- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIÁO ĐẦU TỚI TẤP

31 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 87907)

francoishollande2012-content


Góc nghĩ

GIÁO ĐẦU TỚI TẤP

 

  Bốn ngày trước khi cử tri Pháp bỏ phiếu bầu tổng thống mới, các đài truyền hình và truyền thanh cùng nhau tổ chức một cuộc tranh luận chắc chắn là sôi nổi giữa hai đối thủ còn lại trong vòng hai, giữa tổng thống tiền nhiệm Nicolas Sarkozy và ông François Hollande (1). Trên nguyên tắc là để họ trình bày chương trình hứa sẽ được thực hành trong nhiệm kì sắp tới, và để cho quần chúng biết đâu mà lần, mà lựa. Mà bầu.

 Trong cuộc đối đầu gay gắt ngót bốn tiếng đồng hồ này, ông Nicolas Sarkozy liên hồi bị ông François Hollande tấn vào chơn tường. Bắt ông không ngớt phải lên lời bảo vệ phong cách của mình trên chánh trường suốt năm năm dài ngồi ghế tổng thống. Nghĩa là phải khôn thôi thích nghĩa các hành xử đã qua hơn là trình bày chương trình phác thảo cho nhiệm kì sắp tới. Chẳng hiểu có phải vì ông không mấy tin tưởng ở mình hay không, do đã có biết bao kết quả thăm dò dư luận dự báo rằng ông chắc sẽ thua cuộc (2). Rồi cuối cùng lại còn bị ông François Hollande bất ngờ giáng cho một đòn chí tử. Bằng một thủ thuật tu từ mà Pháp gọi là anaphore, Anh/Mĩ là anaphora, Tàu là đầu ngữ trùng phức thể, mà chúng ta có thể gọi là giáo đầu tới tấp để chỉ thứ thủ thuật dùng liên tục mỗi một lời giáo đầu cho các câu nói tiếp nối, vừa nhấn mạnh í tưởng của mình vừa tới tấp phủ đầu đối thủ.

 Khi được các nhà báo làm Em Xi hướng dẫn cuộc đối thoại hỏi sẽ làm tổng thống như thế nào, ông François Hollande liền bất thần giáo đầu tới tấp bằng câu: Là tổng thống, tôi sẽ… , Là tổng thống, tôi sẽ… , 15 lần liên tiếp. Khiến cho đối thủ bỗng nhiên như bị cấm khẩu, chỉ vớt vát được đôi lời phản bác không í nghĩa.

 

15 khúc giáo đầu

 Ông François Hollande đã tới tấp giáo đầu như sau :

 Là tổng thống, tôi sẽ

  1.  không tiếp tục lãnh đạo đảng đa số, cũng không tiếp rước đại biểu đảng này trong điện Élysée.
  2.  không xem thường Thủ tướng gọi ông ta là kẻ giúp việc.
  3.  không quyên tiền cho đảng mình trong khách sạn.
  4.  bảo đảm nền độc lập trong bộ máy công lí, không kí tên bổ nhiệm công tố viên nào không được Hội đồng giới chức luật pháp chấp thuận.
  5.  không chính mình bổ nhiệm Giám đốc các đài truyền thanh và truyền hình, dành việc này cho các định chế độc lập.
  6.  luôn luôn xử sự một cách gương mẫu.
  7.  không lợi dụng quyền bất khả xâm phạm chủ tịch nước đương vị, mà còn làm cho nó sửa đổi để nó có thể, trong những điều kiện nhứt định, cưỡng chế tôi ra hầu tòa hoặc giải trình trước một số định chế đặt định, giả thử tôi có hành vi phạm pháp hoặc đáng trách vào thời chưa nhậm chức.
  8.  thành lập môt chánh phủ đồng đều, có bao nhiêu bộ trưởng phái nam thì phái nữ cũng có bấy nhiêu bộ trưởng.
  9.  bắt toàn thể chánh phủ kí một bản đạo đức nghề nghiệp ngăn chặn mọi giao dịch chứa chất lợi lộc.
  10.  cấm các bộ trưởng không được bao biện, nhậm thêm một chức vụ sở tại nào, tôi hằng cho rằng họ phải dành trọn công việc cho nhiệm vụ trước mắt.
  11.  ban hành đạo luật phân quyền cho địa phương, bởi tôi nghĩ rằng các tập thể địa phương cần hoạt động trong một bầu khí mới, lãnh nhiều trách nhiệm hơn, được tự do hơn.
  12.  luôn luôn tôn trọng các đối tác xã hội, tổ chức nghề nghiệp cũng như công đoàn, để thường xuyên đàm phán với họ hầu phân định rõ ràng đâu là phần tùy thuộc luật lệ đâu là phần tùy thuộc đôi bên dàn xếp với nhau.
  13.  tập họp nhiều hội thảo cốt yếu, như hội thảo về năng lượng vừa rồi. Loại đề tài này cần phải được bàn luận trong nhiều hội thảo cốt yếu như vậy.
  14.  thiết lập thể thức tỉ lệ cho cuộc bầu cử đại biểu quốc hội 2017, bởi tôi nghĩ rằng mọi í hướng chánh trị đều phải được thể hiện trong quốc hội.
  15.  cố gắng nhìn xa để rộng đường định hướng và chỉ đạo, nhưng không ôm đồm quán xuyến hết cả mọi sự và tránh xa rời quần chúng.

 Mười lăm khúc giáo đầu trên đây là bản tường trình kế hoạch và tư cách làm việc của đương sự trong nhiệm kì ngồi ghế tổng thống sắp tới. Đồng thời, lồ lộ giữa các ngôn từ, cũng là bản cáo trạng hành tích và phong cách trái khoáy của tổng thống tiền nhiệm trong năm năm qua. Rốt cuộc ông François Hollande được bầu bốn ngày sau, trở thành tổng thống nhiệm kì 2012-2017.

 

Làm báo viết văn

 Từ thuở biết nguệch ngoạc mực đen trên giấy trắng đăng tải trên báo chí, ở Sài gòn trước kia rồi trong cả nước và ngoài nước nay cũng đà già nửa thế kỉ, chúng tôi thường lắng nghe biết bao lời cật vấn. Thảy đều xoay quanh một dấu hỏi có thể tóm gọn như sau: ông anh làm báo viết văn để làm gì ? Nên hiểu là làm thứ công việc thật kì lạ là cho không hoặc chỉ nhấm nháp được chút ít nhuận bút và tác quyền không đủ để ăn sáng, trong lúc người ta ai cũng hối hả làm tiền, hoặc tranh giành một miếng đỉnh chung, hoặc cướp giựt quyền thế, lợi lộc hơn nhiều.

 Tuy không hề có tham vọng làm ông to bà lớn, (xin đừng cười) chủ tịch nước chẳng hạn, chúng tôi cũng thường khi lên lời đối đáp. Cóp nhặt 15 khúc giáo đầu của (nay là) đương kim tổng thống Pháp, rồi tới tấp tiếp theo như vầy:

 Chúng tôi làm báo viết văn là để…

  1.  quảng bá và thực thi tinh thần dân chủ dựa trên ba chân vạc làm nền cho tinh thần này là tự do đi lại, tự do báo chí, tự do hội họp.
  2.  ngăn chặn mọi í hướng, mọi hành vi bóp nghẹt các mối tự do nói trên.
  3.  bảo vệ thể chế tam quyền phân lập, củng cố ranh giới giữa lập pháp (quốc hội), hành pháp (chánh phủ) và luật pháp (công lí) sao cho ba ngành này luôn hồi độc lập, không toa rập đồng lõa với nhau.
  4.  vạch lá tìm sâu, nêu ra mọi sự việc mờ ám hằng bị che giấu trong xã hội và trên chánh trường.
  5.  đặt những câu hỏi ngứa ngáy, khó xử, bắt nhà chức trách không thể bịt mắt lờ tịt mà phải tìm cách giải quyết, về những vụ tịch thâu đất đai của dân lành chẳng hạn.
  6.  tố cáo các hành tung khuất tất, lạm quyền, hối lộ, ăn chặn, đút lót, tham ô.
  7.  giãi bày suy luận không ngụy biện, không lệch lạc, không thiên vị, không lừa bịp, tóm lại là đánh trúng chỗ và có sức thuyết phục.
  8.  điều tra và giải mã, khảo cứu và dẫn chứng, đề nghị và thích nghĩa.
  9.  chú tâm tới những lời hứa hẹn đao to búa lớn, kiểu do dân vì dân cho dân, có thật tình ích nước lợi dân hay chỉ thuộc loại trên trời dưới biển, nói cho sướng miệng.
  10.  khám phá các điều bí ẩn trong xã hội và trên chánh trường.
  11.  không buông tha mọi thứ tác phong vi phạm đạo lí, dẫu biết rằng trên đời không phải lúc nào cũng gương mẫu.
  12.   làm rõ các thủ thuật ám muội, các í tưởng tối tăm, các định hướng quặt quẹo của bất luận con người nào, giới chức nào, chánh khách nào, đảng phái nào, định chế nào.
  13.  phanh phui lối sống xa hoa, lãng phí của những kẻ quyền cao chức trọng, ăn cắp của công, xài tiền như nước.
  14.  không ngừng báo động mọi tình huống có cơ dẫn tới hậu quả tai hại cho trật tự xã hội, chánh trị và văn hóa.
  15.  gìn giữ tiếng mẹ đẻ chảy trong huyết quản cho tới ngày nhắm mắt.

 

 Thật ra thì mấy tác phong kể trên chẳng phải mới lạ gì cho lắm đối với người trong cuộc. Có điều là, trong nhiều trường hợp, họ không hoàn toàn thoải mái, bị khép mình trong một khuôn khổ đặt định. Nhưng là nhà văn nhà báo, họ biết cách viết lách kia mà.

 

TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 28/05/2012)  

-----------------------

(1) Vòng một ngày chúa nhựt 19/04/2012, ông Nicolas Sarkozy thuộc đảng UMP (Đảng Phong trào Bình dân) và ông Farnçois Hollande thuộc đảng xã hội được nhiều phiếu nhứt trong số mười ứng cử viên đăng kí, nên đưọc ứng cử tiếp trong vòng hai. Không ở như Hoa kì, hai ứng cử viên đều do Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ chỉ định.

(2) Xem: Trần Thiện-Đạo, Trở cờ (trên mạng Hợp lưu online, ngày 26/04/2012).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 202111:36 CH(Xem: 9176)
Thỉnh thoảng tôi dọn sách vở xem cuốn nào cần giữ, cuốn nào mang cho, và đặc biệt là cuốn nào cần gửi trả khổ chủ kẻo lỡ quên đâm mang tiếng. Thuộc vào số ít sách phải gửi lại khổ chủ, tôi tìm thấy cuốn này: Vietnamese Colonial Republican – The Political Vision of Vu Trong Phung, tạm dịch là Người Việt Cộng hoà thời Thuộc địa - Viễn kiến Chính trị của Vũ Trọng Phụng, của sử gia Peter Zinoman thuộc phân khoa Sử học của Đại học California tại Berkeley. / Tôi vẫn có ý định viết bài giới thiệu tập biên khảo của GS Zinoman từ khi đọc xong, với nhiều thích thú, từ… giữa mùa đại dịch Covid vào hè năm ngoái. Bài bên dưới là lời giới thiệu khái quát tập biên khảo đã giúp tôi biết thêm rất nhiều về nhà văn Vũ Trọng Phụng vốn khá độc đáo của nền văn học tiền chiến, nay càng thêm (có thể nói là) độc nhất như một tay “tiền trạm” của chủ nghĩa cộng hoà tại Việt Nam dưới cái nhìn của sử gia Zinoman.
04 Tháng Tám 20218:53 CH(Xem: 9023)
Từ những ngày còn trẻ chưa biết lo là gì tôi đã tình cờ đọc tập thơ “Ngày Sinh Của Rắn” của nhà thơ Phạm Công Thiện, mà trong đó không biết vì sao tôi cứ nhớ mãi câu thơ này, “Cửu Long ca từ Tây Tạng!” Cũng từ đó Sông Cửu Long không bao giờ ngừng chảy trong ký ức của tôi. Và bây giờ tôi nhận được cuốn “Mekong – Dòng Sông Nghẽn Mạch” của nhà văn Ngô Thế Vinh như một tình cờ kỳ lạ mà tôi có với dòng sông lịch sử này.
03 Tháng Ba 202112:07 SA(Xem: 11146)
“Vòng Đai Xanh” của Ngô Thế Vinh được xem là một tiểu thuyết chiến tranh, được viết rất thực bởi một quân y sĩ xông pha ngoài trận tuyến. Cuộc chiến tự vệ của người dân Miền Nam chống xâm lược của Cộng Sản Miền Bắc kéo dài đến 15 năm (1960-75), nếu không nói đến hoạt động khủng bố, phá hoại 2-3 năm trước khi chiến tranh chính thức khai mào, cho nên chúng ta không thiếu những tác giả viết về cuộc chiến đó, cảm khái từ những mất mát, đổ vỡ, tan hoang của con người, của tuổi trẻ, của gia đình, của xã hội, của đất nước vì chiến tranh.
08 Tháng Chín 20209:38 CH(Xem: 12921)
Trong những ngày đang phải cố thủ tại gia một cách tuyệt vọng trước “kẻ thù vô hình” Corona virus giăng mắc, phong tỏa nơi nơi, “Mặt Trận Ở Sài Gòn” là một nguồn quên lãng lớn cơn đại dịch này. Trước hiện tại đang thêm phần đen tối không chỉ vì đại dịch Cô-Vy và nạn suy thoái/ lạm phát mà chủ yếu vì một chính tình thối nát, có khi người ta phải đi vay mượn một vài tia sáng từ quá khứ để có thể ngày qua ngày. Những câu chuyện cách đây cả 50 năm ở một nơi nay quá xa xôi bỗng dưng sống lại một cách da diết trong trí nhớ, trong con tim của mỗi chúng ta khi có “Mặt Trận Ở Sài Gòn” đặt đầu bàn ngủ (không phải gối đầu giường).
29 Tháng Tám 20202:15 CH(Xem: 13682)
Mặt trận ở Sài Gòn là một tuyển tập 12 truyện ngắn của Nhà văn Ngô Thế Vinh viết về kí ức thời chiến tranh vào thập niên 1970s, chủ yếu ở vùng núi rừng Tây Nguyên. Tuy có nhiều chứng nhân trong cuộc chiến, nhưng tác giả là một chứng nhân hiếm hoi ghi lại một giai đoạn chiến sự khốc liệt qua các câu chuyện được hư cấu hoá. Điểm đặc biệt của tập truyện ngắn này là có phiên bản tiếng Anh do một học giả ẩn danh dịch, có lẽ muốn chuyển tải đến độc giả nước ngoài về cái nhìn và suy tư của người lính phía VNCH.
02 Tháng Sáu 202010:06 CH(Xem: 15233)
Đã từ lâu tôi có một thói quen xấu, khi đọc thơ trí não tôi tự động phân loại rành rọt. Một: loại thi ca gây cho mình cảm hứng. Hai: loại không gây cảm hứng nếu không muốn nói làm mình mất hứng. Vậy mà lật tới lật lui, đọc đi đọc lại, tật xấu không nổi lên. Thay vào đó tôi thấy mình chăm chú lắng nghe. Tôi trở lại lần tay trên bìa sách, khoảng trắng với những vân vạch to nhỏ ngắn dài của biểu đồ tần số như phát lên một âm thanh vừa rè đục vừa trong vắt. Ở một nơi chừng như trống rỗng trắng xóa, ý tưởng mọc lên giữa âm thanh nhiễu loạn. Và bài Radio mùa hè tiếp tục văng vẳng
07 Tháng Mười Một 20198:36 CH(Xem: 20052)
Trong thời niên thiếu, anh cũng như một số bạn đều mê đọc tiểu thuyết, đọc thơ của các văn thi sĩ tiền chiến. Trong các nhóm nhà văn đó thì nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã ảnh hưởng đến anh nhiều nhất. Văn của họ nhẹ nhàng, trong sáng, với những truyện tình lãng mạn lồng trong khung cảnh quê hương đơn sơ và lúc nào cũng man mác tình yêu. Truyện của họ, không lúc nào thiếu trong tủ sách gia đình của anh. Trong nhóm đó, Nhất Linh được anh coi như một mẫu người lý tưởng, một nhà văn, một chiến sĩ cách mạng. Nhiều nhân vật trong truyện đã in sâu vào ký ức anh. Họ không những đã trở thành một phần đời sống của anh mà đôi khi lại là những giấc mộng không thành. Trong những năm cuối cuộc đời, ông xa lánh cảnh trần tục, như một tiên ông quy ẩn bên dòng suối Đa Mê của rừng lan Đà Lạt.
09 Tháng Bảy 201911:36 CH(Xem: 15497)
Đọc xong cuốn sách về một con người đã chết cách đây hơn nửa thế kỷ khi còn đương xuân, đương ở những năm tháng tiềm năng nhất về sức lực và trí lực, tự tôi dằn lòng nở một nụ cười lớn hạnh phúc cho riêng tôi.
04 Tháng Năm 201911:02 CH(Xem: 16142)
Bác Sĩ Ngô Thế Vinh chia xẻ với tôi một cuốn sách anh và các bạn anh đang soạn thảo. Cuốn sách về một cuộc đời rất ngắn của người bạn đồng nghiệp: Nghiêm Sỹ Tuấn, một Bác Sĩ Quân Y, một Thi Văn Sĩ , tử trận ở tuổi 31 tại Khe Sanh năm 1968 khi anh đang là Y Sĩ Trung Úy Tiểu Đoàn 6, Nhảy Dù.
07 Tháng Chín 20183:06 CH(Xem: 25017)
Đó là những bài thơ hiếm gặp trên đời này. Đó là thơ Lý Thừa Nghiệp. Đó là những dòng chữ làm chúng ta giựt mình ngay tức khắc. Như dường chữ nhảy ra khỏi trang giấy. Nhiều bài thơ của anh có sức mạnh làm tôi sững sờ, ngồi yên lặng lẽ, và dõi mắt nhìn cho tới dòng cuối bài thơ.