- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VIẾT TỪ CHÂN ĐỀN HÙNG

02 Tháng Chín 20164:37 SA(Xem: 15358)



VIET TU CHAN DEN HUNG


Tác phẩm Viết Từ Chân Đền Hùng mà Nhà Xuất Bản Hợp Lưu hân hạnh giới thiệu là biên khảo của Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu và Bà Hoàng Đỗ Vũ, về đề tài Quốc Tổ và nguồn gốc Dân tộc Việt Nam từ thời dựng nước.

Phần thứ nhất tóm lược văn sử và tài liệu khảo cổ về nhà Hồng Bàng đã được quốc sử quán nhà Lê ghi chép trong Đại Việt Sử Ký, Ngoại Kỷ Toàn Thư, khắc bản năm 1697-1698. Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu và bà Hoàng Đỗ Vũ đã đến viếng Đền Hùng ở Nghĩa Lĩnh, tỉnh Vĩnh Phú, Bắc Việt Nam, nhân dịp du khảo trong niên khóa 2004-2005, và hiệu đính lại bản thảo về Nhà Hồng Bàng, sơ thảo từ cuối thế kỷ XX.
Phần thứ hai của tác phẩm này là nghiên cứu về cuộc nổi dạy kháng Hán của Hai Bà Trưng đầu đời Đông Hán (25-220), và cuộc tái chiếm cổ Việt của Mã Viện [Ma Yuan] từ năm 42 tới 44, với những huyền thoại như diều hâu đang bay trên trời, lả tả rơi xuống mặt hồ Lãng Bạc vì lam sơn chướng khí, hay trụ đồng Mã Viện đánh dấu võ công “trấn ngự man di;” và, phân định biên giới phía nam đế quốc Hán mà văn gia Tống như Zhu Qufei [Chu Khứ Phi, 1100-1178) hay vua quan Minh Chu Đức Dụ, Chu Đệ, Hoàng Quảng Thành có lẽ đã chứng kiến trong giấc mơ, hay ngầy ngật men say chinh phục thiên hạ. Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu và Bà Hoàng Đỗ Vũ đã chứng minh rằng trụ đồng Mã Viện chỉ là một huyền thoại, nhưng Hai Bà Trưng là những tác nhân lịch sử, đại diện cho quốc thống Cổ Việt trước nỗ lực xâm lấn lân bang của nhà Hán, đốt phá thành quách, giết lãnh tụ, và áp đặt nền văn hóa Hán tộc “mình rắn, đầu người,” hay “mình người, đầu trâu,” xen lẫn với bạo lực thượng cổ.

Trong nghiên cứu này, sử gia Vũ Ngự Chiêu đã dùng phương pháp tỉ đối nhiều nguồn tư liệu gốc, trả lại sự thực cho lịch sử dân tộc. Đặc biệt, tác giả dành phần kết luận cho độc giả và hậu thế, hơn tiếm đặt những kết luận mà mỗi công dân Việt cần tự suy gẫm, tìm hiểu cho mình. Kết luận cần thiết vì tình trạng địa lý-chính trị giữa Việt Nam với Trung Hoa—hai nước láng giềng, nhưng nhỏ lớn khác nhau, và tham vọng làm chủ cả vũ trụ của Hán tộc.

TẠP CHÍ HỢP LƯU

Sách có thể mua ở các tiệm sách Việt Nam hoặc có thể mua qua hệt thống phát hành toàn cầu AMAZON: 
https://www.amazon.com/Viet-Chan-Den-Hung-Vietnamese



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 201812:46 SA(Xem: 23112)
Tiếng Việt là ngôn ngữ tôi viết và sáng tác khi tôi không còn thường xuyên ở quê hương Đất Mẹ. Ngôn ngữ ấy cho tôi khám phá và hiểu biết hơn về những địa lý khác nhau trên trái đất này giữa những giọng nói khác nhau, giữa những ngôn ngữ khác…. (Như Quỳnh de Prelle )
28 Tháng Mười Hai 20174:02 CH(Xem: 21348)
Tính lãng mạn của thi ca diễn tả cả hai thái cực, lúc hiện ra huy hoàng diễm lệ như bình minh như đầu xuân như tiếng sét ái tình; lúc tàn phai như rừng thu như hoàng hôn như tan vỡ tình yêu, đẫm buồn, sầu bi, thê lương. Mà mặt tích cực hay tiêu cực vẫn mang một vẻ đẹp lạ lùng.
27 Tháng Mười Hai 20171:20 SA(Xem: 22875)
Anh đưa nàng ra thăm lại đảo, lúc cùng nàng đứng dưới gốc dừa trên bãi biển gần Dinh Cậu, nắng ấm, gió rất nhẹ và sóng vỗ thì thầm, anh nhìn ra biển rộng, an bình, nghĩ đến những giấc mơ ngày nào. Trong đó có giấc mơ, mua được một hòn đảo nhỏ để cùng nàng sống những ngày huyền ảo trên đó. Đột nhiên bao nhiêu kỷ niệm cũ quay lại, từ ngày đầu tiên anh xách va-li đến đảo và cuối cùng là hình ảnh cặp sừng trên cát của con trâu rừng cuối cùng trên đảo bị bắn hạ ở một ấp xa. Con trâu này là con cháu của bầy trâu mà bà Kim Giao đã đem ra đảo mấy trăm năm trước trong thời Tây Sơn, con trâu cuối cùng mà anh đã cố đi tìm như đi tìm một huyền thoại, thì nay không còn nữa, và ‘Thiên đường đã mất’ của anh đã mất thật rồi
14 Tháng Tám 20171:54 SA(Xem: 23541)
Sau khi thành công với tác phẩm “Bên kia con chữ và nghệ thuật”, (nhận định, phê bình văn học), nhà văn Đặng Phú Phong đã trở lại với thi ca, qua thi phẩm “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”. Tôi không biết “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”, là thi phẩm thứ bao nhiêu của Đặng, được ấn hành? Chỉ biết dường như thơ mới là cây bài chủ của cuộc trường chinh chữ, nghĩa, càng lúc càng lấp lánh nơi tác giả này.
13 Tháng Bảy 201711:35 CH(Xem: 23592)
Tạp chí Hợp Lưu xin giới thiệu đến quý thân hữu tập thơ LÒNG NÀY GỞI MÂY BAY của nữ thi sĩ Triệu Minh.
03 Tháng Mười Một 20161:03 SA(Xem: 25195)
Nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến mất ngày 18 tháng 12 năm 2001, trong sự thương tiếc của rất nhiều bằng hữu và bạn đọc. Vậy mà cũng đã 15 năm kể từ ngày anh mất. Sau khi anh mất, một dự án Sách Tưởng Niệm Như Phong được dự trù ra mắt trong ngày giỗ đầu của anh nhưng rồi do một số lý do khách quan cũng như chủ quan dự án ấy chưa hoàn tất như mong đợi.
31 Tháng Ba 20162:29 CH(Xem: 16747)
Đọc Tình Hiền để thấy sự bất khuất và lòng kiên trì của những người Việt Nam xa quê, những người đã biết tìm sự sống qua cơ cực với lòng tự tin, nhất là những người lính chiến đã vươn lên trong hoàn cảnh bi thương với dũng cảm dù môi trường nào. Song song với những trải nghiệm trước cuộc sống mới, những người Việt Nam đã sống thế nào và ra sao trên đất mới, để bảo tồn và chứng minh cho thế giới biết sự kiên trì hiếu học của dân tộc bằng những khai mở và những thành đạt nhãn tiền trong tất cả hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh đau buồn và tệ hại nhất xảy ra.
11 Tháng Hai 20165:37 CH(Xem: 21042)
Muốn tìm hiểu tình hình sôi động ở Á Châu và Đông Nam Á . Tìm đọc tác phẩm mới nhất của Tiến sĩ Sử học Vũ Ngự Chiêu và Hoàng Đỗ Vũ : NHỤC HẬN BIỂN ĐÔNG, KIỆN HAY KHÔNG KIỆN? Do Tạp Chí Hợp-Lưu xuất bản
01 Tháng Giêng 201611:40 CH(Xem: 21621)
Muốn tìm hiểu tình hình sôi động ở Á Châu và Đông Nam Á . Tìm đọc tác phẩm mới nhất của Tiến sĩ Sử học Vũ Ngự Chiêu và Hoàng Đỗ Vũ : NHỤC HẬN BIỂN ĐÔNG - KIỆN HAY KHÔNG KIỆN
01 Tháng Giêng 201611:26 CH(Xem: 26196)
Tôi im lặng khóc lặng lẽ trên đường đến sân ga. Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại khóc. Lần đầu tiên trong đời, tôi đi chuyến tàu đêm xuyên Việt – một mình – băng qua đất nước tôi với một tâm hồn nặng trĩu.