- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐƯỜNG TÊN BAY

14 Tháng Năm 20208:43 CH(Xem: 16644)

Binh Minh - photo UL
Bình Minh - ảnh UL

Lý Thừa Nghiệp

ĐƯỜNG TÊN BAY

 

Từng mủi tên bay và mất hút

Đường đá chông chênh giọng đục khàn

Lũ nai hôm đó còn ngơ ngác

Tấc dạ mờ theo với thế gian.

*

Vẽ một đường mây trên vai áo

Ngó thấy bình minh giữa xế chiều

Bàn tay ai vẫy mùa dông bão

Đất ngữa nghiêng chìm theo gió reo.

*

Lũ sáo qua đời đâu ai biết

Giữa một dòng sông chảy ngược dòng

Những con mắt đỏ mùa ly biệt

Thả cánh diều bay với cõi không.

*

Mây trôi lấn biển rừng lấn đất

Mực tàu còn lấn một biên cương

Tiếng gươm xẻ núi hề! kiêu bạt

Mộ chí ta xanh mộng chiến trường.

 

Lý Thừa Nghiệp

 

LY RƯỢU ĐỎ

 

Trong đôi mắt viềng đen là khu vườn nho chín

Ly rượu đỏ buổi trưa cất tiếng hát nồng nàn

Đáo bỉ ngạn là điều chơn thật

Vũ điệu đường phố brazil hay tokyo

Đều đáng thu hình đáng ngưỡng mộ.

*

Bạn thấy gì sáu mươi năm trước

Hay trăm năm sau

Nhật nguyệt vẫn đơm hoa dãy lụa đào

Trên đôi vai thiếu phụ

Ruộng lúa vẫn bồng bềnh.

*

Khu vườn nho và ly rượu đỏ

Vẫn hy hữu thế gian

Sự chiêm ngưỡng hay từ bỏ

Không hề liên quan

Về bài thuyết pháp đệ nhứt nghĩa

Của Bồ Đề Đạt Ma.

 

Lý Thừa Nghiệp

 

 

CÚC HOA

 

Hạt mưa chạm phải lệ người

Sẽ trôi dạt sẽ qua đời biển xanh

Những vòng sinh tử lanh quanh

Thương người sợi khói mong manh quê nhà

Thương là thương bụi cúc hoa

Qua cơn mưa hạ đã già đâu hay.

 

Lý Thừa Nghiệp

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109509)
sau những đụn cát những làng mạc sát biển gió muối đang đánh phới trắng biển rộng rãi xanh muối chát đậm và những lượn sóng thăm thẳm kỳ cùng đang sắp bay lên trên đầu những chiếc mái lá, những căn nhà rông, những vạch chữ đã vạch bằng que ổi những hạt cát cắt rát
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109440)
những đợt sóng xô đẩy khi gần tới bờ liền nắm tay nhau không có giá trị nào theo phép đo lường biển choàng ôm một thực thể trinh nguyên thể hiện tình yêu tuyệt đối với đất không cần phải xác tín về điều thiêng liêng và huyền thoại
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 114210)
đêm phố cổ tạ ơn một nàng thơ cuối cùng vẫn còn biết giật mình trước mắt đêm chai lì như mắt loài chuột cống
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 40352)
về những điều không thuộc ranh giới đúng / sai như đã bao lần em giấu rất nhiều cách nhìn về anh khi tự dìu mình về một trời mưa khác
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 110907)
Một cái chức nhỏ nhẹ Một cái chức lăn như cỏ lông chông Mơ đeo vào tay xòe ra giữa nắng Mơ đeo vào gót chân mỗi bước mỗi khua vang rổn rảng
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109449)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109058)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110923)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 39509)
Trầm Hương chuyển ngữ ...Trong thi tập này, “Anh thích em lặng thinh" và "Đêm nay anh có thể viết những giòng buồn bã nhất" là hai thi phẩm tiêu biểu cho dòng thơ khắc khoải của Neruda sau cuồng nộ thân xác, được thâu vào đĩa nhạc dùng làm nền cho phim The Postman [Người Phát Thư]...
09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 38548)
Trầm Hương chuyển ngữ Pablo Neruda [1904-1973] tên thật là Netftalí Recardo Reyes Basoalto, sinh ra vào mùa hạ năm 1904 tại một thị trấn nhỏ miền quê Chí Lợi trong một gia đình nghèo khó. Cuộc đời của cậu bé Recardo tưởng chừng phải xa lánh bút mực vì cha làm công nhân hỏa xa và mẹ làm giáo viên chết sớm vì lao phổi một tháng sau khi cậu chào đời. “Tuổi ấu thơ của tôi là những đôi dép ướt, là thế giới của gió và lá rừng, của những thân cây gẫy phủ dây leo”, như Neruda sẽ kể lại về sau, khi nhận giải Nobel Văn Chương 1971.