- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Buổi Chiều Đầu Năm Với Nhà Văn Nguyễn Văn Xuân

25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 27651)

w-pdf-hl95final3-final5pdf-100-267_0_300x130_1Hai chúng tôi chạy vòng vo quanh thành phố Biển. Đà Nẵng quê tôi những ngày Tết thật êm ả và ấm áp. Sự im lặng của phố cùng nguồn nắng mới, hoa lá đầu năm, có chút se lạnh, lòng tôi cảm thấy tươi vui. Một người bạn học của tôi, anh Hồng Minh, một nhà thơ sinh tại Đà Nẵng, là người làm báo. Anh có dịp đến đến Đức theo lời mời của Viện Goethe-institut nói về thơ trẻ và du lịch châu Âu sang Paris trong chuyến đi đó. Rồi được gặp nhà văn Phan Huy Đường, nhà phê bình Thụy Khuê đã luôn nhắc đến ông, một cựu giáo sư Quảng Nam, họ đã nhìn nhận con người nầy, một cách đáng quý trọng, về sự thầm lặng trong quan điểm, sâu sắc trong nghiên cứu. Anh bảo: " không có thời gian để có thể tìm ra những bức thư giữa Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Văn Xuân trao đổi.. Và nếu có là tư liệu đáng quý..". Hay dịch giả Nguyễn Tiến Văn đã có dịp về Việt Nam, đến Đà Nẵng thắp hương nhà thờ cụ Phan Châu Trinh và thăm gia đình học giả Quảng Nam Nguyễn Văn Xuân. Ông Nguyễn Tiến Văn đã nhận định: "Nguyễn Văn Xuân đã thực sự là "nhân vật sống" của Quảng Nam Đà Nẵng, là nhà văn có tiểu thuyết " Bão rừng" rất giá trị tại miền Trung nầy, người chính kiến trong khảo cứu, nghiên cứu trên mảnh đất xứ Quảng từ Pháp cho đến thời đại hôm nay."

 

Từ con hẻm nằm trên đường Thái Phiên, chạy thẳng đến căn nhà cuối chót. Đến ngôi nhà Nguyễn Văn Xuân ngày đầu năm, tôi có cảm giác bùi ngùi, điều gì lạ lẫm cho vị học giả nầy. Ông tươi cười cho tôi cảm giác Nguyễn Văn Xuân vẫn minh mẫn như ngày nào, cười vui vẻ tưởng chừng đang ngồi " trà dư tửu hậu" cùng nhiều thế hệ học trò là Trần Trung Sáng, Đặng Ngọc Khoa, Lê Văn Thọ... hay vài nhà thơ miền xa xứ mỗi lần ghé qua thăm hỏi... ở tại quán cóc cà phê luận bàn về văn hóa xứ Quảng. Tôi vẫn thích đọc Nguyễn Văn Xuân viết về Quảng Nam Đà Nẵng, cái rành mạch càng đọc càng thấy lên tính giản dị của những tên gọi Đà Nẵng, từng buổi thay da đổi thịt, từng thời kỳ, mọi kiến thức về con người xứ Quảng Nam. Ông viết về Quảng Nam thật tinh tế vì ông đã sống và chứng kiến bao thời cuộc đi qua. Ông có rất nhiều học trò. Cái tên "thầy Xuân" đã quen thuộc với bao nhiêu thế hệ của học trò xứ Quảng.

Ngày Tết, tôi lặng lẽ nhìn vào ngôi nhà ủ màu vôi cũ cùng những khoảng u tối, bề bộn về hoàn cảnh đáng buồn của gia đình ông. Tôi thấy xót xa, khi ông bây giờ lại phải ngồi trên xe lăn, hai chân liệt, chỉ còn có đôi tay và khuôn mặt ốm o ở tuổi già. Ông cười rất tươi, bộ râu bạc trắng hôm nào ông đã cạo đi để đón Tết Bính Tuất 2006. Trông dáng vẻ ông thật là bình dị. Hồng Minh gửi tặng tờ báo Doanh nghiệp Chủ Nhật, trong đó có bài "Paris một thoáng Nguyễn Văn Xuân". Ông đọc thật tỉnh táo mà không cần đeo kính mắt. Cả hai chúng tôi đều ngạc nhiên. Tôi nói: "Dạ, thầy Xuân đôi mắt còn tốt quá!". Ông cười vui vẻ: "Ời, kệ, ông trời cho mình cái chi mình nhờ". Tôi thấy nụ cười buổi đầu năm của ông vui vẻ, chứa bao niềm yêu thương. Ông ngồi dựa trên xe lăn, ngậm ngùi đọc thật kỹ từng chữ và khen: "Bài nầy viết hay. Bây giờ xã hội cần những người trẻ như các cậu..." Lúc ấy, một cô sinh viên ở trọ nhà ông nói vọng ra: "Ông ơi, cháu làm con dâu ông nghe... hì hì." Ông vừa cười vừa trả lời: "Ra đây nắm cái tay coi thử làm dâu được không?" Chúng tôi cùng cười ồ lên. Bỗng nhiên tôi nhớ về những ngày ông còn khỏe biết chừng nào. Ông bảo từ mấy năm nay, vợ ông sống nhờ vào số tiền cho sinh viên thuê ở trọ. Anh con trai ông thì cười thật hiền. Anh thương cha và mỗi sáng mỗi chiều, vẫn đẩy chiếc xe lăn cho ông lên xuống giữa những con đường Bạch Đằng, Thái Phiên, Phan Châu Trinh để đợi cơn gió mát hay ngắm nắng úa tàn. Thỉnh thoảng, anh đưa ông đi chơi hay thăm vài người bạn già của ông.

 

Tôi không là học trò vị học giả Nguyễn Văn Xuân, chỉ là con cháu nhưng gặp những anh em văn sĩ vẫn thường hỏi đến ông. Hầu hết là học trò, đặc biệt những người lớn tuổi cô chú trong gia đình tôi đều là học trò của ông. Tôi vẫn thích ông đọc câu ca dao : "Bên ni Hàn ngó sang bên kia Hà Thân nước xanh như tàu lá; Bên kia Hà Thân ngó về bên ni Hàn phố xá nghênh ngang. Từ ngày Tây lại cửa Hàn, Đào sông Cầu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu, dặn lòng ai dỗ đừng xiêu. Ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau". Hay ông viết trong tập kỷ niệm 50 năm trường Phan Thanh Giản những tiêu chỉ mà thế hệ trẻ ngày nay cũng cần ghi nhớ, về việc học hành đậu để làm gì? Cần có những giai thọai để bạn trẻ ngày nay phấn trấn hơn trong việc học hành. Chúng ta học giỏi, đậu cao, phụng sự đất nước, có sự nghiệp xứng đáng, được lưu danh là điều đáng quý và trân trọng. Chuyện " lục phụng bất tề phi" là thí dụ. Có lẽ ông còn nhiều bao điều để nói trong tư chất là nhà văn, học giả Quảng Nam học. Tôi nghĩ rằng mảnh đất quê hương tôi đã sinh ra rất nhiều nhà văn. Nhưng, nhà văn Nguyễn Văn Xuân có lẽ chỉ có một. Ông đặc biệt vì ông sinh ra, lớn lên nơi xứ Quảng, nói giọng chính Quảng, viết, và nghiên cứu về xứ Quảng.

 

Rồi Đà Nẵng lại mỗi độ chiều về, vẫn là chiếc xe lăn với người ngồi tay cầm cuốn sách, một cái trán cao và đôi mắt sáng ngắm nhìn những góc phố thân quen nơi từng vòm tuổi đã đi qua. Tôi không biết ông nghĩ gì về Đà Nẵng hôm nay và tương lai. Ông đã không còn khỏe để nói cho những người trẻ như tôi hiểu biết thêm về văn hóa Quảng Nam, Đà Nẵng. Tuổi đời ông đã cao, sức khỏe ông đã yếu.

 

Tôi vẫn trông thấy ở nẻo đường xa, dáng con trai ông cặm cụi đẩy chiếc xe lăn đi về trên tuyến đường quen thuộc của ông. Mọi người vẫn xót xa... và có lẽ không thể không nhắc đến nhà văn, nhà học giả Nguyễn Văn Xuân khi nói về xứ Quảng yêu thương.

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Năm 20251:06 SA(Xem: 2615)
Ở đâu tôi không biết chứ ở làng quê tôi, điều này đến thế hệ mình ít thấy được duy trì cách gọi này. Thôi thì con cái họ, họ cứ gọi tên cũng được, không sao! Nhưng với người khác nhất là anh em họ hàng nhưng họ lớn tuổi hơn mình thì cần lưu ý cách xưng hô cho lịch sự, dễ nghe để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn.
20 Tháng Năm 202512:46 CH(Xem: 3287)
Tin anh Trần Hoài Thư mất đã được nhà thơ Phạm Cao Hoàng thông báo cùng bạn bè đúng một tháng sau ngày chị Nguyễn Ngọc Yến, người vợ dấu yêu của anh ra đi (27-4-2024), vào sáng ngày thứ Hai 27-5-2024 cũng là ngày lễ Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) của Hoa Kỳ. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên. Nhà văn nhà thơ Trần Hoài Thư là một sĩ quan thuộc QLVNCH ngày xưa và khi định cư ở Mỹ, anh cũng là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đã cùng anh Phạm Văn Nhàn, một đồng đội và bạn văn thời trước, xuất bản tạp chí Thư Quán Bản Thảo và thành lập nhà xuất bản Thư Ấn Quán với chủ trương khôi phục và vực dậy di sản văn chương miền Nam. Nay thì người Chiến sĩ ấy đã trận vong. Thật buồn!
18 Tháng Năm 202511:27 CH(Xem: 3716)
Ngày 06.05.2010, cách nay 15 năm, tôi mất một người bạn thân và quý ở Hà Nội. Đó là anh Hoàng Cầm. Hoàng Cầm và Thái Bá Vân là hai người bạn HN mà tôi có tình thân và quý mến từ những năm 1990. Tình cảm này đã gây trong tôi những xúc động sâu xa khi mất đi các anh. Tôi không làm Thơ theo lối “khóc bạn” cổ điển. Những bài Thơ viết về các bạn đã mất là những cảm xúc của một tình bạn tuy không gian cách xa, nhưng rất gần gũi trong Tình, trong Thơ.
28 Tháng Tư 20258:55 SA(Xem: 5293)
Sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi chơi thân với nhỏ Ca. Hồi ấy nhà trường ra thông báo yêu cầu mỗi học sinh phải tự viết lý lịch cá nhân để nộp cho trường./ Đó là lần đầu tiên tôi cầm bút để viết lý lịch, năm đó tôi đang học lớp mười. Tôi tưởng giúng như lưu bút, viết thật ý tưởng về mình thích những điều vẩn vơ mơ mộng thời con gái vv... Nhưng thực tế thì không như vậy, vì trong lý lịch buộc phải khai rõ về cả cha mẹ mình./Nhỏ Ca viết xong lý lịch nó ghé mắt nhìn vào lý lịch của tôi rồi la lên: -Thành phần gia đình mầy phải ghi là "Bần cố nông" như tao nè! / Tôi nhìn sang các bạn chung quanh, ai cũng cùng rập khuôn ghi thành phần gia đình là bần cố nông. /Tôi thấy từ lạ quá, tôi không hiểu mặt ngớ ra./ Nhỏ Ca giải thích: -Mầy phải điền là "bần cố nông" thì mấy ông cách mạng khỏi bắt ba má mầy hiểu chưa.
27 Tháng Tư 202511:36 CH(Xem: 5011)
'BẾN BỜ' là một hành trình đầy cảm xúc, kéo dài suốt nửa thế kỷ (1975-2025). Giai điệu bài hát mặc dù khởi phát từ bối cảnh năm 1963, nhưng khi áp dụng vào bối cảnh vượt biên của hàng trăm ngàn người Việt sau 30/4/75, cũng có ba phần: hoạn nạn, giải thoát và kết thúc. Chỉ khác phần kết thúc, vượt biên thì hân hoan xây dựng đời sống mới, còn sau đảo chánh 1/11/63 thì tình hình lộn tùng phèo… Để ý, khi tái lập giai điệu, thay vì chỉ đổi nhịp cho Điệp Khúc như Lam Phương chỉ dẫn, tôi đã đổi nhịp cho toàn bộ bài hát từ 4/4 qua 2/4 và chọn Slow Rock thay vì Ballad hoặc Cha Cha Cha…
26 Tháng Tư 202510:45 CH(Xem: 2771)
Hồi ký này tôi viết từ rất lâu, nhưng chưa từng phổ biến vì nhiều lý do. Nay, sau 50 năm nó không còn tính thời sự nữa, tôi xem lại, sửa chữa những sai sót và cho phổ biến như là một tài liệu mà tôi là chứng nhân. Tôi không phải là văn sĩ, cũng không là ký giả viết phóng sự nên văn vẻ võ biền, luộm thuộm, xin mọi người niệm tình tha thứ. Tôi cam đoan viết lại những điều mắt thấy tai nghe, mốc thời gian được ghi lại cẩn thận qua kinh nghiêm viết nhật ký hành quân khi còn làm ban ba tiểu đoàn tác chiến. Để mở đầu, trước tiên tôi xin giới thiệu cái “Tôi” đáng ghét ở đây, đó là điều bất đắc dĩ, vì cái "tôi” là nhân vật chính, là một chứng nhân kể lại những gì đã xảy ra, trong hồi ký này, và để người đọc biết được cơ duyên nào tôi có mặt tại đó.
24 Tháng Tư 20252:14 SA(Xem: 5026)
Khi nào thì chúng ta- những người bạn, người thân,.. tâm sự cùng nhau, chia ngọt sẻ bùi? Người ta thường nói: Chia vui để được vui hơn, chia buồn để nỗi buồn vơi đi. Điều đó đúng với người thật sự là bạn, người thân, tri kỷ. Nhưng khi trải lòng, trút cạn nỗi niềm cần đúng người đúng việc và đối tượng chia sẻ là với những người tin cậy, đối xử với nhau thật sự chân thành. Có người nghe với thái độ thờ ơ, hờ hững hoặc lãng tránh: “Câu chuyện của mày không liên quan đến tao nhá!”
16 Tháng Tư 20253:38 CH(Xem: 5894)
Tuổi đã về chiều. Cải tuổi dần hiểu đời sâu đậm hơn trong tháng ngày còn lại bên đời, để biết mình không còn trẻ nữa và thời gian ngắn dần lại. / Năm ngày trước. Buổi sáng thức dậy tôi bỗng bị choáng váng cả đầu. Có lẽ là do huyết áp tăng sao?/ Tôi cố nhớ, mình đã không ăn thức ăn nhiều đạm và nước chấm mặn quá thì không thể do huyết áp. / Nhưng tôi cũng uống một viên huyết áp, cộng một viên trợ tim, rồi cho rằng mình ổn nên đi ra đường cùng con cháu. Khi về nhà tôi nấu cơm cho các cháu, tôi giặt và phơi đồ rồi lau nhà và bưng chậu, đem hoa đi phơi, đi tưới. Tôi nghĩ chắc sẽ không sao đâu! / Cho đến khi tôi thắp hương lạy Phật thì đầu óc bỗng quay cuồng và tôi té xuống dưới đất bất lực không ngẩng lên được, phải điện thoại cho con gái về. Và nó đưa tôi đi bịnh viện.
15 Tháng Tư 202511:27 CH(Xem: 5582)
Tôi đã trở lại Mỹ vừa tròn một tháng, sau chuyến về thăm quê hương dài ngày. Cưỡi mây lướt gió, tổng cộng hơn 20 tiếng đồng hồ, suốt chặng đường dài nửa vòng trái đất, chỉ một lần chuyển máy bay ở Đài-Bắc, Đài-Loan. Với tuổi đời khá cao, giờ giấc khác biệt, nên tôi cần một thời gian điều chỉnh để sống lại đời bình thường. Quê hương tuy xa rồi nhưng vẫn còn đó. Những ghi nhận, những suy tư, cảm xúc; những tao ngộ khó quên; những ước mong đã thành hiện thực; vẫn còn đây, còn trong trí tưởng, chưa phai mờ. Lòng tôi chất đầy luyến lưu thương nhớ khi rời xa và hòa quyện với những niềm vui khó tả. Đôi lúc tôi tự trách: đã một tháng trôi qua mà đầu óc còn mơ mơ màng màng, mgười bồng bềnh như đi trên mây, ngẩn ngơ ngơ ngẩn; đáng tiếc nhất là chưa ghi lại một dòng chữ nào, chưa đem tâm tình trải dài trên trang giấy.
25 Tháng Ba 20252:10 CH(Xem: 6278)
Chúng tôi định đứng nói chuyện lâu hơn, nhưng bị mấy người dưới ghe to tiếng gọi. Chúng tôi chia tay, tôi nghe thấy người bạn trong bộ áo choàng linh mục bên cạnh bình thản nói với tôi: “Nếu mày còn ở vùng này, nhớ đến thăm tao”. Tôi bỗng thấy cả một thời trung học quay trở lại, tôi rưng rưng ôm lấy hắn và buột miệng: “Cha ơi là Cha”. Lúc ghe đã xa bờ, tôi cố nhìn lại, thấy hắn trong chiếc áo choàng đen vẫn còn đứng như in hình trong bóng trời chiều cho đến khi chiếc ghe rẽ quặt sang một hướng khác.