tay có gì
23 Tháng Mười Một 20248:51 CH(Xem: 938)
Hình như không đợi đến lúc thật già, chỉ nhá nhem cái tuổi già già thì đã thấy lẩn thẩn cái chi đâu đó trong mắt người khác rồi. Tôi buôn bán ở chợ Qui Nhơn, anh bạn hàng của tôi hôm ghé hàng lấy đồ về cho vợ bán, anh ngồi mà than vãn. - Chắc anh điên mất vì bà vợ của anh. Hễ anh nói gà thì bả nói vịt. Anh nói cái chén thì bả nói cái xe. - Hì hì chuyện thường mà anh. Do giờ anh thay đổi nên thấy vậy đó chớ hồi xưa anh lắng nghe mà nuốt từng lời chị nói đó chớ.
23 Tháng Mười Một 20248:37 CH(Xem: 577)
Tuy Hòa, nơi tôi sống quãng đời thơ ấu, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp. Ai từng đi qua Tuy Hòa, nhìn lên Tháp Nhạn đứng hiên ngang trên đỉnh núi, soi mình bên dòng Đà Giang lững lờ trôi, đều ngậm ngùi cho nền văn minh một thời rất huy hoàng của nước Chiêm Thành.
23 Tháng Mười Một 20246:44 CH(Xem: 1294)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. -(Bạt Xứ)
23 Tháng Mười Một 20246:25 CH(Xem: 703)
Giật mình, ngồi bật dậy, tâm trí nửa tỉnh, nửa mê; tuy còn đang ngơ ngác bần thần, tôi vẫn nghe thoáng bên tai, âm điệu tiếng hát chơi bài lô tô: tìm mãi không ra ...nó chạy đâu xa...nó chạy đâu xa …tìm hoài mới ra ... là con số gì đây... con số gì đây, con số … hai mươi ba (23). Tôi lẩm bẩm: lại nằm mơ nữa rồi!