- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Người mang nước: tập thơ của Như Quỳnh de Prelle

28 Tháng Tư 201812:46 SA(Xem: 22454)


nhuquynh


Người mang nước
tập thơ của Như Quỳnh de Prelle
Nhà xuất bản Sống (4/2018, Hoa Kỳ)

 

 

Lời tác giả:

 

Người mang nước gồm 3 phần Nỗi buồn trên cây, Nhiệt đới buồn và Babel như một tuyển tập thơ suốt từ thời thanh xuân 20 cho đến thời điểm hiện tại.

Tiếng Việt là ngôn ngữ tôi viết và sáng tác khi tôi không còn thường xuyên ở quê hương Đất Mẹ. Ngôn ngữ ấy cho tôi khám phá và hiểu biết hơn về những địa lý khác nhau trên trái đất này giữa những giọng nói khác nhau, giữa những ngôn ngữ khác…. Ngôn ngữ ấy cho tôi kiệt cùng của chữ, của tình, của những tan biến, mất mát, trong sự vô vọng có khi hy vọng chỉ như một tia nắng, hay một mầm non. Tôi đã hiểu hơn đời sống thường ngày, hiểu hơn con người không xa lạ, dù bất kể nơi nào, ở đâu, những nơi tôi dừng lại, tôi đi qua. Nghệ thuật thường ngày trở thành luồng dẫn điện truyền cảm hứng cho những nhận thức, cảm quan cuả qua những sự sống đơn giản, bình thường mà thành thi ca. 

Như Quỳnh de Prelle

 



Thi ca và thời tiết

 

mùa đông 016

như một bài thơ thất thường

ngẫu hứng

tuyết hiếm hoi

cạn kiệt

thời tiết chuyển biến sang như xuân

nắng lên ấm áp

thiếu những bông hoa xinh

hương thơm của đất trời

 

thòi tiết là một ví dụ

cho những biến dổi

như thi ca

nhận ra những dấu hiệu của dự báo

sự vận động tự nhiên

trong các quy luật

thoát khỏi ý thức chủ quan

của loài người

 

những biến đổi cũng là hậu quả của loài người

tàn phá thiên nhiên

sự sống trên trái đất

như bài thơ chạm vào nỗi đau

sự thay thế

tột cùng

của một ý thức cá nhân

là thi ca

với chủ nhân của nó

là một ai đó

đại diện cho chính họ

nhìn thấy nỗi đau chung

 

một bài thơ thất thường

thường buồn hơn vui

bản chất của chúng ta là nỗi buồn sâu thẳm

sự rạn nứt trong cái tinh tế mỏng manh

niềm vui đi qua nhanh

trong sự tràn ngập

làm cho con người nhớ mãi

khát khao

 

mùa đông năm nay

thất thường

như một bài thơ

như tính chất dự báo của thi ca

như hậu quả của loài người

như một ví dụ

chúng ta luôn biến đổi

thay thế nhau

những trạng thái

sự tồn tại

 

thi ca là thời tiết

cho con người chạm vào nỗi đau

sự mất mát

niềm hy vọng

trong bóng tối và cả ánh sáng

 

mùa đông là thi ca

thất thường như thời tiết

 mênh mang như người đàn bà ngoài 30

đằm sâu

duyên dáng

 

 

 

Cơn bão tháng 3

 

làm vườn hoa ở ban công của nàng bị dập nát

đất nâu được gió đưa ra khỏi những chiếc hộp gỗ

cơn bão tháng 3 ướt nhoà ô cửa kính

gió đập vào tường thành những gào thét

 

cơn bão tháng 3 là những tiếng nổ

ở phi trường

và nhà gare tàu điện ngầm

bởi bàn tay bọn cực đoan khủng bố

những tị hiềm với văn minh nhân loại

 

cơn bão tháng 3 còn lại trên thịt da

những vết đau

cả những cái xác tan tành không chứng nhận được ID của ai

trên những bông hoa và nến

ngập tràn nước mắt

máu chôn ở đâu

 

 

Tôi nhìn thấy thành phố đang chậm trôi

trên những ngày tang tóc

của những nạn nhân vô danh

của những tiếng nổ

sự lặng im

nín thinh

 

Tôi nghe thấy tiếng gió thổi mùa bão về

rung chuyển những hàng cây

những ô cửa

những chậu hoa ngoài ban công

tiếng chim lạc nhau

trong mưa ướt lệ nhoà

 

Tôi ngắm bầu trời của thành phố

lặng yên

những chiếc máy bay nằm nguyên ở phi trường

với bao linh hồn lang thang

không quê hương

không gia đình

 

Tôi chạm vào nỗi đau của loài người

dường như thua cuộc

trước cái ác

sự tị hiềm khác biệt

của mặc cảm và tự ti

của những ngang nhiên ngạo mạn

 

Tôi chạm vào tôi

thân thể rã rời

như chiếc lá lìa cành

như cành lìa thân cây

máu tôi vẫn chảy miết

chưa đông cứng lại

chưa đặc quánh

 

Và tôi thương thành phố của tôi

nơi bình yên

 

của những bông hoa màu xanh tím

trong cánh rừng ngoại ô

vào tháng 4 muộn đang về

 

Tôi thương

thương nơi này

là nhà

là tình yêu vĩnh hằng

 

 

 

 

Những bông hoa màu nước mắt

 

Trong suốt

không màu

vị cay cay chua chua

cuả những người đàn bà

sinh con

không biết mặt cha

 

Những bông hoa màu nước mắt

kéo dài bao thế kỷ qua

từ chiến tranh loạn lạc

đến thời bình

của những người đàn bà

sinh con luôn thiếu mặt cha

 

Người đàn ông ở đâu sao mà trống vắng

người đàn ông ra mặt trận

trên những ngọn đồi cao nằm gác súng

trên những cung đường máu lửa

nước mắt của những bông hoa

cạn dần

 

Những bông hoa màu nước mắt

của thế giới đổi thay

lên ngôi bình đẳng

đàn ông vẫn thiếu vắng

bên cạnh những người đàn bà cô độc

những đứa con không bao giờ biết mặt cha

dù nhìn thấy nhưng không ai thừa nhận

 

Những bông hoa màu nước mắt

trong đêm

những cay đắng tuôn dài

trên hình hài đứa trẻ

tình yêu không vẹn nguyên

dù người đàn bà đóng vai trò người đàn ông như một

 

Một thế hệ lớn lên

từ những bông hoa không màu ấy

đăng đắng cay cay

đôi lúc ngọt mềm

như môi

lúc thì không mùi không vị

 

Nước mắt của nhân gian

vẫn là tình yêu và thân phận

khát vọng không thành

cứ độc đơn

thiếu trống

một nửa thế gian

những đứa trẻ lớn lên

 

 

Cái chết của tôi

 

Tôi đang chết để được sinh ra một lần khác

Giấc ngủ như muốn quên đi, muốn không tồn tại.

Tôi đã diễn đạt sai hay tôi đang bị hiểu lầm chính tôi

Và tôi đã chết

đã chết thật sự

lần đầu tiên trong cuộc đời này

 

Tôi sẽ mang đi gì với cái chết

Tinh thần cũ kỹ cuả tôi

Tâm hồn trong sáng của tôi

trẻ con và đơn giản

sự ích kỷ

vô thường

 

Cái chết cuả tôi

Tôi yêu nó bao nhiêu

trân trọng bao nhiêu

vì hôm nay tôi khác

tôi đổi thay

 

Tôi không còn của ngày hôm qua

và tôi sẽ sống những ngày tới

trên cái chết kia

lặng lẽ

 

Tôi đã chết và được sinh ra ở một cuộc đời khác

Tột cùng đau khổ, nát tan, tột cùng sự đau đớn, tôi chưa bao giờ nhìn thấy thế, cảm nhận thế

Cái chết của tôi

Thời khắc này

Cái chết của tôi

 

 

 

Sinh nhật BB tháng 2

 

Vỡ tan rồi

Không còn nữa

một thây ma

Không còn nữa

cả linh hồn quỷ dữ

Không còn nữa tiếng người

 

Vỡ tan rồi

bầu trời đầy mây đêm lặng lẽ

đôi bàn tay em khóc trong tuyết

một buổi chiều

khi em chạm vào phím đàn

chảy máu từng cung âm

 

Vỡ tan rồi

ngay cả tình yêu và anh không thể cứu rỗi em

bao che bảo vệ em

không gì có thể

 

Tận thẳm sâu

em đã thành một con sâu mọt

tự đục lỗ cho mình

tìm cái chết

trong sự vữa

không thể sinh sôi đầy hơn

không thể đầy sức sống hơn

không thể

và không còn nữa

 

Vỡ tan rồi

một mùa đông

em đã tự chôn mình

trong rừng khô ẩm ướt

mùa tang trập trùng

bao kín cả tình yêu

lòng thương xót

 

Em đã chết giữa trùng trùng thương nhớ

giữa sự vữa không thể sinh sôi không thể lấp đầy

 

 

 Như Quỳnh de Prelle

 

                                                                                                                    

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 5659)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.
07 Tháng Ba 202212:57 SA(Xem: 2915)
"Tuyển tập II chân dung văn học nghệ thuật và văn hoá" là một công trình mới của nhà văn Ngô Thế Vinh, giới thiệu 15 văn nghệ sĩ và nhà văn hoá thành danh thời trước 1975 ở miền Nam Việt Nam.
19 Tháng Bảy 202110:50 CH(Xem: 9712)
Lê Chiều Giang viết mà như vẽ lại, như tả chân một cách vô cùng linh hoạt. Không hề tẩy xóa, chẳng tô vẽ thêm, nhưng rất lạ, Cô đã làm mới lại được những điều xa xưa, những tháng ngày rất cũ (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
04 Tháng Sáu 202110:48 CH(Xem: 9661)
Bác sĩ Ngô Thế Vinh từ lâu đã quan tâm sâu xa tới các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ông đã thu thập một khối lượng dữ kiện quý giá liên quan tới con sông Mekong dài hơn 4.800 km bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng chảy ra tới Biển Đông. Rất nhiều bài viết tâm huyết của ông đã cung cấp cho bạn đọc trong nước Việt Nam cũng như ở hải ngoại những thông tin hữu ích về chuỗi các con đập thủy điện khổng lồ Vân Nam cùng với những ảnh hưởng tác hại ra sao trên đời sống của bao nhiêu triệu cư dân ven sông.
03 Tháng Sáu 202110:43 CH(Xem: 10994)
NGUYỄN THẾ TÀI | Biên khảo: Viết về Marie Curie là viết về một người đàn bà phi thường, một nữ khoa học gia lỗi lạc đầu thế kỷ 20. Cuộc đời bà là một chuỗi những thử thách và chịu đựng gian nan. Sinh ra và lớn lên trong những điều kiện khó khăn, trải qua tuổi niên thiếu với biết bao gian khổ nhưng với ý chí kiên cường, lòng quả cảm và trí thông minh, bà đã thực hiện hoài bão của mình.
15 Tháng Giêng 20211:55 SA(Xem: 13594)
Tôi đọc Vòng Đai Xanh với nhiều quan tâm. Cuốn sách đã gợi lại ký ức về Cao nguyên vào những năm 1960s và cả những biến cố liên quan tới Phật giáo và sinh viên cũng trong giai đoạn bất an đó. Rõ ràng là tác giả Ngô Thế Vinh đã hiểu biết rất rõ về các sắc dân Thượng cùng với những nguyện vọng của họ giữa và sau cuộc chiến tranh.
22 Tháng Mười 20203:25 SA(Xem: 12786)
“Diều Hâu” là biệt danh ông bác sĩ đặt cho tính hiếu chiến của tôi. Xem ra ai cũng có vẻ bực bội về những tin tức xáo trộn ở Sài Gòn. Ông tiếp: - Tụi sinh viên có đứa nào bất mãn, Diều Hâu cứ việc hốt hết đem lên căn cứ 7 giao cho tôi. …/ Cầm lấy ly rượu như muốn bóp vỡ trong tay, thiếu tá Bính giọng gay gắt hơn: - Cứ để tôi thì khỏi cần tốn phi tiễn với lựu đạn cay. Chỉ cần mấy cỗ đại liên trí mấy đầu phố. / Xem ra chính trị đã làm phân hóa giữa chúng tôi. Rồi ông quay sang hỏi ông Bác sĩ: - Sao Docteur Zhivago, ông nghĩ sao về tụi sinh viên tối ngày chỉ biết có biểu tình phá rối ấy? (Mặt Trận Ở Sài Gòn, tr. 27-28) Nếu ngược về năm 1971-1972, đọc đoạn trên thì tôi sẽ rất bất mãn với thái độ của mấy ông quân nhân này. Dạo đó tôi đang là sinh viên năm thứ hai Luật... Hồi đó chúng tôi rất không ưa, hơn nữa còn gọi là -đám lính cảnh sát đàn áp- biểu tình. Ngày ấy, với bọn chúng tôi, dường như hình ảnh sống có lý tưởng là phản chiến...
20 Tháng Tám 20208:06 CH(Xem: 13969)
TẠP CHÍ HỢP LƯU HÂN HẠNH GIỚI THIỆU : Hai tác phẩm mới nhất của tiến sĩ Trần Công Tiến vừa được giới thiệu trên YOUTUBE: - ĐẠO THƯ - HEIDEEGER, KHỞI ĐẦU KHÁC và ĐÔNG PHƯƠNG
13 Tháng Tám 20202:53 CH(Xem: 13197)
Vẫn liên tiếp xuất hiện những cuốn sách viết về Chiến Tranh Việt Nam, tuy nhiên có rất ít sách đề cập tới quan điểm từ miền Nam, từ góc cạnh của những người thất trận nhưng họ đã từng chiến đấu và tin tưởng ở một nền Cộng Hòa miền Nam mới khai sinh. Ngô Thế Vinh qua kinh nghiệm của một y sĩ trong một đơn vị Biệt Cách thiện chiến đã đem tới cho chúng ta những lý giải và soi sáng về những tình huống lưỡng nan ngoài trận địa.
02 Tháng Sáu 202010:06 CH(Xem: 14883)
Đã từ lâu tôi có một thói quen xấu, khi đọc thơ trí não tôi tự động phân loại rành rọt. Một: loại thi ca gây cho mình cảm hứng. Hai: loại không gây cảm hứng nếu không muốn nói làm mình mất hứng. Vậy mà lật tới lật lui, đọc đi đọc lại, tật xấu không nổi lên. Thay vào đó tôi thấy mình chăm chú lắng nghe. Tôi trở lại lần tay trên bìa sách, khoảng trắng với những vân vạch to nhỏ ngắn dài của biểu đồ tần số như phát lên một âm thanh vừa rè đục vừa trong vắt. Ở một nơi chừng như trống rỗng trắng xóa, ý tưởng mọc lên giữa âm thanh nhiễu loạn. Và bài Radio mùa hè tiếp tục văng vẳng