- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ANH TRẨY CHÙA HƯƠNG PHÍA XÓT THƯƠNG

25 Tháng Năm 20226:26 CH(Xem: 7692)


anh tray chua Huong

ANH TRẨY CHÙA HƯƠNG PHÍA XÓT THƯƠNG     

Mai An Nguyễn Anh Tuấn     

 

Anh trẩy chùa Hương phía xót thương”, đó là câu thơ thường chợt hiện trong tôi giữa những ngày rong ruổi khắp Kinh Bắc làm phim về Học Vấn vùng đất này - theo yêu cầu của Sở Giáo dục Hà Bắc, sau đó là làm phim chân dung về thi sĩ Hoàng Cầm - theo nhu cầu của đạo diễn Tự Huy và bản thân tôi… Lần đi với anh Hoàng Kỳ - con trưởng của ông, tôi có hỏi anh về câu thơ trên, anh liền đọc thêm câu: “Em trẩy chùa Hương phía giải oan” của cha mình, rồi bảo: “Em tinh đấy! Theo anh, đó là câu thơ nói được con người cụ nhà anh rõ nhất…”

Tôi cứ ngẫm nghĩ về câu nói trên của anh Hoàng Kỳ, cùng cái cảm xúc mới mẻ gợi trong tôi như một góc nhìn riêng về Thơ Hoàng Cầm còn đeo đẳng cho tới hôm nay… Toàn bộ thơ, truyện thơ, kịch, văn xuôi Hoàng Cầm, tôi nghĩ đã được viết ra từ “phía xót thương” này; những tìm tòi về chữ nghĩa, thi tứ, hình tượng thơ, các thi pháp ẩn ngữ, mỹ cảm tâm linh hóa, v.v, của ông chắc chắn đều có cái nền của “phía xót thương”…

Xót thương cho thân phận của người phụ nữ chị hai quan họ, nguyên mẫu của mẹ nhà thơ suốt mười năm trời bị chồng xa lánh hắt hủi chỉ vì mê hát (Tôi người làng quan họ); xót thương cho đôi trai gái “luyện giọng từ năm cùng chín tuổi” yêu nhau mà “biết bao giờ nên vợ nên chồng”, để rồi “Em đã chết mòn sau cánh cổng/ Tình chúng ta vỡ như bong bóng” (Khi mùa xuân trở về); xót thương cho cô vợ anh bộ đội Việt Minh sống trong vùng địch hậu - người mẹ trẻ “nước mắt nhiều hơn sữa/ Ngực lép con nhay đã rã rời” (Tâm sự đêm giao thừa); xót thương cho đứa bé “lủi thủi tìm miếng ăn” bởi “bố cường hào nợ máu”, mẹ bỏ con vào Nam, lại xót thương cho chị bần nông cốt cán “bị đình chỉ công tác” chỉ vì “Nhìn đứa trẻ mồ côi/ Cố tìm vết thù địch/ Chỉ thấy một con người” (Em bé lên sáu tuổi); xót thương cho sông Lô mà thi sĩ hóa thân thành “em bé sông Lô”, cho sông Đuống “mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên” trong nỗi “nhớ tiếc, sao xót xa như rụng bàn tay”…

Có lần, tôi nói với ông Hoàng Cầm về ý đồ xây dựng một phim điện ảnh về số phận của các liền anh liền chị quan họ quê hương ông, mắt ông sáng lên và hào hứng đọc cho tôi nghe mấy bài liền từ bản thảo “Tiếng hát quan họ”. Cặp mắt ông như rớm lệ trước những số phận quan họ ở “Chân trời tua tủa mảnh chai”, rồi nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu ạ, cội nguồn của tiếng hát quan họ là Tình thương đấy…” Mấy lần được nghe ông nói chuyện ở các trường học ở Thuận Thành, tôi hiểu: cái thông điệp chủ yếu ông gửi gắm tới thầy và trò qua thơ – văn chỉ là nỗi xót thương, sự đồng cảm, tình yêu thương giữa con người với con người. Tập bản thảo có tranh vẽ của tác giả mà nhà thơ Hoàng Cầm đã yêu quý, tin cậy tặng cho tôi, cũng nồng ấm sự gửi gắm này…

Trước đêm ra mắt “Về Kinh Bắc, 100 năm Hoàng Cầm”, tôi có đọc lại bài viết của nhà thơ Hoàng Hưng nói về Lễ kỷ niệm này, có đoạn: “Con người Hoàng Cầm cũng là một bí mật cần được khám phá của sự dung hợp giữa tính duy cảm và lí trí, tính đại chúng và tính tinh hoa, tính truyền thống và tính sáng tạo, con người chiến sĩ và con người nghệ sĩ… Đó cũng là một bí mật của thành công nghệ thuật trong thời kì bước vào nghệ thuật hiện đại của Việt Nam”.

Và tôi nghĩ thêm, thực ra chỉ là những điều mà nhà thơ có số phận long đong gắn với ông Hoàng Cầm và tập “Về Kinh Bắc” chưa tiện nói:

Hơn ai hết, Thơ ca Hoàng Cầm là sự trả nợ/ nói hộ/ nói thay/ nói tiếp cho một thế hệ thi sĩ Việt sống trong thời đại sắt máu muốn nói lên tiếng nói của Tự do, của Bản thể người, với bản chất của khát vọng Thi ca & sứ mệnh Thi ca là mong mỏi cho Con người được Người hơn; dù có phải đối mặt với bao đe dọa về tính mệnh lẫn sinh mệnh Thơ ca, dù có lúc phải hạ mình nhẫn nhục, phải vờ hèn hạ để đợi dịp bật ra sự thật của Tình yêu và lòng Căm giận tự đáy lòng mình… Tình yêu và Lòng căm giận đó được viết ra bằng “ngôn ngữ của vết thương” (Chu Văn Sơn), có sự bảo đảm bởi một trái tim luôn hướng về “phía xót thương”.


Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Năm 202110:35 CH(Xem: 11022)
Tôi thuộc thơ của thi sĩ Hoàng Cầm từ nhiều năm trước khi biết đến Hoàng Kỳ - người con trai đầu của cụ. Qua nhà thơ Thanh Kim, phóng viên báo Bắc Giang, tôi được gặp anh lần đầu tại thư viện của thị xã Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ). Mới gặp, anh có vẻ lịch sự xã giao, thậm chí như hơi đề phòng- thói quen hình thành trong một hoàn cảnh gia đình đầy sóng gió đã ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc đời anh... Nhưng dần dà, cái vỏ ngoài ấy đã biến mất hẳn sau nửa giờ trò chuyện, khi anh hiểu rõ rằng: trước mặt anh là một "con mọt sách", đang muốn tìm hiểu về văn hóa vùng Kinh Bắc...
07 Tháng Năm 20214:48 CH(Xem: 10925)
Tiếng nói đầu tiên của một em bé khi bắt đầu học nói là Me, Mẹ, Mạ, Má, Mommy, Maman, và nhiều nữa với những ngôn ngữ hay tiếng địa phương khác, đặc biệt hầu như đều bắt đầu bằng chữ “M”. Có lẽ đó là mẫu tự thiêng liêng chung của nhân lọai khi gọi người đã cưu mang, yêu thương và đùm bọc mình suốt cả cuộc đời. MẸ ở kinh thành hay MẸ ở nơi thôn dã, MẸ ở trên núi hay MẸ ở dưới biển, MẸ là lá ngọc cành vàng hay MẸ gặt lúa trồng rau….. MẸ cũng mang nặng con chín tháng mười ngày, MẸ banh da xẻ thịt đưa con vào đời, và khi con khóc tiếng khóc đầu đời, MẸ đã vừa khóc vừa cười ôm con vào lòng mà quên đi hết những nhọc nhằn mang nặng đẻ đau. Khỏang thời gian còn lại của MẸ là ôm ấp, bảo bọc, hy sinh, dạy dỗ….. và nhiều lắm của tình mẫu tử MẸ dành cho đàn con của MẸ, và cứ thế mà nhân lọai tồn tại và phát triển.
07 Tháng Năm 20211:54 SA(Xem: 10576)
Tôi gặp anh Nguyên Minh lần đầu tại một quán cà phê vỉa hè đường Phan Xích Long. Hơn mười năm trước tôi thường viết bài trên trang vanchuongviet, ngày ấy chủ biên Nguyễn Hòa chưa ngã bệnh anh còn xông xáo chuyện chữ nghĩa. Anh em thỉnh thoảng gặp nhau khi tôi vào Sài Gòn, hôm ấy có tôi, vợ chồng anh chị Trương Văn Dân _ Elena, anh Nguyễn Hòa hẹn gặp Sâm Thương và Nguyên Minh. Các anh đều là những bậc tiền bối tôi ngồi nghe các anh bàn luận và dự tính ra mắt một tập san văn học nghệ thuật riêng của mình, từ đó anh em quen nhau.
20 Tháng Tư 20215:10 CH(Xem: 10761)
Mỗi lần nghĩ đến chiến tranh, giải phóng đất nước, cách mạng dân tộc, tự do nhân quyền, xuống đường biểu tình... đầu óc tôi lơ mơ liên tưởng đến vụ Thiên An Môn năm nào. Hình ảnh người đàn ông hiên ngang tiến ra giang rộng hai tay đòi hỏi tự do, chận đứng xe tăng, chống lại quyền lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản Trung Quốc. Hình ảnh anh hùng, xem cái chết tựa lông hồng, với lòng đầy thách thức, đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho xứ sở. Hình ảnh đó đã đánh mạnh vào tâm não toàn thể người dân trên toàn thế giới. Riêng tôi, vẫn âm thầm nghĩ tới người lính lái chiếc xe tăng khổng lồ đầy răng sắt. Hẳn ông phải là một người rất đỗi từ bi, nhân hậu? Thương người như thể thương thân. Ông từ chối giet người, dù trong tay nắm toàn quyền nghiền nát người đàn ông hiên ngang hùng dũng kia. Hành động nghiền nát đó, sẽ được coi như một chiến công hiển hách đối với đảng và nhà nước.
20 Tháng Tư 20214:59 CH(Xem: 11107)
Tháng tư năm ấy, sao tôi không mấy lao đao về cái chết tự tử của một người chị họ chưa đầy hai mươi tuổi. Năm ấy, một chín bảy lăm, nghe mạ tôi nói chị bị cào nát mặt hoa và ăn đòn phù mỏ chỉ vì lỡ tranh giành một miếng nước ngọt trên chuyến tàu tản cư từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Liệu như thế đủ để chị chán sống hay còn vài lý do thầm kín khác mà tôi không đoán được. Ồ phải rồi, nghe kể mẹ chị ấy là mợ tôi ngồi đâu cũng thở dài rất thảm, lâu lâu tuồng như muốn nuốt ực những giọt nước mắt dội ngược vào lòng và lâu lâu thì lại trào ra trăm lời nguyền rủa về những xui xẻo không tránh được, ví dụ nỗi đau rát rực rỡ của mấy bợm máu kinh nguyệt thời con gái chị tôi đã phọc lai láng trên đít quần suốt những ngày chạy giặc thiếu nước và máu ôi thôi là máu của những xác người vô thừa nhận trên con đường lánh nạn.
20 Tháng Tư 20214:23 CH(Xem: 11173)
Tôi đã thay đổi vì biến cố tháng Tư Bảy Lăm, nhưng cũng có thể tôi đã mất thiên đường từ trước khi ra đời. Đó là câu hỏi mà tôi ngẫm nghĩ gần đây. Năm nay tôi 43 tuổi, mặc dù tôi nhuộm tóc và vẫn thích người ngoài khen tôi trẻ, tôi hiểu mình nhiều hơn, và cũng chân thật với mình nhiều hơn lúc còn trong tuổi niên thiếu. Trên nhiều phương diện, có thể tôi cũng đầy đủ hơn ngày xưa. Nhưng tất cả những câu chuyện mà tôi hay kể với bạn bè để biểu lộ tâm trạng “cá ra khỏi nước” mà tôi vẫn cảm thấy đeo đuổi mình thường trực, đều bắt nguồn từ trước biến cố Bảy Lăm.
20 Tháng Tư 20214:18 CH(Xem: 10994)
Tháng 4, 1975, tôi 11 tuổi. Lúc đó tôi sống với cha, em trai và bà nội ở ngang chợ An Đông, Sài Gòn. Mẹ tôi ly dị cha tôi trước đó 2 năm để lấy người tình. Người tình của mẹ tôi làm tài xế cho cha tôi khi hai người còn là cảnh sát. Ông này trẻ, cao, vạm vỡ và đẹp trai hơn cha tôi. Ông cũng galăng, nhỏ nhẹ hơn cha tôi. Có lẽ ông cũng dai và dẻo hơn cha tôi. Vô tư mà chấm, có lẽ hai người xứng đôi. Ai cũng khen mẹ tôi đẹp, nhưng tôi không thấy mẹ tôi đẹp tí nào. Sau này, khi cãi lộn với chồng mới, bà bị bạt tai nên vung lời, “Đồ tài xế!”
15 Tháng Tư 20211:03 SA(Xem: 4373)
Ngày này 46 năm trước, tôi đang rong ruổi trên đường cái quan chạy về Sài Gòn. Gia đình tôi và những người dân miền Trung hớt hải tháo thân khi nghe tin bước chân của quân miền Bắc đang tiến vào Nam. Những người bạn thế hệ tôi ngày ấy ra sao, những ngày tàn cuộc chiến? Những ngày cuối tháng tư, giờ này bà ngoại của Thơ Thơ đang chia gia tài cho con cháu là những lọ xyanua, phòng nếu có điều gì. Mỗi người một lọ thuốc trong vắt, thơm mùi hạnh nhân, thuốc cực độc uống vào vài giây là chết tức khắc, bà nói cầm chắc thuốc độc trên tay là cầm chắc định mệnh của mình. Bà là vợ của nhà văn Hoàng Đạo, giòng họ của nhóm Tự lực văn đoàn, văn đàn vang danh một cõi xứ Bắc. Tôi hiểu tâm trạng của bạn tôi trong đêm cuối ở đài Tiếng nói Tự do trên phòng chờ lầu 2, tất cả gia đình nhân viên trong đài và văn nghệ sĩ miền Nam tập trung để được “ bốc” đi, đêm dài dằn dặc, phía dưới đường phố là sự hoảng loạn của người dân Sài Gòn, mọi người im lặng căng thẳng nghe cả tiếng máy lạnh rì rầm, bạn phải tìm
15 Tháng Tư 202112:27 SA(Xem: 11260)
Chiếc xe gài số lui ra khỏi sân nhà, ngang mấy hàng lan Hoa Hậu và gốc nhãn đang đậu trái nhỏ li ti, thành chùm. Tôi hỏi: Xe nhà mình lúc đó là xe gì? Ba nói Con không nhớ sao? Tôi gấp lại dãi khăn tang trắng. Hôm mãn tang Ba, ở chùa về, tôi đã định đốt dãi khăn trong lò sưỡi. Tháng này trời Cali chưa chiều đã nhá nhem. Tôi để cuộn khăn trở lại bàn nhỏ cạnh đầu giường. Ba không còn ngồi trên ghế gần cửa ra vào. Trong phòng còn có mình tôi.
15 Tháng Tư 202112:10 SA(Xem: 11789)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.