- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Buổi Chiều Đầu Năm Với Nhà Văn Nguyễn Văn Xuân

25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 24996)

w-pdf-hl95final3-final5pdf-100-267_0_300x130_1Hai chúng tôi chạy vòng vo quanh thành phố Biển. Đà Nẵng quê tôi những ngày Tết thật êm ả và ấm áp. Sự im lặng của phố cùng nguồn nắng mới, hoa lá đầu năm, có chút se lạnh, lòng tôi cảm thấy tươi vui. Một người bạn học của tôi, anh Hồng Minh, một nhà thơ sinh tại Đà Nẵng, là người làm báo. Anh có dịp đến đến Đức theo lời mời của Viện Goethe-institut nói về thơ trẻ và du lịch châu Âu sang Paris trong chuyến đi đó. Rồi được gặp nhà văn Phan Huy Đường, nhà phê bình Thụy Khuê đã luôn nhắc đến ông, một cựu giáo sư Quảng Nam, họ đã nhìn nhận con người nầy, một cách đáng quý trọng, về sự thầm lặng trong quan điểm, sâu sắc trong nghiên cứu. Anh bảo: " không có thời gian để có thể tìm ra những bức thư giữa Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Văn Xuân trao đổi.. Và nếu có là tư liệu đáng quý..". Hay dịch giả Nguyễn Tiến Văn đã có dịp về Việt Nam, đến Đà Nẵng thắp hương nhà thờ cụ Phan Châu Trinh và thăm gia đình học giả Quảng Nam Nguyễn Văn Xuân. Ông Nguyễn Tiến Văn đã nhận định: "Nguyễn Văn Xuân đã thực sự là "nhân vật sống" của Quảng Nam Đà Nẵng, là nhà văn có tiểu thuyết " Bão rừng" rất giá trị tại miền Trung nầy, người chính kiến trong khảo cứu, nghiên cứu trên mảnh đất xứ Quảng từ Pháp cho đến thời đại hôm nay."

 

Từ con hẻm nằm trên đường Thái Phiên, chạy thẳng đến căn nhà cuối chót. Đến ngôi nhà Nguyễn Văn Xuân ngày đầu năm, tôi có cảm giác bùi ngùi, điều gì lạ lẫm cho vị học giả nầy. Ông tươi cười cho tôi cảm giác Nguyễn Văn Xuân vẫn minh mẫn như ngày nào, cười vui vẻ tưởng chừng đang ngồi " trà dư tửu hậu" cùng nhiều thế hệ học trò là Trần Trung Sáng, Đặng Ngọc Khoa, Lê Văn Thọ... hay vài nhà thơ miền xa xứ mỗi lần ghé qua thăm hỏi... ở tại quán cóc cà phê luận bàn về văn hóa xứ Quảng. Tôi vẫn thích đọc Nguyễn Văn Xuân viết về Quảng Nam Đà Nẵng, cái rành mạch càng đọc càng thấy lên tính giản dị của những tên gọi Đà Nẵng, từng buổi thay da đổi thịt, từng thời kỳ, mọi kiến thức về con người xứ Quảng Nam. Ông viết về Quảng Nam thật tinh tế vì ông đã sống và chứng kiến bao thời cuộc đi qua. Ông có rất nhiều học trò. Cái tên "thầy Xuân" đã quen thuộc với bao nhiêu thế hệ của học trò xứ Quảng.

Ngày Tết, tôi lặng lẽ nhìn vào ngôi nhà ủ màu vôi cũ cùng những khoảng u tối, bề bộn về hoàn cảnh đáng buồn của gia đình ông. Tôi thấy xót xa, khi ông bây giờ lại phải ngồi trên xe lăn, hai chân liệt, chỉ còn có đôi tay và khuôn mặt ốm o ở tuổi già. Ông cười rất tươi, bộ râu bạc trắng hôm nào ông đã cạo đi để đón Tết Bính Tuất 2006. Trông dáng vẻ ông thật là bình dị. Hồng Minh gửi tặng tờ báo Doanh nghiệp Chủ Nhật, trong đó có bài "Paris một thoáng Nguyễn Văn Xuân". Ông đọc thật tỉnh táo mà không cần đeo kính mắt. Cả hai chúng tôi đều ngạc nhiên. Tôi nói: "Dạ, thầy Xuân đôi mắt còn tốt quá!". Ông cười vui vẻ: "Ời, kệ, ông trời cho mình cái chi mình nhờ". Tôi thấy nụ cười buổi đầu năm của ông vui vẻ, chứa bao niềm yêu thương. Ông ngồi dựa trên xe lăn, ngậm ngùi đọc thật kỹ từng chữ và khen: "Bài nầy viết hay. Bây giờ xã hội cần những người trẻ như các cậu..." Lúc ấy, một cô sinh viên ở trọ nhà ông nói vọng ra: "Ông ơi, cháu làm con dâu ông nghe... hì hì." Ông vừa cười vừa trả lời: "Ra đây nắm cái tay coi thử làm dâu được không?" Chúng tôi cùng cười ồ lên. Bỗng nhiên tôi nhớ về những ngày ông còn khỏe biết chừng nào. Ông bảo từ mấy năm nay, vợ ông sống nhờ vào số tiền cho sinh viên thuê ở trọ. Anh con trai ông thì cười thật hiền. Anh thương cha và mỗi sáng mỗi chiều, vẫn đẩy chiếc xe lăn cho ông lên xuống giữa những con đường Bạch Đằng, Thái Phiên, Phan Châu Trinh để đợi cơn gió mát hay ngắm nắng úa tàn. Thỉnh thoảng, anh đưa ông đi chơi hay thăm vài người bạn già của ông.

 

Tôi không là học trò vị học giả Nguyễn Văn Xuân, chỉ là con cháu nhưng gặp những anh em văn sĩ vẫn thường hỏi đến ông. Hầu hết là học trò, đặc biệt những người lớn tuổi cô chú trong gia đình tôi đều là học trò của ông. Tôi vẫn thích ông đọc câu ca dao : "Bên ni Hàn ngó sang bên kia Hà Thân nước xanh như tàu lá; Bên kia Hà Thân ngó về bên ni Hàn phố xá nghênh ngang. Từ ngày Tây lại cửa Hàn, Đào sông Cầu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu, dặn lòng ai dỗ đừng xiêu. Ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau". Hay ông viết trong tập kỷ niệm 50 năm trường Phan Thanh Giản những tiêu chỉ mà thế hệ trẻ ngày nay cũng cần ghi nhớ, về việc học hành đậu để làm gì? Cần có những giai thọai để bạn trẻ ngày nay phấn trấn hơn trong việc học hành. Chúng ta học giỏi, đậu cao, phụng sự đất nước, có sự nghiệp xứng đáng, được lưu danh là điều đáng quý và trân trọng. Chuyện " lục phụng bất tề phi" là thí dụ. Có lẽ ông còn nhiều bao điều để nói trong tư chất là nhà văn, học giả Quảng Nam học. Tôi nghĩ rằng mảnh đất quê hương tôi đã sinh ra rất nhiều nhà văn. Nhưng, nhà văn Nguyễn Văn Xuân có lẽ chỉ có một. Ông đặc biệt vì ông sinh ra, lớn lên nơi xứ Quảng, nói giọng chính Quảng, viết, và nghiên cứu về xứ Quảng.

 

Rồi Đà Nẵng lại mỗi độ chiều về, vẫn là chiếc xe lăn với người ngồi tay cầm cuốn sách, một cái trán cao và đôi mắt sáng ngắm nhìn những góc phố thân quen nơi từng vòm tuổi đã đi qua. Tôi không biết ông nghĩ gì về Đà Nẵng hôm nay và tương lai. Ông đã không còn khỏe để nói cho những người trẻ như tôi hiểu biết thêm về văn hóa Quảng Nam, Đà Nẵng. Tuổi đời ông đã cao, sức khỏe ông đã yếu.

 

Tôi vẫn trông thấy ở nẻo đường xa, dáng con trai ông cặm cụi đẩy chiếc xe lăn đi về trên tuyến đường quen thuộc của ông. Mọi người vẫn xót xa... và có lẽ không thể không nhắc đến nhà văn, nhà học giả Nguyễn Văn Xuân khi nói về xứ Quảng yêu thương.

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 20216:46 CH(Xem: 10429)
Bài thơ tựa một khúc du ca trong trẻo, cất lên giữa chiều thu yên bình, giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của một miền quê Bắc Mỹ, xuyên qua một con đường quanh co rợp bóng cây mang tên “Con đường tình ta đi”- cái tên như một thứ “định mệnh” ngọt ngào đối với hai người…
05 Tháng Mười 202110:18 CH(Xem: 10405)
Cuối cùng rồi tôi cũng đã già. Cái già cũng thật thú vị. Hồi nhỏ người lớn bảo rằng tôi có tướng đi lầm lũi, đó là tướng khổ và cái tướng đó theo cả đường đời tôi đi. Tôi đi suốt từ thời thơ bé cho mãi đến tuổi 50 có lẽ thấm mệt nên tôi dần chậm bước. Tôi cho rằng đó là lúc tôi không còn trẻ nữa mà đến lúc tuổi đã thu rồi.
12 Tháng Chín 20219:32 CH(Xem: 9906)
Buổi sáng thức dậy thật sớm, tôi có những phút bình yên ngồi bên song cửa sổ lặng nhìn thành phố còn trong màn đêm yên tĩnh. Từ ngày thành phố có lệnh cách ly, khoảng trời của tôi được thu nhỏ chỉ trong khung cửa sổ này. Nhìn từ nơi xa xa tít ngoài xa là con đường cao tốc, cửa ngõ cho người đi người về lại Sài gòn, ngày trước xe lúc nào cũng nối đuôi còn bây giờ thưa thớt một vài xe trên đường. Những ngày dịch bệnh nơi ấy bớt hẵn bóng người, không còn những chuyến xe đi sớm về muộn trên đường xuôi ngược.
09 Tháng Chín 20219:44 CH(Xem: 10242)
Những ngày giãn cách này, tôi khám phá ra mình có một khả năng mới; đọc được tiếng ho! Giữa tháng 8, bẳng đi một tuần, đột nhiên tất cả âm thanh quanh tôi cùng một lúc biến mất! Không có tiếng hát karaoke, không có tiếng bước chân ngoài cửa, không có tiếng người cãi nhau lao xao dưới sân, không có cả tiếng con nít khóc cười rượt đuổi nhau ngoài hành lang… tôi như rơi vào khoảng không im lặng lạ lùng. Đó là lúc tiếng ho bắt đầu trỗi lên. Đầu tiên là tiếng ho của bác hàng xóm sát vách bên trái, âm thanh đùng đục quặn sâu từ trong phổi, rồi bục ra khỏi cuống họng từng chùm tắt nghẽn. Tiếng ho luồn từ cuối dãy hành lang, theo chiều gió lan dài, mới đầu chỉ là khúc khắc, càng về cuối càng dồn dập, khản đặc.
25 Tháng Tám 20219:16 CH(Xem: 10567)
Một năm trôi qua, nỗi sợ hãi càng thấm đẫm hơn. Sợ bệnh dịch hoàng hoành, con virus –cúm Vũ Hán thực quái ác, nó gây nỗi sợ hãi cho cả thế giới. Loài người như điêu đứng vì nó, nó gây bao tang tóc, đau thương không có bút mực nào tả xiết. Thần quyền, sợ chết. Cường quyền, sợ phạt tiền, sợ tù đày, rờ đâu cũng sợ.
17 Tháng Tám 202110:42 CH(Xem: 10372)
Tôi nhỏ xíu, tôi bé xíu. / Cũng chẳng có nghĩa những bóng lớn của Hội Họa Sĩ Trẻ đó đã che hết dáng tôi, cô học trò xinh xinh, chen chân, nhón gót xem tranh trong những chiều trốn lễ, bỏ nhà thờ… / Tôi mượt mà, tóc bay và mắt ướt, tôi thơ mộng như những thiếu nữ trong tranh. Tôi nhìn thấp thoáng chút yêu kiều, thời của những Chagall, Pissarro, Cezanne, Matisse… Và ngay cả rất xa xưa, Rembrandt.
28 Tháng Bảy 20219:48 CH(Xem: 10676)
Một buổi chiều ảm đạm, đầy sương. Hai chúng tôi ngồi nhìn biển, một màu xanh tít tắp gợi lên một nỗi niềm thăm thẳm, xa xăm. Vài chiếc lá me phai rơi đậu trên mái tóc em. Gương mặt em chiều nay buồn ảm đạm như chiều nay, đầy mây và gió lạnh. Em thẩn thờ nhìn vào góc vắng và buồn . Buồn trong đôi mắt và buồn trong cái nhìn của em. Em bảo em lạnh, anh đưa em về.
22 Tháng Bảy 20216:09 CH(Xem: 10181)
Sài gòn cách ly. Tôi chẳng được ra khỏi nhà hơn hai tháng nay từ khi cháu ngoại nghỉ học chứ không phải tới cái " Giờ thứ 25" Sài gòn đã điểm như lúc này. Nếu tôi được rong ruổi ngoài đường mà tận mắt chứng kiến Sài gòn xôn xao, lo toan, thắt thỏm mỗi ngày cho đến lúc hốt hoảng mà chạy trốn dịch như thế nào tôi sẽ viết sống động hơn, nhưng tôi chỉ ở nhà và chỉ biết tình hình mỗi lúc một nghiêm trọng khi thấy các con tôi.
13 Tháng Bảy 20214:16 CH(Xem: 11193)
Saigon không chỉ của những người hàng giờ lên Facebook khoe đẹp, khoe thân, khoe của, khoe tình ái, khoe giàu… Saigon là của những người không có Facebook để khoe, chạy ăn từng bữa, sấp mặt kiếm cơm. Saigon là của công nhân nhập cư chen nhau trong dãy nhà trọ 10m vuông, là của người đẩy xe đi bán rau cải 2000 đồng 1 bó, bán kẹo kéo nhân đậu phộng, tàu hủ nước đường gừng, bán dừa xiêm 15,000 đồng 2 trái, bán bánh su kem, bán thạch dừa nhà làm…
02 Tháng Bảy 20216:21 CH(Xem: 10926)
Tuổi trẻ chúng tôi sinh ra và lớn lên giữa lúc cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc liệt. Ngay từ tuổi thiếu niên – tuổi học sinh trung học, lẫn lộn giữa tiếng đạn bom, chúng tôi đã nghe những bài hát, hoà cùng cuộc chiến có, chống lại cuộc chiến có. Trong những bài hát phản đối chiến cuộc, có những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.