- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mai Thảo: “ Cà Phê Sữa Đá!”

11 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 29992)

(......)

-5:20PM (8 tháng 1 năm 1998): Mưa bị tòa nhà 8 tầng chặn lại. Tôi bị người phụ nữ Mê Tây Cơ mặc áo blouse mầu hồng, lớn tiếng, đuổi ra khỏi căn phòng 608. Bà đang vật lộn với trở ngại ngôn ngữ. Với bộ xương dài. Ngoẵng. Bất động trên chiếc giường sắt.

Hành lang bệnh viện lạnh. Trắng. Hút, hút những câu hỏi không có câu trả lời nơi những cửa phòng đánh số (và,) những ngã rẽ. Đôi ba bóng người hiện ra. Biến đi, tựa những hình nộm.

Bình nước tiểu sóng sánh chút nước đỏ cạch. Những tấm drap bẩn được mang đi với nụ cười của người phụ nữ Mễ. Chúng tôi bước vào.

Mắt anh sáng lên. Có dễ cả nửa năm qua, tôi mới gặp lại ánh mắt tinh, ranh, thoáng chút giễu cợt, khinh mạn nơi đuôi mắt. Linh tính tôi sai bét. Dự báo nhảm. Vũ Tài... gì thì lần này cũng té giếng thôi! Tôi nghĩ.

Không một chờ đợi trầm trọng nào trong phỏng đoán của chúng tôi, xẩy ra. Anh ra dấu cho anh một điếu thuốc. Những ngón tay dài, ngoẵng (đúng hơn, những lóng xương nối nhau,) khó nhọc, vất vả đưa lên gần đôi môi mỏng, mím, nơi khuôn mặt đã bị biến dạng. Anh ra dấu. Ra dấu. Ra dấu. Vài giây im lặng lăn qua.

Tôi hỏi “anh cần gì? Thuốc lá phải không anh?” Ánh rạn rỡ nơi đôi mắt anh tăng cấp số nhân. Vài giây im lặng lại lăn qua. Rạn rỡ ngúm tắt. Tôi đọc được ý nài nỉ nơi chiếc đầu anh cố gắng kéo xuống gần ngực. Tôi đọc được ý nài nỉ nơi đuôi mắt anh chuyển động. Nháy. Nháy.

T. buột miệng bảo tôi, “Không được anh. Anh phải ra báo y tá thôi. Nguy hiểm lắm. Máy báo động sẽ kêu. Còn giường bên cạnh...”

Đôi mắt tiếp tục nháy. Nháy. Cường độ nài nỉ tăng cấp số nhân trên toàn bộ khuôn mặt anh, (những phần da, xương còn khả năng biểu lộ.) Tôi ra khỏi phòng, tựa vách tường.

Hành lang bệnh viện lạnh. Trắng. Hút, hút những câu hỏi không có câu trả lời nơi những căn phòng đánh số (và,) những ngã rẽ. Đôi ba người xuất hiện. Biến đi, tựa những những hình nộm.

T. bước ra. Trên tay lắt lẻo miếng plastic mầu xanh, ghi hàng chữ: “Patient: Nguyễn, Quý. Dr. Nguyễn, Khiêm.”

Tôi hỏi, ở đâu ra cái đó? T. đáp: “Em gỡ. Anh ấy đòi. Em sợ anh ấy giựt bỏ mọi thứ giây nhợ chạy quanh người. Triệu chứng gì? Em không biết. Nhưng đây là lần đầu tiên... Phải báo y tá thôi!” Tôi gật đầu: “Phải báo y tá thôi!”

Tôi báo sự việc bất thường này với bà y tá già và, người đàn bà nurse aid, Mễ Tây Cơ; rồi vào phòng lại.

Những lóng xương xếp thành hình dạng những ngón tay dài, ngoẵng, lại lẩy bẩy nhấc lên. Chúng lại khó khăn, vất vả lắm mới về được gần đôi môi mỏng. Mím. Lần này, cùng với thủ hiệu là đuôi mắt trái của anh lại nháy. Nháy. Tôi chỉ còn chọn lựa chót là dối gạt sự nài nỉ kia: “ Vâng. Anh để tôi xuống xe lấy thuốc lá cho anh.” Tôi đi thẳng một mạch tới thang máy.

Những mẩu thuốc nở, trương, sũng nước, hớ hênh, cười nhạo dưới ánh đèn đường. Mưa tiếp. Núp trong hiên, tôi rút thuốc. Đốt cho chính mình. Cho mưa. (Và,) cho sự dối gạt còn ướt trên môi tôi.

-5:30PM: T. xuống. Đưa tôi miếng giấy. Đúng hơn, đó là bao đựng mấy miếng sponges của nhà thương. Miếng giấy có mấy chữ viết tay nghuệch ngoạc, cuối cùng, của một người có trên nửa thế kỷ ăn, ở trân trọng, nghiêm chỉnh với chữ, nghĩa: Bốn chữ hai hàng: “cà phê sữa đá”

Mưa xắn xổ ném lên những con chữ, như thể muốn nuốt chửng, muốn bôi xóa chúng; hay, tố cáo sự bất lực, nỗi hèn hạ, đốn mạt của chúng tôi.

(.....)

-8:20PM: Mưa tiếp. Nằm trên ghế sofa, vẫn bằng giọng lạc quan, trả lời điện thoại của Đỗ Ngọc Yến, tôi nói. Nói. Nói...

(......)

-9:00PM: Mưa tiếp. Nguyên Sa gọi. Hỏi thăm. Tôi tóm tắt những diễn biến chính. Anh bảo: Vậy thì tốt. Tốt hả anh? Tốt chứ. Mai về lại nursing home mà. Đâu có ở nhà thương nữa.”

Houston, Thứ Bảy ngày 10 tháng 1 , 98.

-8:30AM: Đường Tuam. Trời se lạnh. Tin thời tiết cho biết Texas sẽ có được một ngày nắng ráo. Nhiệt độ, thấp nhất 50; cao nhất 65 độ F. Bão sẽ đi qua Houston và, vùng phụ cận vào ngày hôm sau; khoảng từ 12 giờ trưa tới 4 giờ chiều. Có “chill wind,” và mực nước mưa trút xuống có thể từ 2 tới 5”. Tùy khu vực.

Quán mở cửa. H. gọi cho tôi một ly café sữa đá. Một tô phở.

Cửa xịch mở. Nắng rỡ ràng. Người phụ nữ tất tả bước vào. Chị tới thẳng bàn chúng tôi (......)Tôi ngước nhìn chị. Đôi mắt PH đỏ hoe. Chuyện gì? Tôi hỏi. PH cúi xuống ly café sữa đá của mình. Tiếng lanh canh bứt rứt, khua rộn thêm một hồi. Rời rạc. Rồi tắt.

Tôi không thể đợi tới lúc anh ăn xong tô phở...” Vẫn cúi xuống ly café sữa đá của mình, PH tiếp, “Anh Mai Thảo mất rồi. T. mới báo cho chúng tôi biết... Tôi nghĩ, phải ra đây cho anh biết trước khi anh đi Austin.” Tôi đặt muỗng, đũa xuống. H. đặt muỗng, đũa xuống. Khi nào? Ba giờ sáng nay.”

(......)

-2:50PM, Austin: Trên xa lộ 290W., tôi như bị treo ngược bởi câu nói của ai đó: “Được làm người đã khó; nhưng sống cho ra một con người, còn khó hơn nữa!” Nếu được phép sửa một chút, tôi sẽ viết:

Sống cho ra một con người, đã khó. Nhưng sống như Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý, trong đời sống này, còn khó hơn một bậc vậy.”

Du Tử Lê.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 119004)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
02 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101528)
... N hững người mang gia cảnh như cô, và ở nước Mỹ này thì đấy là gia cảnh bình thường, họ không hay có máy điện tóan, và không luôn địa chỉ liên mạng. Hộp thư mang đầy những tin buồn từ chủ nợ, từ nhà trừng giới, tù ngục, bệnh viện tâm thần, những đứa con hoang, tòa án ly dị.
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 95678)
M áy bay hạ cánh ở phi trường Liên Khương, trời Đà Lạt mát lạnh với buổi sáng sớm còn mờ hơi sương. Người đàn ông ngồi bên cạnh trên máy bay hẹn tôi sẽ lấy vé. Rồi anh biến mất trong dòng người. Tôi điện thoại cho Hà đến đón, xe honda 100 phân khối Hà phóng như bay trên con đường lộng gió, hai bên đồi thông bạt ngàn, hoa dã quỳ vàng rực rỡ.
22 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95234)
C ơn mưa bất chợt ập xuống phi trường vào chủ nhật của tuần lễ thứ ba trong tháng sáu. Tôi là người hành khách cuối cùng ra khỏi chuyến bay từ Paris trở về trong đêm hôm ấy. Không biết là mình đã ngủ vùi đến mấy ngày. Nhưng khi tỉnh dậy nhìn kim đồng hồ đã ba giờ sáng.
28 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93933)
Đ êm qua tôi thấy Mèo con trong giấc mơ. Vẫn nét mặt bầu bầu, vành môi cong lên cười tươi thắm. Trong mơ tôi thấy 2 đứa vẫn trẻ như một ngày năm cũ, nhưng lại có một thoáng ngại ngần, rồi Mèo con lên tiếng như giữa chúng tôi chưa hề có khoảng cách 15 năm. Mười lăm năm, mười lăm năm ấy biết bao tình[...]Chả biết là phòng hội hay phòng ăn, tôi vào lấy thức ăn như khi xưa từng lấy cho nhau.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 80744)
B ao nhiêu năm qua ở xứ ngưới, anh vẫn còn nhớ lại có những chiều trên đảo, anh đứng một mình trên đồi, nhìn biển rộng mênh mông, nhìn những đám mây bay lang thang trên nền trời xanh, nhìn những đám cỏ may theo gió thổi chạy vờn về cuối đảo, tự nhiên làm cho anh thấy mong nhớ một cái gì xa xôi. Mây và cỏ may thường làm gợi nhớ đến dĩ vãng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 95162)
C huyện này chắc ít ai biết. Nhạc sĩ Thu Hồ ngày xưa vốn là ca sĩ. Lần đầu tiên ông xuất hiện hát ở Huế vào năm 1936, ông đã trình bày bài “La Chanson du Gondolier” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Lúc đó tôi chưa ra đời. Nhưng bài hát anh chèo thuyền gondola thì chúng ta hầu như ai cũng biết.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 93835)
T ôi điếng người sau cú phôn. Phôn của anh bạn ở Portland. Phụng dính ung thư gan! Tôi loanh quanh chẳng biết mình đang làm gì và đang muốn làm gì. Có lẽ nào! Đang khi không bỗng trời ập xuống.
04 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 108314)
L ịch sử 4000 năm đã minh chứng, ta mạnh địch lùi, ta lùi địch sẽ lấn lướt. Vậy tại sao chúng ta không biểu tình ôn hòa phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, tai sao không rầm rộ kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý, đem Biển Đông ra đàm phán trước Liên Hiệp Quốc. Và quan trọng nữa, phải cho Trung Quốc biết ý chí quyết tâm giữ mỗi thước đất, mỗi thước biển của 90 triệu dân Việt. Hãy để tuổi trẻ Việt Nam nói lên tiếng nói tự trọng của một dân tộc, cho dù yếu sức cũng không đớn hèn.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 84863)
... c ái bản sắc nói chung cho người Việt hải ngọai khắp nơi trong cộng đồng thế giới với biết bao dị biệt. Họ sẽ được giáo dục, có văn hóa, và có tiếng nói khác nhau. Quê hương đáng lẽ phải là những điểm chuẩn chung để mọi người còn có một cái gì để noi theo. Đó là niềm kiêu hãnh, là tình tự dân tộc, là đạo đức chính trị, là đạo đức kinh doanh, nếu chỉ thấy cái thua kém, thù hận, và ô nhiễm mọi mặt. thì có lẽ đã muộn rồi. Như đàn cá hồi khi ra biển rộng, lúc tìm đường về, nhưng cái tổ cũ đã bị phá bỏ, các kinh rạch cũ đã bị rác rưởi lấp kín, thì chắc là lại ra đi, về vùng vẫy tự do ở vùng biển rộng trời cao...