- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

EM VÀ NỖI BUỒN

19 Tháng Mười 20192:19 CH(Xem: 18857)

anh TNT
Đời người như sương sớm - ảnh EDE

 

LÁ NÕN

 

Gió thơm ngực cỏ non tơ

Mùa xanh lá nõn ngẩn ngơ đêm này

Nụ hồng rạo rực bàn tay

Bồn chồn nhựa ứ hàng cây cúi đầu

 

Ngủ đi em

                    Đất đã đẫm ngâu

Lời ru lá đổ đẫm sầu phù du

Võng ru nhịp võng hoang vu

Bóng ru chợt bóng ngàn thu ngậm ngùi

 

Trăng tàn dỗ giấc mồ côi

Nghe đau chân cỏ bên đồi dế kêu

Nghe từng vốc đất tịch liêu

Thinh không rạn vỡ lệ xiêu bước người

 

Ngủ đi em

                   Môi mỉm nụ cười

Lúm đồng tiền ấy đánh rơi chốn nào

Nụ hồng kia mãi ngọt ngào

Nhân duyên… lá nõn xôn xao gọi mùa

 

Trần Quang Phong

 

 

 

GÓC RỪNG

 

n náu góc rừng

Nuôi dưỡng nỗi đau

Vành trăng cong dấu hỏi

Em có về phố xưa?

 

Mù tăm mùa áo trắng

Lửng lơ cuộc tình trong veo sương mùa hạ

Tiếng ve rơi nơi nào

Ai cúi nhặt dấu chân?

 

Cánh đồng sóng sánh vàng

Cây xanh lưng đồi khao khát

Đêm mưa nỉ non

Đất dỗi hờn

Người thầm thì cùng bóng

Em có về lối cũ?

 

Hoa đào rưng rưng hiên nhà ai

Rơi lặng lẽ

Đốm lửa góc rừng

Ấm áp lều khuya

Khói hương quấn quýt

 

Trần Quang Phong

 

EM VÀ NỖI BUỒN

 

Tôi vẽ nỗi buồn

Bút gió lạnh buốt

Mực mưa trong suốt

 

Ngọn gió rì rào hàng cây xanh cội rễ, lác đác lá vàng rơi vào thân phận đa đoan, bóng người mồ côi con đường xao xác, lạc nẻo về về quê xứ.

 

Giọt mưa thinh không chiều tha hương, hiên nhà ai ngậm ngùi chờ đợi, bầy trẻ thơ rượt đuổi tiếng cười lửng lơ, những bàn chân khỏa thân tung tóe ký ức.

 

Tôi vẽ khuôn mặt em

Mực xanh búp nõn

Bút hồng xôn xao

 

Cánh mày huyễn hoặc cong vắt mảnh trăng non, bầy chim én rủ nhau về ẩn náu. Giấy trắng nhân duyên dỗi hờn thuở ấy, dấu hài lan tinh khiết tiếng chuông trăng.

 

Ngọn gió heo may chải tóc, bụi hồng buông tiếng thở dài, đôi môi đỏ thị phi rạo rực, vầng trán trong veo chìm khuất vào mây.

 

Nỗi buồn mềm mại như môi em

Nồng nàn nụ hôn như da thịt trăng rằm

Tôi úp mặt vào ngực cỏ

Nghẹn ngào khuôn mặt sơ sinh

  

Trần Quang Phong

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109476)
sau những đụn cát những làng mạc sát biển gió muối đang đánh phới trắng biển rộng rãi xanh muối chát đậm và những lượn sóng thăm thẳm kỳ cùng đang sắp bay lên trên đầu những chiếc mái lá, những căn nhà rông, những vạch chữ đã vạch bằng que ổi những hạt cát cắt rát
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109398)
những đợt sóng xô đẩy khi gần tới bờ liền nắm tay nhau không có giá trị nào theo phép đo lường biển choàng ôm một thực thể trinh nguyên thể hiện tình yêu tuyệt đối với đất không cần phải xác tín về điều thiêng liêng và huyền thoại
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 114174)
đêm phố cổ tạ ơn một nàng thơ cuối cùng vẫn còn biết giật mình trước mắt đêm chai lì như mắt loài chuột cống
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 40285)
về những điều không thuộc ranh giới đúng / sai như đã bao lần em giấu rất nhiều cách nhìn về anh khi tự dìu mình về một trời mưa khác
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 110869)
Một cái chức nhỏ nhẹ Một cái chức lăn như cỏ lông chông Mơ đeo vào tay xòe ra giữa nắng Mơ đeo vào gót chân mỗi bước mỗi khua vang rổn rảng
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109402)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109014)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110877)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 39495)
Trầm Hương chuyển ngữ ...Trong thi tập này, “Anh thích em lặng thinh" và "Đêm nay anh có thể viết những giòng buồn bã nhất" là hai thi phẩm tiêu biểu cho dòng thơ khắc khoải của Neruda sau cuồng nộ thân xác, được thâu vào đĩa nhạc dùng làm nền cho phim The Postman [Người Phát Thư]...
09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 38536)
Trầm Hương chuyển ngữ Pablo Neruda [1904-1973] tên thật là Netftalí Recardo Reyes Basoalto, sinh ra vào mùa hạ năm 1904 tại một thị trấn nhỏ miền quê Chí Lợi trong một gia đình nghèo khó. Cuộc đời của cậu bé Recardo tưởng chừng phải xa lánh bút mực vì cha làm công nhân hỏa xa và mẹ làm giáo viên chết sớm vì lao phổi một tháng sau khi cậu chào đời. “Tuổi ấu thơ của tôi là những đôi dép ướt, là thế giới của gió và lá rừng, của những thân cây gẫy phủ dây leo”, như Neruda sẽ kể lại về sau, khi nhận giải Nobel Văn Chương 1971.