- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HOA LÚA – Hữu Loan (1955) Translated into English by Hương Cau CaoTân

30 Tháng Mười Một 20216:55 CH(Xem: 12282)


Huu Loan
Nhà thơ Hữu Loan (1916-2010)
  

 

HOA LÚA – Hữu Loan (1955)

Translated into English by Hương Cau CaoTân

 

  

 

5.1   Hoa Lúa - Hữu Loan (1955)

 

Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa

Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một

Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ

Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay

Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em năm nhớ, gần em mười thương

Còn bàn tay em còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình


Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn...
Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu

Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.

 

  

 

5.1   Rice Flower  -by Hữu Loan (1955)

                                                 Translated into English by Hương Cau CaoTân

 

You are the girl of green fields so bright

Your long hair entangle with the flowers of rice

Your sad eyes bring back the horizon of the home country

Where there are sweet-watered wells and banyan trees

 

I am craving for the country love in your very deep eyes which bring

The music of the country on which I am doting

In each and every word that you sing

Where the everlasting voice of the country and your voice uniting

 

You are singing in the immense field and arousing the revival

Of the home country in the season of field festivals

Where there are wrestling, swinging, rope pulling, and chess playing

And also the famous and romantic folk clan singing

 

Where the boys from the Upper Village and the Lower Village girls are

                    meeting

To give from hand to hand the betel and areca chews which are to be giving

Loving you too much, I take off my coat for you in my giving

I would lie to my mother that, during a bridge crossing,

                    the coat has been blown away in the wind

 

Our country has high mountains and vast rivers that flow freely

And immense rice fields, with rows of bamboo trees

With the country girl who carries the images of the home country so loving

Five things to miss you when we are away, ten to love when we are in

                    meeting

 

 

I will still have my country as long as I have your hands with me

You are the source of the tender love to me

Who show in your youthful full breasts and in your glowing look at me

She the country girl who is madly in love with me

 

 

Yet we have never had a chance to love to the fullest…

I love you a thousand times as I do my country at its undying best

Oh my home country, as it is becoming more and more beautiful

My love is getting deeper and deeper and more wonderful

 

 

We are walking with our heads together

Your eyes carry in their depths the colours of home country forever.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tám 20217:32 CH(Xem: 13158)
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát / Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng. / Walking under the severe Saigon sunshine, I suddenly feel the coolness / Because there you are, wearing the Ha Dong silk long dress / You know, I have been in love with that colour in a dress / Like my poems which still maintain the colour of silk in its whiteness.
16 Tháng Tám 20214:24 CH(Xem: 12866)
Hôm qua em đi tỉnh về / Đợi em ở mãi con đê đầu làng / Khăn nhung quần lĩnh rộn-ràng / Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi! / You were due to come back from town yesterday / I was waiting at the end of the village gate’s causeway / There you were, wearing a velvet scarf and shiny silk pants / Little did you know how your snap-button shirt tortured me then!
07 Tháng Năm 20215:08 CH(Xem: 11991)
Tuần trăng mật của hai người là một chuỗi ngày rờn rợn và dài lê thê. Nàng có mái tóc vàng, xinh đẹp và e lệ. Chàng thì tính khí lạnh lùng, khiến những giấc mơ diễm tình thời con gái của nàng trở nên băng giá. Nàng yêu Jordán rất đỗi, tuy lắm khi lại thấy lo sợ bâng quơ, nhất là mỗi đêm cùng chàng đếm bước trên đường về nhà, nàng lén nhìn dáng vẻ cao to của chàng, lầm lầm lì lì không nói không rằng. Còn chàng cũng yêu nàng thắm thiết, nhưng không thích biểu lộ ra ngoài.
08 Tháng Ba 20217:22 CH(Xem: 12484)
Cristian Cortez (1972 - ) là kịch tác gia người Ecuador. Kịch phẩm của ông thường là kịch phi lý, hài kịch và bi kịch. Ông có bằng tiến sĩ về ngành khoa học thông tin và bằng cao học về viết kịch bản. Ông giảng dạy tại trường Universidad Católica de Santiago de Guayaquil (cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của ông) từ năm 2002 đến nay. Ông đoạt giải nhất cuộc thi kịch nghệ toàn quốc của Nhà Văn Hoá Ecuador hai lần, lần thứ nhất vào năm 2000 và lần thứ nhì vào năm 2010. Vở kịch “Noctámbulos” dưới đây của ông ra mắt vào năm 1992.
14 Tháng Hai 20219:45 CH(Xem: 12156)
Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp-Lưu, dịch giả Trần C. Trí cư ngụ tại Little Saigon, Orange County, tiểu bang California và hiện đang dạy tiếng Việt & Ngôn Ngữ học tại University Of California Irvine. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu truyện ngắn “Enterrar los dientos blancos” của tác giả Guillermo Barquero từ tiếng Tây Ban đo Trần C. Trí chuyển ngữ.
26 Tháng Ba 202010:54 CH(Xem: 18905)
Raymond Clevie Carver Jr. sinh ngày 25 tháng Năm, 1938, là tác giả Hoa Kỳ chuyên về truyện ngắn và thơ; người được xem như một trong những nhà văn lớn của nước Mỹ. Các tác phẩm chính của Carver gồm có: Will You Please Be Quiet, Please? (1976), Furious Seasons and other stories (1977), What We Talk About When We Talk About Love (1981), Cathedral (1983), Elephant (1988), Where I'm Calling From: New & Selected Stories (1988), Short Cuts: Selected Stories (1993), Collected Stories (2009).
23 Tháng Mười Một 20193:27 CH(Xem: 16988)
Trong suốt đời của Kagébayashi Miyuki, không có ngày nào ghi sâu đậm vào trí nhớ bằng cái đêm mùa thu 1950, đúng vào ngày lễ trăng tròn. Sau đại hội cho các cổ đông viên trong phòng họp danh dự của hãng, hãng luôn tổ chức một buổi tiếp tân nhỏ tại một trong những nhà hàng có tiếng ở vùng Nam Osaka. Giới giám đốc và quản trị được mời tham dự. Mùa thu năm ấy đã không là ngoại lệ.
25 Tháng Năm 20197:59 CH(Xem: 16415)
[Dưới đây là bài đăng trên báo Le Pays ra ngày thứ ba 18/8/1863] Như báo chúng tôi đã đưa tin về chuyến viếng thăm của phái đoàn ngoại giao của xứ Nam Kỳ, khởi hành từ Huế và sẽ đến Paris vào đầu tháng 9 năm 1863. Dưới đây là danh sách của phái đoàn do vua Tự Đức chỉ định theo sắc chỉ của nhà vua ngày 27 tháng 6 năm 1863:
18 Tháng Năm 20189:51 CH(Xem: 22077)
Alejandra Pizarnik ra đời năm 1936 tại Avellaneda, Argentina, là con gái của đôi vợ chồng di dân người Nga gốc Do Thái, tị nạn cộng sản và phát-xít. Vào năm 1955 tại Buenos Aires, nhà xuất bản Botella al Mar phát hành tập thơ đầu tiên của nàng “The Most Foreign Country”, Pizarnik nổi tiếng ngay từ tập thơ đầu tay này, khi mới 19 tuổi. Những nhà phê bình thời đó cho rằng Pizarnik cũng như các nhà thơ lãng mạn khác như Antonin Artaud lúc bấy giờ đã bước vào một cuộc phiêu lưu kỳ dị sang “phía bên kia”. Một số nhà phê bình gọi nàng là “kẻ mộng du trên bờ vực ”, đến một nơi mà “đêm là sự sống và mặt trời là sự chết”, hay tìm sang “phía bên kia của đêm, nơi tình yêu là khả thể.”
18 Tháng Bảy 201511:10 CH(Xem: 26165)
Ruben là một danh họa bậc nhất ở Mexico, ông lại yêu say đắm Isabel, cô người mẫu của mình. Ấy vậy mà ngược lại, cô nàng lại tỏ ra tình tứ với tình địch của ông, gã này chẳng tiếng tăm gì cả. Isabel vẫn hay gọi ông Ruben là “Churro” bé nhỏ của nàng. “Churro” vốn là tên một loại bánh ngọt, mà cũng là tên thường gọi của người Mễ cho những chú chó con nuôi trong nhà. Ruben lại cho đó là một cái tên gọi tuyệt vời. Bởi thế cho nên hễ có ai đến thăm nơi ông vẽ, ông lại hí hửng khoe: “Ấy, nàng lại sắp gọi tôi “Churro” đấy”. Mỗi khi ông cười, chiếc áo lót như muốn bật tung ra, bởi lẽ ông càng ngày càng béo ra.