- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Điếu Cày Đã Tới Los Angeles Đêm 21-10

21 Tháng Mười 201411:27 SA(Xem: 26576)

DieuCay
LOS ANGELES (VB) -- Đêm Thứ Ba 21-10-2014, nhà hoạt động Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã tới phi trường Los Angeles khoảng hơn 9:30pm. Đón ông có Thượng nghị sĩ Lou Correa, Giám sát viên và là ứng cử viên Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn, Young Kim (cựu phụ tá của DB Ed Royce) và hàng trăm người. Cả 2 cộng đồng đều có đại diện đông đủ, và tất cả cơ quan truyền thông Nam Cali.

.
Sau đây là bản văn của GSV Janet Nguyễn phổ biến ngay khi tới phi trường.

Giám Sát Viên Janet Nguyễn chào đón nhà đấu tranh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) thoát khỏi Việt Nam

(Santa Ana) - Sau nhiều năm ủng hộ tích cực cho việc trả tự do cho nhà báo và nhà đấu tranh cho nhân quyền Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, Giám Sát Viên Janet Nguyễn sẽ chào đón anh tại phi trường Los Angeles hôm nay. Blogger Điếu Cày bị bắt giam vì tội chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam năm 2008 và bị kết án 12 năm tù hồi năm 2012
“Việc bắt giam blogger Điếu Cày là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận của nhà cầm quyền CSVN,” Giám Sát Viên Janet Nguyễn nói. “Tôi hy vọng anh sẽ có dịp gặp lại gia đình và người thân.” 

Trước khi bị bắt giam năm 2008, blogger Điếu Cày viết nhiều bài phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và sự bành trướng của Trung Cộng. Sau đó anh bị cáo buộc tội “truyền bá thông tin và tài liệu chống phá nhà nước” và bị kết án 12 năm.

Là người luôn đấu tranh cho nhân quyền, Giám Sát Viên Janet Nguyễn đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho blogger Điếu Cày. Giữa Tháng Hai và Tháng Mười Một năm 2012, Giám Sát Viên Janet Nguyễn và Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Kurt Campell trao đổi với nhau bốn sự kiện đặc biệt liên quan đến việc giam giữ blogger Điếu Cày. Cũng vào Tháng Mười Một, Giám Sát Viên Janet Nguyễn phát thông báo cho gần 50 cơ quan truyền thông khác nhau và các trường đại học, yêu cầu họ dùng truyền thông để lên án việc bắt giam anh và đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN thả anh ngay lập tức. Ngoài ra, Giám Sát Viên Janet Nguyễn cũng yêu cầu các cơ quan truyền thông cho nhà cầm quyền CSVN biết rằng họ đã hoàn toàn mất uy tín trong việc không tôn trọng nhân quyền.

Sau đó, Giám Sát Viên Janet Nguyễn vẫn tiếp tục cuộc vận động trả tự do cho blogger Điếu Cày bằng cách liên lạc Tổng Thống Barack Obama vào Tháng Bảy năm 2013, để bày tỏ quan tâm của bà về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam và kêu gọi ông can thiệp để blogger này được tự do.
Thêm vào đó, Giám Sát Viên Janet Nguyễn còn quy trách nhiệm cho Chánh Án Vũ Phi Long, người ra phán quyết bỏ tù blogger Điếu Cày, bằng cách đưa tên ông vào danh sách những người bị chế tài, không cho nhập cảnh vào Hoa Kỳ, qua HR4254, “Dự Luật Chế Tài Giới Chức CSVN Vi Phạm Nhân Quyền.”
Dân Biểu Ed Royce, tác giả của Dự Luật HR 4254, hiện là chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ, cũng chào mừng blogger Điếu Cày đến Mỹ.

“Tôi muốn cảm ơn Giám Sát Viên Janet Nguyễn vì những đóng góp của bà trong việc vận động để blogger Điếu Cày được tự do, cũng như sự tự do của các tù nhân chính trị, lương tâm và tôn giáo tại Việt Nam,” Dân Biểu Ed Royce nói.
DieuCay2

Giám Sát Viên Janet Nguyễn thừa nhận rằng vẫn còn nhiều việc phải làm trong việc vận động cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.    
“Tôi rất vinh dự được tiếp tục làm việc với Dân Biểu Ed Royce để vận động cho việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm còn bị giam giữ ở Việt Nam,” Giám Sát Viên Janet Nguyễn nói. “Nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và tự do tôn giáo. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh để bảo đảm những quyền tự do căn bản này cho tất cả mọi người.”                                                                                                                                                                         
###


DieuCay3
Giám sát Viên Janet Nguyễn & Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải
Về Giám Sát Viên Janet Nguyễn
Giám Sát Viên Janet Nguyễn là chủ tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam năm 2010, và đại diện Địa Hạt 1. Bà cũng là chủ tịch Ủy Ban Giao Thông Công Cộng, phó chủ tịch Ủy Ban Thông Tin và Lập Pháp, và thành viên Ủy Ban Điều Hành, thuộc Cơ Quan Giao Thông Quận Cam (OCTA). Bà đại diện hơn 600,000 cư dân thuộc các thành phố Fountain Valley, Garden Grove, Santa Ana, Westminster và khu vực Midway City. Quận Cam được xếp hạng là quận hạt đông dân thứ 6 tại Hoa Kỳ và có ngân sách hàng năm lớn hàng thứ 7 toàn quốc.

VIỆT BÁO
Nguồn Việt Báo: http://vietbao.com/a228460/dieu-cay-da-toi-los-angeles-dem-21-10
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93460)
AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 113587)
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105206)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 103473)
T in Stockholm - Thi sĩ Tomas Transtromer của Thụy Điển đã được chọn trao giải Nobel Văn chương. Đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm giải Nobel Văn chương được trao cho một người Bắc Âu.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 112819)
T in Stockholm – Thi sĩ nổi tiếng Tomas Transtromer đã được chọn trao giải Nobel Văn chương sau khi bị đứt mạch máu não cách nay 20 năm. Tai biến đã làm giới hạn khả năng nói chuyện của thi sĩ, nhưng không làm giảm khả năng viết lách.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 99243)
Đ ối với nhân vật James Bond, thì công việc làm gián điệp là cả một chuỗi ngày tháng của những phụ nữ tuyệt đẹp và rượu ngon, nhưng cho một tay gián điệp thực sự của Nam Hàn, người thi hành những nhiệm vụ bí mật tại khu vực tách rời của miền Bắc, thì đã là một cuộc sống khó khăn hơn nhiều.
06 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 99008)
T in Việt Nam - Lời kêu gọi tuần hành phản đối ôn hòa cho sự kiện Trung Cộng ngang ngược trên biển Đông, xua đuổi ngư dân Việt Nam đã diễn ra thành công đến mức khó tin. Lời kêu gọi xuống đường tập hợp nhiều thành phần, biểu thị thái độ phản đối ở Saigon và Hà Nội vào ngày hôm qua, một lần nữa người ta chứng sức mạnh của giới trẻ và lòng yêu nước đã không thể nào ngăn chận nổi dù bị hăm dọa và trấn áp như thế nào.
14 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 103656)
C hính phủ Hoa Kỳ ngày 12 tháng 5 loan báo cho công khai tập tài liệu nổi tiếng mang tên Hồ sơ Ngũ Giác Đài, sau khi các tài liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam từng một thời được xem là tối mật bị tiết lộ với báo chí cách nay 4 thập niên.
14 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 99288)
T in Luân Đôn - Trong bản báo cáo thường niên 2011 về tình hình nhân quyền trên thế giới được công bố hôm nay, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International đã đưa ra những nhận định đáng lo ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam khi cho rằng các biện pháp hạn chế gắt gao vẫn tiếp tục đè nặng lên quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp.
04 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 86825)
C hủ nhật ngày 1 tháng 5, 2011[...]Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong ban an ninh quốc gia theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems) tại phòng hội (Situation Room) tại toà Bạch Ốc, cuộc đột kích của toán Navy SEAL Team Six, dưới sự điều động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ Central Intelligence Agency (CIA), vào sào huyệt của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, cách Washington, D.C. trên 7,000 miles.