- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tưởng Nhớ Ông Hoàng Khoa Khôi

07 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 107341)

3candles_0_300x214_1Đang ngồi trong nhà Nhật Tuấn tại Saigon, được anh đoc tin qua Internet rồi cho tôi biết, ông Hoàng Khoa Khôi đã qua đời.

 

Vẫn biết ông mang bệnh già cả chục năm nay, đã đến lúc phải vào bệnh viện…Mà tôi cũng đã biết mấy ngày nay ông không nói năng gì được, cho nên mới nghe tin, tôi có ý mừng cho ông, ra đi xuông sẻ…Nhưng trong lòng cũng chen nỗi lo, rằng không biết đám tang ra sao, vì ông chỉ còn một người con gái ruột, chị Ly, còn thân nhân đều ở xa. Tôi chưa nghĩ phần mình, đã mất mát một người bạn vong niên, qúy mến đã lâu.

 

***

 

Anh Nguyên Ngọc có lần đề nghị tôi viết một bài chủ đề về tình bạn…Tôi trả lời, khó biết chừng nào. Nhiều người đã tưởng là bạn, sau rồi không phải. Nhiều người đã tưởng là thân, sau rồi chỉ là sơ mà thôi. Đấy chưa kể lọai bạn ăn uống, lợi dụng, phản phúc. Thời hậu chiến tại Nhật, để khôi phục lại gía trị đạo đức xã hội, Đạo diễn Ozu làm nhiều phim về tình người. Một phim có câu nói làm tôi nhớ mãi, khi ông bố muốn tự hi sinh, tống đi cô con gái hiếu thảo, cho cô có gia đình riêng. (Cô chỉ muốn trông nom bố suốt đời, không chịu lấy chồng). Khi con sắp ra đi, để tránh cho con lo sợ, ông ta nói, “Hạnh phúc hôn nhân không có ngay, con ạ. Phải rèn luyện…Có khi mất 5 năm, mất 10 năm, rồi nó mới đến.”

 

Rèn Luyện? A! Ý này cũng có thể áp dụng trong tình bạn được: Tình bạn cũng phải thử thách, phải rèn luyện…5, hay 10 năm…Nhưng mà, sao nhiều người gặp ông Khôi chưa lâu, lại vẫn qúy mến? Hay ông là người Trotskyist? (Những người Trotskyist bị sát hại tàn nhẫn cả từ phía Tư sản Quốc gia, lẫn Tư bản, cả từ Cộng sản Stalinien đến Đế quốc…). Nếu vậy, thì chỉ có lòng thương hại là đủ, sao còn có lòng qúy mến? Tôi cũng biết nhiều người Trotskyist…Nhưng không phải ai cũng gây được cảm tình sâu xa, cùng mến tiếc…khi nghe tin có người qua đời, như ông Hòang Khoa Khôi.

 

Nỗi phiền muộn và Lòng sót thương” (Chagrin and Pity) là bộ 3 phim tài liệu của Pháp với chủ đề cuộc Kháng chiến chống Đức, tôi mới được xem gần đây. Phim cho tôi hiểu thêm quy luật lịch sử, và thêm cảm thông hoàn cảnh ông Khôi đã sống qua giai đoạn ấy thế nào. Bọn Tư sản chống-Cộng, bon cộng tác với Hit-le (Petain là đại diện), bọn Stalinien (Đảng Cộng sản Pháp) đều coi Tơ-rốt-kít tệ hơn kẻ thù, đều muốn tận diệt hết những ai theo đường lối Trotsky. Ngay trong hàng ngũ Kháng chiến cũng phân ly, làm cho xã hội Pháp bị chiếm đóng đầy những nghi kị. Vẫn có người tư sản phè-phỡn với Phát xit, vẫn có người sống mái với quân thù…Gây ra sự phân hóa cùng cực trong một xã hội thiếu ăn, sa đọa, cùng khổ. Lực lượng kháng chiến ở Pháp lúc ấy (cũng như ở Việt Nam đồng thời) nòng cốt vẫn là công nhân, nông dân. Những giai cấp thiệt thòi nhất ấy, lại là lực lượng chính chống ngoại xâm ! Có khác gì những người Lính Thợ Việt Nam tại Pháp? Ngay trong hoàn cảnh như thế, ông Khôi bí-mật gia nhập phái Trotsky tại một ngôi làng nhỏ ở miền bắc nước Pháp.

 

Comment Vaincre Le Fascisme”, của Leon Trotsky là cuốn sách đầu tiên ông tặng tôi hồi mới quen, có lẽ là lời gửi gấm. Mãi đến khi ông qua đời, nay tôi mới hiểu được ngầm ý của ông. Phải, trong khi Roosevelt còn ngần ngừ với Hitler, trong khi Stalin còn tin tưởng sự Hòa hiếu với Đức, trong khi Đại sứ Mỹ tại Anh là Joseph Kennedy còn muốn hợp tác với Hitler, trong khi Nguyễn Khắc Viện còn muốn mộ người đi Đức, thi Trotsky lại là người đầu tiên lên án Phátxít ! Thế nhưng, Trotskyism vẫn lại là chữ bí-mật nhất, bị che-dấu nhiều nhất, bị vu-khống trắng trợn nhất, bị các học gỉa chống Cộng tránh-né nhiều nhất…Vậy mà ông Khôi nỗ lực liên tục, lên tiếng về phong trào Macxit chính thống này, không ngưng nghỉ.

 

Để đối phó với những người Stalinien, ngay trong hàng ngũ Đệ 4 Quốc tế cũng có đã có sự phân ly. Max Shachtman chả hạn, đòi chống cả Nga-Xoviet vì căm thù Stalin, điều đó, đã đưa đến sự đoạn tuyệt với Trotsky, là rạn nứt lớn nhất…Nhắc lại chuyện này với tôi, ông chỉ phát biểu, “Anh Shachtman có điều đã không bao giờ hiểu nổi, là Trotsky dù bị Stalin vu khống, còn giết cả nhà Trotsky, nhưng Trotsky chỉ giữ quyền phê bình đường lối Stalinien, mà vẫn bảo vệ thành quả cách mạng Nga trước sự tấn công của Đế quốc!”. Trong hàng ngũ Đệ 4 Việt Nam cũng thế, cũng có người đòi chống Đảng Cộng Sản Stalinien đến cùng (vì Đảng này đã giết hại Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm cùng hàng trăm chiến sĩ Trotskyist khac), những người như thế đã bác bẻ gay gắt ý kiến của ông Khôi. Thế mà ông vẫn ôn tồn, “Chúng ta nên có ý kiến khác nhau, nhưng không vì thế mà đoạn tuyệt nhau! “

 

Thế còn những người Quốc Gia chống-Cộng thì sao?”. Tôi hỏi, “…Đối phó thế nào?”. Ông trả lời, “Chúng ta làm cách mạng cho cả họ nữa, nếu họ hiểu ra là Tư sản cũng không phục vụ quyền lợi cho tiểu tư sản bao giờ.”

 

Ông quê quán ở Nam Định, đã cư ngụ cùng khu nhà với các lãnh tụ (sau này) của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng gia đình ông chỉ muốn ông thôi học, về quê, trông nom cơ nghiệp, đã rắp ranh cưới vợ cho ông…Vì thế ông tình nguyện, đi sang Pháp. “Nếu không đi”, ông cười, “Biết đâu tôi đã chẳng theo các ông Đặng Xuân Khu, Lê Duẩn…”. Tiếc là khi trực tiếp nghe lời tâm sự về thời thanh niên ông kể, tôi đã không nghĩ đến chuyện ghi chép chi tiết, vì nếu có, sẽ cùng các bạn khác khai thác được rất nhiều chuyện thú vị.

 

Nhưng, điều thú vị nhất đối với ông, làm chính ông nhắc lại đến 2 lần, vẻ mặt sáng rỡ, là, “Rất hãnh diện Việt Nam đã có phong trào Đệ Tứ !” Và, “Lần đầu tiên trên thế giới mà Đệ 3 và Đệ 4 đã hợp tác, chỉ có ở Việt Nam”; “Cũng như phong trào Công Binh tại Pháp (trên 2 chục ngàn người) là phong trào do Đệ Tứ tổ chức, đã hoạt động hữu hiệu”. Và, “Tổ chức Đệ Tứ Quốc tế Việt Nam đã linh động, không nhờ cậy một ai, mà lớn nhất thế giới trong Phong trào Giải Thực (Giải ách Thực dân – từ ngữ thập niên ‘40)”. Lại nữa, “Đã chiến đấu giành Độc lập, dám chống trả Đế quốc Pháp lẫn Mỹ…có tiếng vang to lớn, so với Nam Dương, Thái, Tích Lan, Miến, Trung Quốc…Tất nhiên, so cả với Nga Xô nữa!”

 

Ông quen biết nhiều thành phần, bạn nói tiếng Pháp đã đành, bạn Việt trẻ già gì cũng lắm…(Ông Khôi già yếu, cả chục năm nay chỉ ngồi nhà, sao mà quen biết nhiều thế?). Thế nào cũng sẽ có người viết kỷ niệm về ông. Tôi không muốn là một trong những người đầu tiên. Sở dĩ có bài viết này, vì sau 1 tuần ở Việt Nam gặp nhà văn Nhật Tuấn, khi trở lại Hoa Kỳ, chúng tôi nói chuyện qua phone…Lúc nhắc tới đám tang ông Khôi, thì tác gỉa “Đi Về Nơi Hoang Dã” vừa cười, vừa la, vừa hét trong ống nói rằng, “Tơ-rốt-kít bị vùi dập thế, chẳng mấy người biết đầu đuôi, nay ông Hoàng Khoa Khôi vừa qua đời…,” sao mà, “…Còn sợ gì?...Mà không lên tiếng đôi lời?”.

 

Anh Nhật Tuấn có lẽ là người cuối cùng mà ông Khôi kết bạn, tôi nghĩ thế, trước khi ông từ giã cõi đời vài tháng. Hai người dù chưa gặp mặt, chỉ mới tiếp xúc qua phone, nhưng anh lại là chứng nhân cho suy nghĩ của tôi, cho tôi thấy lý do nào ông Khôi được nhiều người, thuộc nhiều thành phần qúy mến: Khi tôi đề nghị ông gửi sách cho Nhật Tuấn, ông tỏ ý rất vui mừng (có lẽ niềm vui lớn nhất cua ông mà tôi được biết, là mỗi khi có ai muốn đọc sách của Tủ Sách Nghiên Cứu), và sốt sắng đòi gửi lập tức…Nhưng ngay sau đó, ông cứ hỏi đi hỏi lại, và băn khoăn mãi…là,

 

“Liệu gửi sách, anh ấy ...có bị làm phiền không?”

 

***

 

Tôi cho rằng, tận đáy lòng, ông bao giờ cũng nghĩ tới người khác trước khi làm bất cứ việc gì…

 

Và phải chăng, đó chính là lý do làm cho bất cứ ai đã từng tiếp xúc với ông, cũng đem lòng qúy mến?

 

Tháng 4 năm 2009.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 20236:56 CH(Xem: 6282)
Ai cũng ghét kẻ khoe khoang và gọi kẻ ấy là hợm hĩnh khó ưa. "Khoe khoang" có gọi là "phô bày" không? Có đó, vì cả hai đều đồng nghĩa như nhau nhưng tôi thấy kẻ phô bày lại đáng thương hơn là đáng ghét đó. Có ai trong đời này mà không hề có sự phô bày cho người ta thấy chứ, ta thích được người biết cùng, khen cùng ta những điều ta có. Bây giờ có facebook thì điều này thể hiện rõ nhất qua nút chia sẻ đó.
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6074)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 6954)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 7034)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
11 Tháng Mười Một 202212:24 SA(Xem: 7661)
Mưa rơi trong màn hình laptop, tôi thèm nghe tiếng mưa. Đêm nay. Mưa Cali hiếm hoi, cứ như chẳng bao giờ muốn có. Nhưng dù đã cố gắng cách mấy, tôi vẫn không thể nhận ra cái rì rào ướt át, chút rét mướt của gió đêm, qua những giọt “mưa giả”, ” mưa máy móc”, “ mưa trong computer”.
01 Tháng Mười Một 202212:25 SA(Xem: 8125)
Sáng sớm, ông bác sĩ quản lý vào phòng báo tin: sau khi hội ý với các bác sĩ chuyên khoa, tất cả đồng ý để tôi xuất viện vào trưa hôm nay và một tháng sau trở lại tái khám. Thú thực, tôi mừng lắm, nghĩ mình đã được sinh ra lần thứ ba! Lần đầu, vào lúc khởi diễn cuộc Thế Chiến Thứ Hai, Mẹ sinh tôi tại một làng quê thuộc Tỉnh Hải-Dương, miền Bắc Việt-Nam; lần thứ hai cách đây bốn mươi năm, là lúc tôi được phóng thich khỏi trại tù Vĩnh-Quang, một trong những nơi giam giữ các sĩ quan miền Nam, dưới chân núi Tam-Đảo thuộc tỉnh Vĩnh-Phú, cũng tại miền Bắc Việt-Nam. Và lần này, lần thứ ba được sinh ra, là ngày tôi xuất viện, sau một thời gian trị liệu nhiều “gian khổ”, “cam go” tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas.
05 Tháng Mười 20225:58 CH(Xem: 3327)
Thật khó ngỡ tôi có thể sống tới tuổi 80—dù chỉ lả tuổi khai sinh. Cha mẹ cho tôi “mang tiếng khóc bưng đầu mà ra” ngày mồng 6 tháng 10 năm Nhâm Ngọ —tức 13/11/1942—tại Phụng Viện thượng, tục gọi là Me Vừng, quận Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, sau ngày cha thoát khỏi những trại tù khổ sai của Việt Cộng, định cư tại tỉnh lỵ Hải Dương hoang tàn, đổ nát, rổi dàn xếp cho mẹ và hai anh em tôi trốn ra đoàn tụ, khi làm giấy thế vì khai sinh hai anh em tôi đều được khai sinh với năm tây lịch, và ngày tháng âm lịch. Ngày sinh trên giấy tờ trở thành 6/10/1942. Bởi thế, từ buổi di dân qua Mỹ, mỗi năm tôi có tới ba sinh nhật. 6/10, 13/11 và một ngày tây lịch nào đó tương ứng với ngày 6/10 âm lịch. Vợ tôi—người tình đầu đời từ trại Bác Ái xóm Cây Quéo, Gia Định 62 năm trước, cũng nguổn cảm hứng của những vần thơ khởi đầu văn nghiệp—thường tăng khẩu phần lương thực với lời chúc..
01 Tháng Chín 20224:56 CH(Xem: 2869)
Trong quá trình khảo sát kỹ lưỡng đó , một lần nữa , thú thực tôi chỉ có thể xếp tranh của anh vào Trường Phái Chọc Ngứa Thần Kinh Thị Giác (Itchy Poking for Optic Nerve) ! Tranh của anh quá dễ vẽ, chỉ cần cầm cọ lên rồi nhúng vào bảng mầu và quẹt tưới xượi với những nét kéo dài trên mặt vải ! Chả cần phải tĩa tót cho giống đôi mắt , cái mũi, đôi môi hay mái tóc của người mẫu, chả cần có cái nhìn phớt qua của họa sĩ ấn tượng ! Cái anh chàng họa sĩ trong hang động ngày xưa , lúc chán đời cũng có thể quẹt cọ tưng bừng như anh ấy mà ! Nhưng không, anh chàng họa sĩ hang động ấy làm việc nghiêm túc và lao động cật lực hơn anh nhiều, anh ta vẽ con bò ra con bò , con hươu ra con hươu, con ngựa ra con ngựa , con chim cú ra con chim cú ! Vì sao vậy ? Bởi vì khi anh ta cầm cọ để vẽ , trong đầu anh ta đã có một định ý ! Còn anh thì không ! Trong đầu anh không có một định ý nào cả , nên anh gọi các tác phẫm của anh là Ứng Tác , được trưng bày trong Phòng triển lãm tranh có tên là “Improvisation”
21 Tháng Bảy 202211:32 SA(Xem: 8297)
Tôi hiểu nỗi thất vọng, sự đau lòng của em sau đợt thi năng khiếu chuyên ngành đạo diễn vừa rồi; và mọi lời an ủi lúc này là vô nghĩa. Tôi chỉ có đôi dòng tâm sự may ra có thể giúp em bình thản lại, dù lúc này có thể một số người thân gia đình em đang bĩu môi: “Ai bảo cứ khích nó đi vào cái nghề "chân không tới đất cật không tới trời", mơ mộng viển vông! Kỹ sư, bác sĩ còn chẳng ăn ai, nữa là cái nghề “đào giếng” (nhại vui cách nói của người miền Trung Trung Bộ)…
06 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 7688)
Người ta nói con trai thương má, còn con gái thì thương ba nhưng tôi là con gái tôi lại thương má tôi lắm, thương tự khi tôi còn nhỏ. Má tôi là một người phụ nữ đẹp và thật nhiều cá tính rất sống động. Nghe Má kể ngày xưa bà Ngoại thuộc loại tân tiến nên Ngoại cho Dì Hai, cho Cậu và cho Má được đi học chứ không câu nệ là con gái con trai gì cả. Hồi đó Má tôi học giỏi lắm nhưng Dì mất sớm rồi Ngoại cũng đột ngột mất, Má ở với bà Cố nên không có điều kiện đi học nữa cho đến lúc lấy chồng.