- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MÈO MẸ

24 Tháng Mười 20233:58 CH(Xem: 4200)

DONG MAI CHE CHUONG MEO SAU NHA
Đóng MÁI CHE cho chuồng MÈO sau nhà Diệp Chi 
-ành Thanh Thúy 30-9-2023

 

 

Thái Thanh

MÈO MẸ

 


“Dưới sân chung cư tôi ở có một bầy mèo hoang sống trong khuôn viên trồng bông hoa nhỏ.
Ban đầu chỉ có ba bốn con gì đó nhưng bây giờ nó sinh sôi lên đến hơn 15 con rồi.
Tôi thấy ai đó đóng cho chúng nó cái củi để che mưa nên các ả mèo không phải chạy núp dưới các xe ô tô nữa mà chui vào nhà, trong đó người ta bỏ đồ ăn cho chúng nữa.
Ban đầu tôi tưởng Ban Quản Lý chung cư nuôi chúng nhưng không phải. Chúng là mèo hoang. Mèo không chủ nhưng  được nuôi rất chu đáo nhờ fan cuồng Mèo.
Tôi thường đem cơm dư cho cá ở dưới sông, cho chim sẻ và cho cả những con gì muốn ăn thì cứ ăn kể cả kiến, rắn và chuột nhưng lũ mèo hoang no đủ kia thì nó chê không bao giờ lại ăn cả.
Nghe nói không hiểu vì lý do gì, có lần có một con bị chết. Fan cuồng mèo lộ rân lên giận dữ, chửi bới om sòm vì người sao ác quá nỡ làm hại mèo.
Mèo hoang nhưng chúng không gầy trơ xương mà béo ị. Ở chung cư này chắc chắn không ai bắt chó, bắt mèo để ăn thịt như xóm nhà cũ của tôi ngoài quê nhưng quy định chung cư không được nuôi chó nuôi mèo nên fan cuồng mèo thích mèo thì chăm chút cái bầy mèo hoang này vậy.
Tôi đi ngang đó mỗi ngày nhưng chỉ nhìn chứ không lại gần đó. Tôi không ưa mèo nhưng có cái không ưa nó cũng cứ đến với tôi như chuyện tất yếu; đó là năm tôi còn ở quê, mèo hoang đi lạc vào nhà và tôi đã nuôi nó.
Với tôi là một kỷ niệm. Và tôi viết thật câu chuyện  "Mèo Mẹ' của mình đăng face. Nhưng tôi bị fan cuồng mèo ném đá dữ dội, tôi bị mất khá nhiều bạn bè fb những người đã từng thích tôi, ưu ái tôi nhưng tôi đã dám xúc phạm đến Mèo, tình yêu của họ.
Tôi vẫn không thấy mình sai.
Bài Mèo Mẹ là câu chuyện có thật trong đời sống của tôi và tôi kể lại để nói lên tình yêu con của mẹ dù nó chỉ là mèo.
Đó cũng chính là nỗi nhớ tôi dành cho mẹ như những người già nhớ mẹ mà thôi.
MờI bạn đọc bài MÈO MẸ.”

(Thái Thanh)

 

MÈO MẸ

Người ta thường ví Mèo như một người phụ nữ, bởi Mèo có vẻ nhẹ nhàng nhỏ nhẻ từ cách ăn, cách ngủ cả đến lúc Mèo gần gũi, nũng nịu bên chủ để được che chở vuốt ve.

Tôi không thích Mèo và không bao giờ có ý nghĩ là mình sẽ nuôi Mèo. Tôi cho rằng cái cách dịu dàng của Mèo như một sự dối trá ẩn sau cái ác. Bởi lẽ lúc nhỏ, tôi đã từng chứng kiến và xót đau khi cái lũ mèo nhà hàng xóm xé tan xác ăn thịt mấy con chim bồ câu nhà mình nuôi. Nửa đêm khuya khắc tôi hay bị thức giấc vì tiếng kêu, tiếng chạy đuổi nhau trên mái tôn nhà ông Lý sát cạnh nhà mình, nghe bắt rợn người. Và có lẽ vì Mèo nó có cái vẻ yểu điệu, dịu dàng tương phản với cái vẻ thô thô, cứng ngắt của tôi nên tôi ghét nó...

Tôi mang ý tưởng không thương ấy cho đến khi lớn lên lấy chồng sinh con, tôi cũng gieo vào lòng con tôi không thích mèo và chỉ nuôi chó chứ không nuôi mèo.
Năm tôi sinh bé Kim, cu Vũ con trai tôi vừa đúng hai tuổi nó vào bệnh xá thăm mẹ. Nó kể huyên thuyên về con Mèo nhà hàng xóm nó chạy trên mái tôn ầm ầm, nó bắt con chuột ở nhà mình to bằng cái ổ bánh mì và hỏi :
-Mẹ ơi sao mình không nuôi Mèo để nó bắt chuột hả mẹ!?

-Ồ không con, nhất định là không nuôi mèo vì mẹ ghét nó và bà quại cũng vậy!

Rồi thời gian trôi qua, vì cuộc sống mưu sinh bận bịu, tôi không còn để ý đến mèo nữa. Cho đến một ngày, hai đứa con tôi vào đại học ở SG, má tôi cũng vào SG để thăm anh chị em và các cháu trong đó. Tôi chỉ có một mình, sáng đi ra chợ buôn bán đến tối mịt mới về nhà, nhà tôi trở thành hoang vắng lạ. Vì nhà hai tầng, mà tôi chỉ nằm mỗi một cái giường bên cửa sổ ở trên lầu còn lại khoảng rộng của cả nhà.

Tối hôm đó, tôi về nhà hơi muộn, lười nấu cơm nên tôi tạt qua mua một bì cháo đậu xanh về ăn với cá cơm kho keo còn ở nhà. Khi vào buồng ở dưới nhà để thay đồ, tôi nghe có tiếng động ở dưới tủ. Tôi nhìn lại và thấy thấp thoáng có 2 cái đuôi của mèo ló ra. Tôi có cảm giác sợ nên không đủ can đảm để kéo nó ra ném ngoài đường, nên tôi giả lơ định sáng mai nhờ cậu cháu bên nhà hàng xóm bắt hộ. Tôi ra sau bếp hâm cá ăn tối.

Chợt tôi nghe tiếng động từ cứa sổ nhà dưới, tôi thấy Mèo mẹ đã về. Tôi nấp sau cánh cửa rình xem nó làm gì. Mèo mẹ kêu meo meo, từ trong gầm tủ hai con Mèo con, một con lông xám, một con lông vàng chạy ra quấn lấy mẹ. Mèo mẹ cuộn con vào trong lòng đầy sự thương yêu rồi nằm xẹp xuống cho con bú. Thân hình nó gầy ốm trơ xương, cái bụng lông vàng xơ xác lép kẹp, hình như không đủ sữa để cho con bú. Hai mèo con tranh nhau nhay bên này, nhay bên kia có vẻ như không vừa ý. Nó là mèo hoang không chủ, không ai cho nó ăn, nó chỉ sống nhờ chụp bắt chuột mà ăn. Tự nhiên tôi cảm thấy tội nghiệp nó, tôi bưng tô cháo đậu xanh gắp một con cá kho cho vào miệng mà không muốn nuốt nữa. Tôi đứng dậy nhúng bánh tráng ăn qua quýt cho xong bữa, tôi trộn cá vào tô cháo đậu xanh xong tôi trút ra cái xoan cũ để góc nhà. Mùi cá kho hâm lại còn bay hương thơm phức lên cả nhà. Tôi lên lầu để ngủ, để nguyên tầng dưới cho mẹ con nhà mèo.

Sáng hôm sau xuống nhà tôi thấy cái xoan sạch bóng, chắc chắn không phải là lũ chuột nữa mà chính là mèo. Tôi lại không nỡ bắt mèo con đi và hôm sau nấu cơm ăn tôi lại nhín phần cho nó. Có hôm tôi rón rén xuống nhà, tôi thấy Mèo mẹ nhượng phần mình cho hai Mèo con ăn rồi mới đến nó. Chao ơi! chỉ là một con vật mà sao nó thương con nó có khác gì người.

Từ ngày có mẹ con nhà Mèo, cái lũ chuột tinh quái nhà tôi đã biến mất. Tủ sách kinh Phật của má không bị cắn xé. Trên bàn thờ Phật, bàn thờ ông bà chuối và trái cây không bị ăn vụng nữa, tôi lại siêng nấu cơm để ăn hơn trước vì để có phần dư cho mèo. Tự nhiên là thế và tự nhiên tôi lại đi nuôi mèo, điều không thể tưởng được. Mẹ con nhà mèo, thấy tôi không làm hại nó và còn cho nó ăn hàng ngày, nên nó không còn núp trong góc tủ nữa mà chạy lên chạy xuống cầu thang, đùa giỡn và âu yếm bên nhau.

Cho đến ngày má tôi từ Sài gòn trở về. Má ngả lưng trên võng đong đưa cười hiền hòa:

-Mấy đứa nó giữ má lại nhưng sao má thấy nhớ con quá má dìa.

Ôi! hồi giờ má tôi đâu có nói như vậy bao giờ, mà nhà có bảy đứa con và một bầy cháu mà sao lại nhớ tôi chứ. Tôi nghĩ như thế trong đầu, thế nhưng sau này cô em dâu út của tôi nói:

- Má cứ khăng khăng đòi về vì má nói nhớ chị quá, thương chị chỉ có một mình côi cút ở nhà.

Tôi biết má tôi cũng không thích nuôi Mèo nên nhân lúc má vui tôi thủ thỉ.

-Má ơi, ở nhà có con Mèo hoang nó đi lạc vô nhà mình. Con vác cây đuổi nó đi nhưng nó lại vừa mới sinh hai mèo con nó đi không nỗi nữa, con sợ nó chết mang tội nên mình nuôi nó nhen má.

Má tôi qua phút ngỡ ngàng rồi cũng phải "Ừ!" vì trong cái thế đã rồi. Về lại Quy nhơn má giúp tôi đi chợ nấu ăn, thỉnh thoảng má còn mua thêm cá về nấu cho mẹ con nhà Mèo nữa, tôi biết má làm cho tôi vui.

Tháng năm mùa hè năm đó, nhà tôi cúng giỗ ông nội. Má tôi dậy sớm đi chợ, tôi nghỉ bán một ngày phụ má nấu. Mùi xào nấu thức ăn lúc sắp ra bàn đã kích thích cái lũ mèo con. Cả hai con nhảy phóc lên bàn. Thật hết chỗ nói, hai má con tôi đuổi xuống nhưng hết con này lại đến con kia, bực không tả được. Tôi rượt hụt hơi để bắt nó, nó cầu cứu mẹ nó. Mèo mẹ dường như đã hiểu là tôi muốn bắt con nó nên ngước mắt nhìn tôi " meo meo" có vẻ van nài. Nhưng tuyệt nhiên Mèo mẹ không cắn lại tôi (chỉ là một con vật mà nó có biểu hiện trước người ân của nó như thế). Tôi lùa mẹ con chúng vào trong buồng rồi đóng cửa lại, chờ cúng cho xong.

Một tuần sau nữa, tôi mua chim về nhà " phóng sanh" cúng cầu siêu cho ba tôi. Má tôi vừa tụng xong thời kinh, tôi đem lồng chim có 30 con chim se sẻ thả lên bầu trời. Bất chợt con chim cuối cùng bay lên được hai thước tự nhiên nó rớt xuống. Nhanh như chớp, con Mèo con màu xám nhảy phóc lên chụp lấy con chim. Con Mèo vàng con, nhảy tới cả hai con trong nháy mắt xé con chim tan xác trước đôi mắt sững sờ của tôi. Không có Mèo mẹ ở nhà, tôi giận run, không thể tha thứ được. Tôi chụp lấy nó, con Mèo xám quay lại cắn vào tay tôi, tôi nắm trên cổ nó và chụp tiếp con Mèo vàng đang ăn chim sẻ.
Tôi bỏ chúng vào bao, đem ra chợ Đầm mà bỏ, tôi không cho hàng xóm vì sợ nó quay lại nhà mình.

Đêm hôm đó Mèo mẹ trở về, nó chạy từ trên lầu xuống đất, từ nhà trước ra nhà sau " meo meo" tìm con nó. Tôi biết nhưng giả lơ đi ngủ nhưng tôi ngủ nào yên. Cả một đêm dài Mèo mẹ tìm con không có, nó ngồi dưới giường ngủ tôi nằm, mắt ngước nhìn tôi, miệng " meo meo " cả đêm như muốn hỏi tôi con nó đâu. Rõ ràng là nó nhớ con nó, nó thương con nó, tình thương của mẹ.

Suốt mấy ngày ròng như thế rồi cũng nguôi ngoai. Không còn con, Mèo mẹ không ngủ dưới nhà nữa, nó lên lầu nằm dưới giường tôi ngủ. Tôi vuốt ve nó, nói với nó.

-Thôi thì tao nuôi mày cũng được, mày đừng có "bồ" nữa, mày sống một mình để khỏi phải lo cho con mày nữa nghe Mèo.

Mấy hôm sau nữa cu V con trai lớn của tôi học Sài Gòn về nghỉ hè, nhìn thấy Mèo mẹ.

- Wow, hôm nay mẹ nuôi mèo nữa chứ!

Tôi kể sơ qua tình sử con mèo, không ngờ cái thằng con trai của tôi nó lại thương mèo. Nó thường vuốt ve mèo, ăn cơm nó để dành cá cho mèo, tắm biển nó bồng con mèo đi tắm biển. Mèo bị đau, bỏ ăn nó chở mèo đi bs Thú y chích thuốc cho mèo bình phục trở lại. Ả Mèo dường như cũng cảm nhận được cái tình cảm đó, nó thường nằm ngạch cửa trước để chờ khi Vũ đi đâu. Vũ về nó chạy lon ton theo chân Vũ, nằm cuộn mình lim dim mắt khi ở bên Vũ.

Sau đó Vũ vào lại Sài gòn, mèo lại lẻn ra ngoài đi đêm, rồi nó lại có bầu lần nữa. Ôi, thật ngán ngẫm hết nói, khi nhìn cái bụng mèo mỗi ngày mỗi to hơn. Rồi đến ngày Mèo chuyển bụng đẻ, lại đúng vào lúc nhà tôi đang đập ra để sửa lại. Nhà cửa bề bộn, lại thêm mèo đẻ lần này đến bốn con luôn, hai má con tôi không có thời gian chăm sóc nó nữa. Mèo mẹ phải tha con từ góc này sang góc khác, những nơi trong nhà mà nó cảm thấy an toàn.

Rồi một sáng kia khi thức dậy, tôi thấy lũ mèo con nhao nhao vang lừng thiếu mẹ. Mèo mẹ đã đi suốt đêm và không về nữa. Chắc chắn là nó bị người ta bắt mất rồi vì tôi biết nó không bao giờ bỏ con nó được. Tôi mua sữa bò pha đỡ cho Mèo con uống nhưng nhà đang sửa, tôi còn phải đi chợ buôn bán gởi tiền cho con tôi đang học nữa, tôi không muốn nuôi Mèo chút nào. Tôi bê nguyên cái thùng có bốn con mèo con mới đẻ đó đem ra trước nhà cho hàng xóm. Tiếng " meo meo " của mèo con thiếu mẹ, nó như nhéo mạnh trong tim óc tôi giống như tôi đã làm điều ác vậy. Tôi ám ảnh đến suốt mấy ngày liền không yên được. Mèo mẹ cũng ra đi mãi không thấy quay về, tôi biết phải làm sao bây giờ.

Thời gian trôi đi, má tôi rồi cũng đi xa mãi không về. Có những ngày sống cô đơn một mình, tôi nhớ các con của tôi, tôi nhớ má quặn lòng. Bây giờ thì tôi hiểu và tôi thấu rõ câu má nói ngày nào " Má nhớ con quá nên má đi dìa ". Con là tất cả trong cuộc đời của mẹ, sao nước mắt cứ chảy xuống mà không chảy ngược lên để con biết quý giá những thời khắc có mẹ.
Mẹ là dòng suối ngọt ngào là sự thương yêu chở che vô bờ bến cho con của mình, thế nhưng có mấy được người con hiểu được điều này mà thương yêu mẹ chứ.

Kỷ niệm Ngày của Mẹ. Tôi viết lên những dòng này... Xin gởi lòng trân trọng, tình yêu kính dâng lên mẹ hiền của tôi và của thế gian muôn điều muốn tỏ, mẹ là mẹ hiền yêu kính nhất trong tim.
Nếu quả đúng Thượng đế đã tạo nên tất cả, thì điều thiêng liêng nhất mà Ngài tạo nên đó chính là tình Mẫu tử. Chỉ là một loài thú như Mèo mẹ nhà tôi, cũng đã hoàn thành xong sứ mệnh của Ngài...
  
Thái Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 907)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
14 Tháng Tư 20249:53 SA(Xem: 1532)
Tôi vẫn nghĩ vợ chồng sống được với nhau cả một đời thì thương nhau phải biết. Tôi không có được cái may mắn này nhưng tôi thích ngắm những cặp đôi người già bên nhau ở tuổi xế chiều. Tôi trân trọng những đôi vợ chồng thương yêu kề cận suốt cuộc đời. Nhớ lời của bài hát hồi xưa tôi hay nghe: "Nhiều năm trời chẳng thương tình, để em làm kẻ đa tình". Phụ nữ khi ly hôn chồng thi thường có nhiều người khác phái để ý nhưng tôi không hề làm kẻ đa tình yêu đương vớ vẩn đâu nhé, tôi biết chắc rằng tôi là người chung thủy nếu tôi gặp đúng một người thương.
08 Tháng Tư 20248:51 CH(Xem: 1913)
Từ phòng ngủ của Tư-Lệnh bước ra, Y-Sĩ Thiếu-Tá Đàm-Quang-Hiển xúc động, nghẹn ngào : “Thiếu-Tướng… đi rồi!” … Các Sĩ-Quan hiện diện, không cầm được nước mắt, kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt chủ tướng. Bác-sĩ Đàm-Quang-Hiển, hiện định cư tại Mỹ, bang Minesota, nguyên là y sĩ trưởng Sư-Đoàn 5 Bộ Binh, kiêm Tiểu-Đoàn-Trưởng Tiểu-Đoàn 5 Quân-Y. Vào trưa ngày 30 tháng 4 năm ấy, ông được gọi lên, với hy vọng cấp cứu Chuẩn-Tướng Tư-Lệnh vừa dùng súng tự sát... Bác sĩ Hiển khám nghiệm, bắt mạch….Nhưng không kịp ! Người đã “đi” rồi! Ôi ! Thực buồn làm sao!
13 Tháng Hai 202411:21 CH(Xem: 2630)
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ. Tên chùa là Phước Huệ, nhà sư trụ trì có pháp danh là Thích Phước Toàn, hai cái tên thật là chân phương. Danh vị của nhà sư là Tỳ Kheo, khác với nhiều chùa các vị trụ trì đều là Hòa Thượng hay Thượng Tọa, điều đó không có gì khác biệt đối với sự hâm mộ của tôi với nhà sư.
13 Tháng Hai 202410:58 CH(Xem: 2586)
Từ California khi trở lại thăm Saigon trong một dịp tết, điều thú vị nhất là tôi được một mình rong ruổi trên những chuyến xe bus, tôi đi khắp Saigon, Chợ Lớn, Phú Lâm. Chẳng cần biết trạm sẽ dừng nơi đâu, tôi đi hết đường hết sá, ngắm nhìn mọi thứ xe lớn xe nhỏ, phố bé xíu hay đường rộng thênh thang. Và để tôi thấy hết mọi người, cùng nhìn luôn mọi thứ… Hôm nay tôi cũng bước đại xuống một trạm dừng, chẳng cần biết tên gọi. Loanh quanh rồi tôi định ngồi ăn trưa ở lề đường nào đó. Nắng và bụi sẽ là gia vị cho những dĩa cơm đường chợ, ly nước mía sẽ làm dịu bớt ồn ào của những tiếng còi xe không bao giờ dứt, khiến thiên hạ chỉ muốn điên đầu. Saigon, những ngày giáp tết, mọi sự vội vàng như đã được nhân lên qua đủ thứ màu trang trí nóng nảy, kiểu xanh vàng và tím đỏ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 3184)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.
03 Tháng Giêng 202412:43 SA(Xem: 3507)
Mùa dịch Cô-vít hay còn gọi là Cúm Tàu đã qua đi. Thực sự đã đi xa nhưng còn để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống thường nhật. Những người gọi là cao niên như chúng tôi, thực khó tìm lại, những buổi sáng Thứ Bẩy hẹn hò gặp gỡ; lòng háo hức nôn nao trên đường đến quán cà phê thân quen, nơi góc phố Bellaire ồn ào náo nhiệt. Tưởng rằng không còn cơ duyên hội ngộ tâm tình, nhưng Trời chiều lòng người. Mới vài tháng nay, mỗi sáng Thứ Bẩy, chúng tôi lại có cơ hội, hẹn gặp nhau tại một quán cà phê khác, dù không ưng ý, để có dịp họp mặt hàn huyên tâm sự, trao đổi những câu chuyện văn chương, hoặc tâm tình thế sự trải khắp nhân gian.
25 Tháng Mười Hai 202311:01 CH(Xem: 3567)
Trong cái không gian lành lạnh của một mùa Giáng Sinh, trong tiếng chuông ngân của nhà thờ như đón chào thiên chúa giáng trần, tôi bỗng nhớ đến một nơi chốn lặng lẽ, tối tăm, nơi có lẽ chúa đang hiện hữu từng giờ từng khắc cho riêng một người. Ở nơi ấy, anh cũng đang thầm lặng đón Giáng Sinh giữa bốn bức tường xám lạnh. Phạm Chí Dũng, một nhà báo dũng cảm, một người bạn chưa từng gặp mặt ngoài đời nhưng lại vô cùng thân thiết.
19 Tháng Mười Hai 202311:46 CH(Xem: 4182)
Dạo này sao mình hay nghĩ về cái chết. Mình giống như ba mình hồi trước thường bâng khuâng day dứt khi thấy tuổi già của nhiều người sắp rời bỏ dương trần thường sẽ bị đau yếu nằm yên một chỗ sống tật nguyển trong một thời gian. Ngày ấy ba đã phản kháng sợ kiểu sống như thế trước khi chết. Ý niệm của ba là khi hết số thì đi liền không đau bệnh. Và ước nguyện ấy đã thành sự thật, không đợi đến già yếu, đến lúc phải làm cho con cháu lo lắng buồn phiền, ba đã ra đi nhanh nhẹ nhàng không kịp cho ai phụng dưỡng ba dù chỉ một ngày.
14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 4443)
Anh về nhà không có em ! Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra. Sắc sắc không không , một trời vô vọng. Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.