- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐỌC THƠ LÝ THỪA NGHIỆP

07 Tháng Chín 20183:06 CH(Xem: 25027)

 ve ngh bat nha ca

 

Anh là một nhà thơ độc đáo, làm thơ y hệt như người hát Kinh Phật. Không phải một hình thức đọc tụng Kinh Phật như đời thường. Thơ Lý Thừa Nghiệp không đời thường, tuy vẫn nói về Sóc Trăng quê ngoại, nói về mẹ, nói về em, nói về Melbourne với Cù Lao Dung… nhưng tất cả hình ảnh đời thường hiện lên trong thơ anh đều nhắc tới những pháp ấn, rằng tất cả các pháp là bất như ý,   là vô thường, là không gì nắm bắt được. Thơ Lý Thừa Nghiiệp là một thân chứng về cõi đời này, trong niềm vui đã ẩn tàng nước mắt, trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt, trong những tình cờ gặp gỡ vừa khởi lên đã thấy những rỗng lặng trống không của tâm hiện ra.

Đó là những bài thơ hiếm gặp trên đời này. Đó là thơ Lý Thừa Nghiệp. Đó là những dòng chữ làm chúng ta giựt mình ngay tức khắc. Như dường chữ nhảy ra khỏi trang giấy. Nhiều bài thơ của anh có sức mạnh làm tôi sững sờ, ngồi yên lặng lẽ, và dõi mắt nhìn cho tới dòng cuối bài thơ.

 

Thí dụ, trong bài Nghe Kinh trong thi tập “Về Nghe Bát Nhã Ca” của Lý Thừa Nghiệp, trích:

 

Sáng nghe một bài kinh

Ngũ uẩn bỗng cựa mình

Nhang thắp hồng sám hối

Bụi tàn bay lung linh.

 

Làm sao có thể có những dòng thơ dị thường như thế? Kinh nghe buổi sáng có cả triệu triệu người từng nghe. Khi thi sĩ viết “ngũ uẩn bỗng cựa mình,” chúng ta có cảm giác như trang kinh oằn xuống với cả biển khổ của trần gian. Ngũ uẩn là một khái niệm trừu tượng, là năm nhóm hình thành thân tâm chúng ta - sắc thọ tưởng hành thức - vậy mà, từ khái niệm trừu tượng trở thành cái gì rất cụ thể, để “cựa mình” và để làm hồng lên nén nhang sám hối. Dòng thơ như len vào làn da được, hệt như làn gió ban mai bên cửa sổ.

 

Thơ Lý Thừa Nghiệp cũng phần lớn mang giáo lý nhà Phật, có khi nêu ra những câu hỏi rất mực gian nan, như trong bài Căn Nhà:

 

Sao gọi là sinh, sao gọi là tử

Khi tâm người rỗng lặng trống không.

 

Đó là các dòng thơ tự thân là những câu hỏi làm chúng ta mất ngủ, có khi vật vả cả một đời. Khi tâm rỗng lặng? Lấy chữ đâu để ra thơ? Thắc mắc của tôi cũng hệt như khi đọc thơ của nhiều thiền sư năm xưa, khi sinh và tử là suy nghĩ trọn đời cho một công án, thế rồi một hôm thấy tâm mình rỗng lặng, không thấy tâm mình sinh khởi, và do vậy cũng không thấy tâm mình biến diệt nữa. Thơ Lý Thừa Nghiệp nơi đây là những câu hỏi lớn, với sức mạnh thi ca như thế, hiển nhiên là thơ của anh phải từ máu xương da thịt của anh, không giống ai và như một ngọn núi tách rời các rặng núi.

 

Và do vậy, có rất nhiều khi, thơ Lý Thừa Nghiệp như một dạng kể lại Kinh Phật, không phải như người tụng kinh đời thường, mà như một người hát rong Kinh Phật. Thoạt nghe như thơ tình, thoạt nghe như thơ Thiền, nhưng từng câu chàng đứng hát giữa trận mưa đầy nước mắt của ba cõi vô thường. Thí dụ, như trong bài Mùa Dược Thảo, trích:

 

Núi xanh ngăn ngắt mùa dược thảo

Ta đứng bên đồi mưa Pháp Hoa

Cỏ cây bỗng chốc thay dung mạo

Hà sa hà sa lệ nhạt nhòa

Ta hẹn em về mùa thảo dược

Bùn sen ngơ ngác tiếng mưa rào

Chớ hỏi vì sao con trăng khuyết

Tam giới rơi đều, bọt nước xao.

 

Chúng ta có thể thắc mắc: phải chăng Lý Thừa Nghiệp đang làm thơ, hay đang hát lời Kinh Phật? Vì sao trong thơ họ Lý đầy những pháp ấn chư Phật? Thí dụ như trong bài Trên Ngàn Năm, chúng ta nhìn thấy pháp ấn Vô Thường hiển hiện qua các hình ảnh: mưa suốt những ngàn năm chuyển biến, trong đó cưu mang cả vui và buồn

 

Mưa trên ngàn năm cũ

Hạnh phúc lẫn ngậm ngùi

Lớn ròng theo thác lũ

Đất trời hề đang trôi...

 

Hay như pháp ấn Khổ tức là Bất Như Ý, đã ẩn tàng trong dòng thời gian miên viễn và hiển hiện trong thơ Lý Thừa Nghiệp, qua bài Lên Đồi Xem Mưa Bay, nơi những cảnh đời như lau sậy bị xô giạt hiện lên trên ngàn ngàn trang giấy, nơi mưa trôi lũ cuốn trong dòng thời gian, thoạt sinh rồi thoạt tử không ai hay, trích:

 

Chầm chậm từng hạt mưa

Rơi trên ngàn trang giấy

Những thân người lau sậy

Qua đời không ai hay

 

Và kỳ lạ như thế, các bài thơ nghe như là thơ tình, vì nói về một “em” năm xưa của những ngày mưa hay nắng, khi qua chiếc cầu đã rêu phong mấy độ vô thường, vậy rồi nhắc nhở tới một đường chim bay của tâm thức… Phải chăng là thơ tình, hay thơ Thiền? Như trong bài Đường Chim Bay Ngày Trước, trích:

 

Em về đây ngày mưa hay ngày nắng

Nhịp cầu này mưa gió đã rêu phong

Xin hãy nhớ đường chim bay ngày trước

Bên rặng dừa biển nối biển mênh mông

 

Một số bài thơ Lý Thừa Nghiệp dùng nhiều chữ cổ, hình ảnh cổ. Chữ “thất đại” là trong Kinh Phật, hay các hình ảnh cổ như thời Đường: áo hoàng hoa, bầy hạc cũ, bờ dâu xưa, khói tang điền… Trường hợp này, độc giả không đủ kiến văn về tích cổ có thể không nắm hết ý. Dù vậy, ngay cả khi không hiểu hết, những cảm xúc bùi ngùi cũng hiện ra giữa các dòng thơ của anh, rằng lia thất đại mới có tri giác thực, từng trang thơ của họ Lý hiện lên các bờ khói sương vô thường, như trong bài Vỗ Cánh Thiên Thu,

 

trích:

 

Ly thất đại bước lên thềm tri giác

Áo hoàng hoa lất phất bên sông

Bầy hạc cũ bay về phương khác

Bờ dâu xưa nghi ngút khói tang điền…

 

Đặc biệt, Lý Thừa Nghiệp có những bài thơ tình rất mực đậm đà, nơi đó giai nhân có môi hồng tháng Chạp (tức tháng 12 âm lịch, là gần Tết, tượng trưng cho mùa xuân sắp đến) thắm đỏ dòng mực từ nghiên bút thư sinh (hẳn là chàng họ Lý?). Nhưng còn “rám buồng cau” thì sao? Có phải chữ người xưa ám chỉ “buồng cau” là nữ tính chơm chớm, vừa nhu nhú như cau của cô nàng tuổi mười lăm? Bài thơ Nghiên Mực Đỏ rất mực lãng mạn, trích:

 

Nghiên mực đỏ pha hồng môi tháng Chạp

Gió dậy thì ai thổi rám buồng cau

Lòng ta chở nguyên dòng sông bạc

Trăng mười lăm con bướm mộng khay trầu

 

Một độc đáo của Lý  Thừa Nghiệp còn là thơ lục bát, nơi đây anh viết có khi hệt như ca dao, có khi hệt như người đạo sĩ thơ mộng đi hái thuốc trên núi Cấm, và có khi hệt như quý ngài du tăng. Trích phần đầu của bài Tụng Một Thời Kinh như sau:

 

Vì người tụng một thời kinh

Tôi đi rước nắng về in hiên trời

Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi

Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà

Tâm ai bủa khắp sơn hà

Tôi đi gieo hạt di đà mười phương

 

Thể thơ thất ngôn qua tay Lý Thừa Nghiệp cũng là một tuyệt kỹ. Trong bài thơ đề tặng Hòa Thượng Thích Từ Thông, năm Hòa Thượng 90 tuổi, nhà thơ họ Lý viết bốn đoạn thơ 7 chữ, mỗi đoạn 4 câu, người xưa gọi là thất ngôn     tứ tuyệt. Cũng cần nhắc rằng, Thầy Thích Từ Thông còn được nhiều học giả Việt Nam xưng tặng là Đệ nhất giảng sư về Đại Thừa, với hàng ngàn băng giảng trên YouTube. Trong bài thơ đề tặng Hòa Thượng, Lý Thừa Nghiệp viết, trích 4 dòng cuối:

 

Lô nhô sinh tử hề! Như bụi

Tấm áo phong phanh gió bạt ngàn

Cười khan một tiếng rền trăm núi

Xuống hàng vẫy mực thuyết Kim Cang.

 

Thơ Lý Thừa Nghiệp hay tới như thế, thơ hay tới dậy sóng khắp biển trời trên từng trang thơ, thơ hay tới cả ngàn năm mưa bụi rù nhau về mừng ngày hội chữ nghĩa trên thơ, thơ hay tới mức trăng xanh và nắng vàng cùng về chiếu rọi trên trang chữ. Anh là người dùng thơ để hát các pháp ấn Kinh Phật.

 

Vẫy mực thuyết Kim Cang… Tuyệt vời là thơ. Xin ghi lời trân trọng cảm ơn nhà thơ nơi đây. Rất mực trân trọng.

 

Phan Tấn Hải

Tháng 3/2018.

 
Sách phát hành ở Amazon :

https://www.amazon.com/s/ref=nb_sb_noss?url=search-alias%3Daps&field-keywords=Ly+Thua+Nghiep+Ve+Nghe+Bat+Nha+Ca

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 97497)
Coupe du Monde de football (Cúp bóng tròn Thế giới, hay World Football Cup ) do Fédération Internationale de Football Association (Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Bóng tròn, viết tắt là FIFA) tổ chức lần đầu tiên năm đó ờ Hoa kì, từ ngày 17 tháng Sáu tới 17 tháng Bảy 1994.
05 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 11854)
Đúng như giới phê bình và độc giả mê văn học dự đoán, trưa ngày 2 tháng 11/2009 này viện Hàn lâm Goncourt đã chánh thức công bố giải thưởng hằng năm của mình cho nhà văn nữ Marie NDiaye, tác giả cuốn Trois Femmes Puissantes (Ba thục nữ giàu nghị lực - Nxb Gallimard).
04 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 96791)
Claude Lévi-Strauss, từ trần hôm nay thứ ba 03/11/2009, hưởng thọ 101 tuổi, là cây đại thụ đã thủ một vai trò quan trọng và rộng lớn trong nền văn học Pháp và thế giới hơn nửa thế kỉ vừa qua, từ giữa thế kỉ XX cho đến đầu kỉ XXI này.
28 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 11734)
Trần Thiện Đạo : MẠN ĐÀM VĂN HỌC
28 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 12192)
Orhan Pamuk sinh ngày 7 tháng Sáu năm 1952 ở Istanbul. Ông dạy văn và phê bình văn học, môn Comparative Literature, xin tạm gọi là Văn học So sánh, ở Đại học Columbia (Hoa Kỳ). Ông là nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên được trao giải Nobel văn chương năm 2006.
26 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 12144)
Trần Mộng Tú là nhà thơ. Ta quen gọi như thế và dường như chị cũng thích gọi như thế. Thực ra, Trần Mộng Tú còn viết văn, không chỉ thỉnh thoảng viết cho vui, mà viết nhiều. Đặc điểm của Trần Mộng Tú: viết văn mà vẫn "hoài thơ". Thành thử văn của chị khi nào cũng lấm tấm thơ. Thay vì gọi Trần Mộng Tú là nhà thơ/nhà văn, hãy gọi Trần Mộng Tú là nhà thơ viết văn.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 12206)
Chưa từng có một bức thư tình nào mà bán chạy ở Pháp trong mùa thu hoạch văn học rentrée littéraire 2007 này bằng tác phẩm Thư cho em mới vừa được tái bản.
25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 11916)
NĂM MƯƠI NĂM LIÊN TỤC TRÊN SÂN KHẤU  Ngày thứ bảy 16 tháng 02 / 1957, lần đầu tiên chúng tôi chui vô rạp La Huchette, trong khu Latinh Paris quận Năm, coi vở kịch hài La Cantatrice chauve (Cô ca sĩ hói đầu - 1950) của Eugène Ionesco (1909-1994).
18 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 9418)
HENRI TROYAT (1911-2007) MỘT NGÀY KHÔNG PHÓNG BÚT LÀ MỘT NGÀY MẮC TỘI Ông là một trong những nhà văn Pháp được ưa chuộng nhứt thế kỉ XX. Ông vừa qua đời giữa đêm 2 tháng 03/2007, nhưng chỉ được thông báo hai ngày sau - để lại cho đời một sự nghiệp đồ sộ khác thường.
12 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 8969)
Nôm na mà nói thì là ăn cắp văn . Như nhà văn Võ Thị Hảo có lần đã lên tiếng : « Truyện của tôi bị ăn cắp trắng trợn (…). Tôi sẽ kiện đến tận cùng (…) » , khi tác phẩm Máu của lá của bà bị / được chép nguyên xi (chỉ thay đổi tên các nhơn vật) in lại trên tờ Văn nghệ...