- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tưởng Nhớ Ông Hoàng Khoa Khôi

07 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 107312)

3candles_0_300x214_1Đang ngồi trong nhà Nhật Tuấn tại Saigon, được anh đoc tin qua Internet rồi cho tôi biết, ông Hoàng Khoa Khôi đã qua đời.

 

Vẫn biết ông mang bệnh già cả chục năm nay, đã đến lúc phải vào bệnh viện…Mà tôi cũng đã biết mấy ngày nay ông không nói năng gì được, cho nên mới nghe tin, tôi có ý mừng cho ông, ra đi xuông sẻ…Nhưng trong lòng cũng chen nỗi lo, rằng không biết đám tang ra sao, vì ông chỉ còn một người con gái ruột, chị Ly, còn thân nhân đều ở xa. Tôi chưa nghĩ phần mình, đã mất mát một người bạn vong niên, qúy mến đã lâu.

 

***

 

Anh Nguyên Ngọc có lần đề nghị tôi viết một bài chủ đề về tình bạn…Tôi trả lời, khó biết chừng nào. Nhiều người đã tưởng là bạn, sau rồi không phải. Nhiều người đã tưởng là thân, sau rồi chỉ là sơ mà thôi. Đấy chưa kể lọai bạn ăn uống, lợi dụng, phản phúc. Thời hậu chiến tại Nhật, để khôi phục lại gía trị đạo đức xã hội, Đạo diễn Ozu làm nhiều phim về tình người. Một phim có câu nói làm tôi nhớ mãi, khi ông bố muốn tự hi sinh, tống đi cô con gái hiếu thảo, cho cô có gia đình riêng. (Cô chỉ muốn trông nom bố suốt đời, không chịu lấy chồng). Khi con sắp ra đi, để tránh cho con lo sợ, ông ta nói, “Hạnh phúc hôn nhân không có ngay, con ạ. Phải rèn luyện…Có khi mất 5 năm, mất 10 năm, rồi nó mới đến.”

 

Rèn Luyện? A! Ý này cũng có thể áp dụng trong tình bạn được: Tình bạn cũng phải thử thách, phải rèn luyện…5, hay 10 năm…Nhưng mà, sao nhiều người gặp ông Khôi chưa lâu, lại vẫn qúy mến? Hay ông là người Trotskyist? (Những người Trotskyist bị sát hại tàn nhẫn cả từ phía Tư sản Quốc gia, lẫn Tư bản, cả từ Cộng sản Stalinien đến Đế quốc…). Nếu vậy, thì chỉ có lòng thương hại là đủ, sao còn có lòng qúy mến? Tôi cũng biết nhiều người Trotskyist…Nhưng không phải ai cũng gây được cảm tình sâu xa, cùng mến tiếc…khi nghe tin có người qua đời, như ông Hòang Khoa Khôi.

 

Nỗi phiền muộn và Lòng sót thương” (Chagrin and Pity) là bộ 3 phim tài liệu của Pháp với chủ đề cuộc Kháng chiến chống Đức, tôi mới được xem gần đây. Phim cho tôi hiểu thêm quy luật lịch sử, và thêm cảm thông hoàn cảnh ông Khôi đã sống qua giai đoạn ấy thế nào. Bọn Tư sản chống-Cộng, bon cộng tác với Hit-le (Petain là đại diện), bọn Stalinien (Đảng Cộng sản Pháp) đều coi Tơ-rốt-kít tệ hơn kẻ thù, đều muốn tận diệt hết những ai theo đường lối Trotsky. Ngay trong hàng ngũ Kháng chiến cũng phân ly, làm cho xã hội Pháp bị chiếm đóng đầy những nghi kị. Vẫn có người tư sản phè-phỡn với Phát xit, vẫn có người sống mái với quân thù…Gây ra sự phân hóa cùng cực trong một xã hội thiếu ăn, sa đọa, cùng khổ. Lực lượng kháng chiến ở Pháp lúc ấy (cũng như ở Việt Nam đồng thời) nòng cốt vẫn là công nhân, nông dân. Những giai cấp thiệt thòi nhất ấy, lại là lực lượng chính chống ngoại xâm ! Có khác gì những người Lính Thợ Việt Nam tại Pháp? Ngay trong hoàn cảnh như thế, ông Khôi bí-mật gia nhập phái Trotsky tại một ngôi làng nhỏ ở miền bắc nước Pháp.

 

Comment Vaincre Le Fascisme”, của Leon Trotsky là cuốn sách đầu tiên ông tặng tôi hồi mới quen, có lẽ là lời gửi gấm. Mãi đến khi ông qua đời, nay tôi mới hiểu được ngầm ý của ông. Phải, trong khi Roosevelt còn ngần ngừ với Hitler, trong khi Stalin còn tin tưởng sự Hòa hiếu với Đức, trong khi Đại sứ Mỹ tại Anh là Joseph Kennedy còn muốn hợp tác với Hitler, trong khi Nguyễn Khắc Viện còn muốn mộ người đi Đức, thi Trotsky lại là người đầu tiên lên án Phátxít ! Thế nhưng, Trotskyism vẫn lại là chữ bí-mật nhất, bị che-dấu nhiều nhất, bị vu-khống trắng trợn nhất, bị các học gỉa chống Cộng tránh-né nhiều nhất…Vậy mà ông Khôi nỗ lực liên tục, lên tiếng về phong trào Macxit chính thống này, không ngưng nghỉ.

 

Để đối phó với những người Stalinien, ngay trong hàng ngũ Đệ 4 Quốc tế cũng có đã có sự phân ly. Max Shachtman chả hạn, đòi chống cả Nga-Xoviet vì căm thù Stalin, điều đó, đã đưa đến sự đoạn tuyệt với Trotsky, là rạn nứt lớn nhất…Nhắc lại chuyện này với tôi, ông chỉ phát biểu, “Anh Shachtman có điều đã không bao giờ hiểu nổi, là Trotsky dù bị Stalin vu khống, còn giết cả nhà Trotsky, nhưng Trotsky chỉ giữ quyền phê bình đường lối Stalinien, mà vẫn bảo vệ thành quả cách mạng Nga trước sự tấn công của Đế quốc!”. Trong hàng ngũ Đệ 4 Việt Nam cũng thế, cũng có người đòi chống Đảng Cộng Sản Stalinien đến cùng (vì Đảng này đã giết hại Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm cùng hàng trăm chiến sĩ Trotskyist khac), những người như thế đã bác bẻ gay gắt ý kiến của ông Khôi. Thế mà ông vẫn ôn tồn, “Chúng ta nên có ý kiến khác nhau, nhưng không vì thế mà đoạn tuyệt nhau! “

 

Thế còn những người Quốc Gia chống-Cộng thì sao?”. Tôi hỏi, “…Đối phó thế nào?”. Ông trả lời, “Chúng ta làm cách mạng cho cả họ nữa, nếu họ hiểu ra là Tư sản cũng không phục vụ quyền lợi cho tiểu tư sản bao giờ.”

 

Ông quê quán ở Nam Định, đã cư ngụ cùng khu nhà với các lãnh tụ (sau này) của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng gia đình ông chỉ muốn ông thôi học, về quê, trông nom cơ nghiệp, đã rắp ranh cưới vợ cho ông…Vì thế ông tình nguyện, đi sang Pháp. “Nếu không đi”, ông cười, “Biết đâu tôi đã chẳng theo các ông Đặng Xuân Khu, Lê Duẩn…”. Tiếc là khi trực tiếp nghe lời tâm sự về thời thanh niên ông kể, tôi đã không nghĩ đến chuyện ghi chép chi tiết, vì nếu có, sẽ cùng các bạn khác khai thác được rất nhiều chuyện thú vị.

 

Nhưng, điều thú vị nhất đối với ông, làm chính ông nhắc lại đến 2 lần, vẻ mặt sáng rỡ, là, “Rất hãnh diện Việt Nam đã có phong trào Đệ Tứ !” Và, “Lần đầu tiên trên thế giới mà Đệ 3 và Đệ 4 đã hợp tác, chỉ có ở Việt Nam”; “Cũng như phong trào Công Binh tại Pháp (trên 2 chục ngàn người) là phong trào do Đệ Tứ tổ chức, đã hoạt động hữu hiệu”. Và, “Tổ chức Đệ Tứ Quốc tế Việt Nam đã linh động, không nhờ cậy một ai, mà lớn nhất thế giới trong Phong trào Giải Thực (Giải ách Thực dân – từ ngữ thập niên ‘40)”. Lại nữa, “Đã chiến đấu giành Độc lập, dám chống trả Đế quốc Pháp lẫn Mỹ…có tiếng vang to lớn, so với Nam Dương, Thái, Tích Lan, Miến, Trung Quốc…Tất nhiên, so cả với Nga Xô nữa!”

 

Ông quen biết nhiều thành phần, bạn nói tiếng Pháp đã đành, bạn Việt trẻ già gì cũng lắm…(Ông Khôi già yếu, cả chục năm nay chỉ ngồi nhà, sao mà quen biết nhiều thế?). Thế nào cũng sẽ có người viết kỷ niệm về ông. Tôi không muốn là một trong những người đầu tiên. Sở dĩ có bài viết này, vì sau 1 tuần ở Việt Nam gặp nhà văn Nhật Tuấn, khi trở lại Hoa Kỳ, chúng tôi nói chuyện qua phone…Lúc nhắc tới đám tang ông Khôi, thì tác gỉa “Đi Về Nơi Hoang Dã” vừa cười, vừa la, vừa hét trong ống nói rằng, “Tơ-rốt-kít bị vùi dập thế, chẳng mấy người biết đầu đuôi, nay ông Hoàng Khoa Khôi vừa qua đời…,” sao mà, “…Còn sợ gì?...Mà không lên tiếng đôi lời?”.

 

Anh Nhật Tuấn có lẽ là người cuối cùng mà ông Khôi kết bạn, tôi nghĩ thế, trước khi ông từ giã cõi đời vài tháng. Hai người dù chưa gặp mặt, chỉ mới tiếp xúc qua phone, nhưng anh lại là chứng nhân cho suy nghĩ của tôi, cho tôi thấy lý do nào ông Khôi được nhiều người, thuộc nhiều thành phần qúy mến: Khi tôi đề nghị ông gửi sách cho Nhật Tuấn, ông tỏ ý rất vui mừng (có lẽ niềm vui lớn nhất cua ông mà tôi được biết, là mỗi khi có ai muốn đọc sách của Tủ Sách Nghiên Cứu), và sốt sắng đòi gửi lập tức…Nhưng ngay sau đó, ông cứ hỏi đi hỏi lại, và băn khoăn mãi…là,

 

“Liệu gửi sách, anh ấy ...có bị làm phiền không?”

 

***

 

Tôi cho rằng, tận đáy lòng, ông bao giờ cũng nghĩ tới người khác trước khi làm bất cứ việc gì…

 

Và phải chăng, đó chính là lý do làm cho bất cứ ai đã từng tiếp xúc với ông, cũng đem lòng qúy mến?

 

Tháng 4 năm 2009.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười 202110:18 CH(Xem: 10339)
Cuối cùng rồi tôi cũng đã già. Cái già cũng thật thú vị. Hồi nhỏ người lớn bảo rằng tôi có tướng đi lầm lũi, đó là tướng khổ và cái tướng đó theo cả đường đời tôi đi. Tôi đi suốt từ thời thơ bé cho mãi đến tuổi 50 có lẽ thấm mệt nên tôi dần chậm bước. Tôi cho rằng đó là lúc tôi không còn trẻ nữa mà đến lúc tuổi đã thu rồi.
12 Tháng Chín 20219:32 CH(Xem: 9869)
Buổi sáng thức dậy thật sớm, tôi có những phút bình yên ngồi bên song cửa sổ lặng nhìn thành phố còn trong màn đêm yên tĩnh. Từ ngày thành phố có lệnh cách ly, khoảng trời của tôi được thu nhỏ chỉ trong khung cửa sổ này. Nhìn từ nơi xa xa tít ngoài xa là con đường cao tốc, cửa ngõ cho người đi người về lại Sài gòn, ngày trước xe lúc nào cũng nối đuôi còn bây giờ thưa thớt một vài xe trên đường. Những ngày dịch bệnh nơi ấy bớt hẵn bóng người, không còn những chuyến xe đi sớm về muộn trên đường xuôi ngược.
09 Tháng Chín 20219:44 CH(Xem: 10163)
Những ngày giãn cách này, tôi khám phá ra mình có một khả năng mới; đọc được tiếng ho! Giữa tháng 8, bẳng đi một tuần, đột nhiên tất cả âm thanh quanh tôi cùng một lúc biến mất! Không có tiếng hát karaoke, không có tiếng bước chân ngoài cửa, không có tiếng người cãi nhau lao xao dưới sân, không có cả tiếng con nít khóc cười rượt đuổi nhau ngoài hành lang… tôi như rơi vào khoảng không im lặng lạ lùng. Đó là lúc tiếng ho bắt đầu trỗi lên. Đầu tiên là tiếng ho của bác hàng xóm sát vách bên trái, âm thanh đùng đục quặn sâu từ trong phổi, rồi bục ra khỏi cuống họng từng chùm tắt nghẽn. Tiếng ho luồn từ cuối dãy hành lang, theo chiều gió lan dài, mới đầu chỉ là khúc khắc, càng về cuối càng dồn dập, khản đặc.
25 Tháng Tám 20219:16 CH(Xem: 10528)
Một năm trôi qua, nỗi sợ hãi càng thấm đẫm hơn. Sợ bệnh dịch hoàng hoành, con virus –cúm Vũ Hán thực quái ác, nó gây nỗi sợ hãi cho cả thế giới. Loài người như điêu đứng vì nó, nó gây bao tang tóc, đau thương không có bút mực nào tả xiết. Thần quyền, sợ chết. Cường quyền, sợ phạt tiền, sợ tù đày, rờ đâu cũng sợ.
17 Tháng Tám 202110:42 CH(Xem: 10340)
Tôi nhỏ xíu, tôi bé xíu. / Cũng chẳng có nghĩa những bóng lớn của Hội Họa Sĩ Trẻ đó đã che hết dáng tôi, cô học trò xinh xinh, chen chân, nhón gót xem tranh trong những chiều trốn lễ, bỏ nhà thờ… / Tôi mượt mà, tóc bay và mắt ướt, tôi thơ mộng như những thiếu nữ trong tranh. Tôi nhìn thấp thoáng chút yêu kiều, thời của những Chagall, Pissarro, Cezanne, Matisse… Và ngay cả rất xa xưa, Rembrandt.
28 Tháng Bảy 20219:48 CH(Xem: 10603)
Một buổi chiều ảm đạm, đầy sương. Hai chúng tôi ngồi nhìn biển, một màu xanh tít tắp gợi lên một nỗi niềm thăm thẳm, xa xăm. Vài chiếc lá me phai rơi đậu trên mái tóc em. Gương mặt em chiều nay buồn ảm đạm như chiều nay, đầy mây và gió lạnh. Em thẩn thờ nhìn vào góc vắng và buồn . Buồn trong đôi mắt và buồn trong cái nhìn của em. Em bảo em lạnh, anh đưa em về.
22 Tháng Bảy 20216:09 CH(Xem: 10092)
Sài gòn cách ly. Tôi chẳng được ra khỏi nhà hơn hai tháng nay từ khi cháu ngoại nghỉ học chứ không phải tới cái " Giờ thứ 25" Sài gòn đã điểm như lúc này. Nếu tôi được rong ruổi ngoài đường mà tận mắt chứng kiến Sài gòn xôn xao, lo toan, thắt thỏm mỗi ngày cho đến lúc hốt hoảng mà chạy trốn dịch như thế nào tôi sẽ viết sống động hơn, nhưng tôi chỉ ở nhà và chỉ biết tình hình mỗi lúc một nghiêm trọng khi thấy các con tôi.
13 Tháng Bảy 20214:16 CH(Xem: 11122)
Saigon không chỉ của những người hàng giờ lên Facebook khoe đẹp, khoe thân, khoe của, khoe tình ái, khoe giàu… Saigon là của những người không có Facebook để khoe, chạy ăn từng bữa, sấp mặt kiếm cơm. Saigon là của công nhân nhập cư chen nhau trong dãy nhà trọ 10m vuông, là của người đẩy xe đi bán rau cải 2000 đồng 1 bó, bán kẹo kéo nhân đậu phộng, tàu hủ nước đường gừng, bán dừa xiêm 15,000 đồng 2 trái, bán bánh su kem, bán thạch dừa nhà làm…
02 Tháng Bảy 20216:21 CH(Xem: 10889)
Tuổi trẻ chúng tôi sinh ra và lớn lên giữa lúc cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc liệt. Ngay từ tuổi thiếu niên – tuổi học sinh trung học, lẫn lộn giữa tiếng đạn bom, chúng tôi đã nghe những bài hát, hoà cùng cuộc chiến có, chống lại cuộc chiến có. Trong những bài hát phản đối chiến cuộc, có những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
10 Tháng Sáu 20216:03 CH(Xem: 10444)
Tôi nhớ xa xôi có người đã từng ví von bên tai tôi " Dù cho sông cạn đá mòn tình cảm này không hề thay đổi". Ngày ấy, tôi cứ nghĩ sông khó mà cạn lắm chứ, nhưng không, dòng sông nơi tôi ở cứ cạn rồi đầy liên tục trong ngày. Lòng người cũng vậy không có gì là mãi mãi với thời gian. Cái mà dễ thay đổi nhất trên đời này nghiệm ra rằng đó chính là tình cảm; những lời yêu xưa chỉ là ví von trong lúc cảm xúc còn đong đầy nên chả trách gì nhau khi người dễ quên nhau...