- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG BUỔI SÁNG HÔM QUA

24 Tháng Giêng 202210:36 CH(Xem: 9794)

 

SUONG SOM MAI
Sương Sớm Mai - ảnh UL

 

 

 

Nguyễn Thanh Sơn     

NHỮNG BUỔI SÁNG HÔM QUA     

 

Buổi sáng hôm nay có gì mới ?. Rất mới hơn những ngày hôm qua, vì bởi, nó bước sang một năm 2022 . không chỉ một tờ lịch vừa rơi xuống , mà rớt nguyên cả lốc . Ngày hôm qua của 2021 đã trở thành quá vãng.

Bên ly cà phê buổi sáng, nghe tin tức trên truyền hình, hoặc vào gõ bàn phím . Những câu chuyện thiên hình vạn trạng cứ xoắn xít vào tâm trí, ký ức ôn lại của ngày hôm qua nghe như dài của cả một năm. Tôi đi qua những buổi sáng hôm qua từ vật chất đến tinh thần, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc. God is love ( thượng đế là tình yêu), tôn thờ đấng tối cao, hoặc siêng suy nghĩ và chọn lựa cách sống. – Chấp nhận và im lặng. – Chống đối. – Góp tay cải biến. Cuộc sống như một cuộc hiếp dâm. Nếu chống cự không được thì cứ tận tình chấp nhận.

Những buổi sáng hôm qua biết bao sự kiện dồn dập, nếu kể ra sẽ kết thành xâu chuổi nỗi buồn mà niềm vui chỉ bằng gang. Quả là một năm tang tóc, đau buồn do dịch bệnh, nó cướp đi biết bao sinh mạng trên cõi trần này, để lại bao nỗi đau cho người đang sống , di chứng còn lại cho cả năm sau. Đúng là Tí hư Sửu hao. Năm Dần tới bất lơị hay (lợi ! )

Tôi thấy gì buổi sáng hôm nay? Sự trốn chạy của nắng, gió và cả bóng chim. Chỉ còn tiếng là ở lại.

Trong thế giới u trầm tịch mịch. Nắng của ngày cuối năm hiếm hoi, những đám mây đen cuốn xoắn trên nền trời như trốn chạy cái lạnh ngày đông. Nhưng trong tôi, sự hào phóng của cải tinh thần trào dâng như con chim sâu đang tắm táp trong giọt sương buổi sáng hôm nay.

Tôi thấy gì buổi sáng hôm qua?

Buổi sáng nào như buổi sáng nào, sự lập lại không ngơi nghỉ. Đàn người như kiến bò trên mọi nẻo đường, đủ màu sắc, tím đỏ vàng xanh theo một trật tự nhất định như mỗi buổi sáng nào. Một đàn kiến bò (hoặc chạy) lổn nhổn trên vạch đã định sẳn, có dãy phân cách lề phải, lề trái. Có con ngo ngoe đôi càng râm, mang kiếng đen, bịt miệng bằng khẩu trang, có con nói huyên thuyên trên mọi ngã đường, có con đi chệch đường bị vặt càng trụi lủi, có con ôm nỗi tức muốn hét to lên cho hả tức nhưng đành nuốt cục tức vào lòng hoặc gửi vào lá gió cành chim!

Tôi thấy gì buổi sáng hôm qua?

Diệp lạc hoa khai nhản tiền sự

Tứ thời tâm kính tựa như như ( Nguyễn Du)

Tôi chép câu thơ trên của ngày hôm qua, câu thơ này tôi cóp của ngày hôm kia để thấy gì buổi sáng hôm qua?

Những cơn mơ xào xạc len vào giấc ngủ buổi sáng, con mơ giữa ban ngày, len vào tâm hồn tôi buổi sáng hôm qua nhiều đau buồn , xót xa. Đó là những con chim phải đánh đổi cái giá của tuổi thanh xuân để được hót lên tiếng tự do, tiếng kêu thảng thốt trong lồng sắt, tiếng đập cánh phập phồng vào vách lồng tựa như muốn thoát cảnh tù túng mà bay lên với bầu trời cao rộng . Có rất nhiều con bướm bay tự hồi đêm, bay mãi vào buổi sáng. Đàn bướm bay vô hồi vô tận của thời gian, nó đã vượt bao quãng đường dài, qua bao biển hồ, qua núi sông biển cả mênh mông, vội đến đây vào buổi sáng hôm nay. Rồi lại bay, để làm gì, đi đâu về đâu. Ai biêt?

Tôi bóc một tờ lịch của buổi sáng hôm nay, tờ lịch cuối cùng của một năm Hôm nay có gì, scent of a morning (hương thơm cho buổi sáng), tôi níu kéo ngày bằng những câu ca cũ. Hôm nay, ngày cuối cùng của một năm nhiều niềm vui hay lắm điều phiền não.

“Cuộc đời ai tỉnh ai say

Mà đem non nước làm rầy chiêm bao.”

Buổi sáng hôm nay tôi bói gặp câu thơ của cụ Nguyễn Trãi. Câu thơ gieo vào lòng tôi nỗi riết róng về cõi thực và mộng. Tôi ngân nga hoài câu thơ của cụ suốt buổi sáng hôm nay. Câu ca theo tôi suốt buổi, cõi đời vừa mộng vừa thực đan xen nhau bên những công việc vụn vặt hàng ngày như quét nhà, vo gạo nấu cơm hay rữa chén bát, ra dạng bộ tịch anh chồng đảm đang. Tôi ngâm ngợi câu thơ bên những tiếng đệm lanh canh của bát dĩa, bên tiếng nước chảy dội xuống cái thau. Mãi ngâm ngợi nên nước tràn ra, chảy lênh láng, chảy trôi theo giấc mộng mênh mang. Ôi lạ chưa ! giấc mộng vẫn đang hiện hữu quanh đây, những hạt bụi long lanh trong nắng sớm mai dọi vào nhà, nó thôi nhảy múa reo hò khi cái nền nhà vừa đủ sạch.

Rồi buổi sáng hôm sau.

“ Đêm qua mộng lại thật gần

Đừng lay tôi nhé hồng trần mỏng manh”.

Hay

“Ngỡ chỉ là một cuộc chơi

Ngoái lại sau thấy một trời phù vân”

Câu thơ này của ai, tôi không thể nào biết, nó in vào tờ lịch mỗi ngày nhưng không ghi tên tác giả, rồi nó sẽ trôi vào thinh lặng, nhưng có hề chi, dù gì nó cũng đã rơi vào lòng tôi cho buổi sáng hôm nay, lòng trĩu đầy cõi mộng bên cái ham muốn đầy rẫy ở ngoài kia, trên con đường phố mới bảnh mắt ra đã đầy bụi bặm , con đường tráng nhựa dễ chừng hơn mươi năm. Bây giờ, nó trơ khất đầy đá dăm, xen lẫn ổ gà , ổ voi. Con người bon chen trên đó như đàn kiến bò . Hay như trong sân nhà tôi, mới bảnh mắt ra ông mặt trời chưa mở mắt thì đã nghe tiếng “ tục tục” ở góc sân, bươi nát khóm cây mới trồng chiều hôm qua.

Mỗi buổi sáng, khi bóc lịch, tôi đọc những câu thơ, những lời hay ý đẹp của các danh nhân, những người nổi tiếng. Nhớ những thói quen của ba tôi ngày trước.

Nhớ, khi ba tôi còn tại thế, ông có thói quen là luôn giữ gìn những tờ lịch cũ. Mỗi ngày trôi qua, ông không xé mà cuốn ngược nó lên rồi lấy giây cao su giằng lại trên tấm lịch bằng giấy carton in hình ảnh ba ông phúc lộc thọ, hàng chữ an khang thịnh vượng, phúc lộc khang ninh theo thuyết phong thủy của thời đó. Cuối năm, ông vuốt lại cuốn lịch cho phẳng phiu để rồi lưu giữ nó. Vài năm sau , ông không dùng tấm lịch bằng giấy carton mà thay bằng tấm gỗ cẩn xà cừ với dòng chữ duy nhất là chúc mừng năm mới, khắc hình tùng cúc trúc mai bên dưới. Theo ông, tấm gỗ này gìn giữ lốc lịch được tốt. Mỗi thành viên trong gia đình theo thói quen của ông nên không bao giờ xé tờ lịch của mỗi ngày. Nhìn những tờ lịch được cuốn tròn lại trông giống như từng lá chuối non cuộn tròn, hình ảnh đó có trong câu thơ của cụ Nguyễn Trãi:”Tình thơ một bức phong còn kín “ vậy. Ông lý giải công việc này là, mỗi lốc lịch này , cứ gìn giữ đến 60 năm sau thì nó sẽ trở lại với những ngày này tháng này, không sai biệt, ông gọi đó là một hoa giáp.

Ba tôi không sống được một hoa giáp, không thể vượt qua ngưỡng sáu mươi năm cuộc đời để được nhìn lại những tờ lịch theo vòng quay cũ. Âu cũng là cái hữu hạn của cuộc đời. Sau này khôn hơn, tôi mới ngộ ra một đôi điều của ba tôi ngày trước. Ông không tiết kiệm gì những tờ lịch cũ để dùng lại những 60 năm sau, mà điều duy nhất là ông muốn nhìn ngắm lại những ngày tháng cũ trên đó, thỉnh thoảng ông có ghi lại một vài công việc cần nhớ của ngày hôm đó, của ngày hôm kia, hôm kìa hay của “ hoa này năm ngoái còn cười gió đông”. Cái lớn hơn tôi đã học ở ba tôi là , chớ đánh mất những gì có được của ngày hôm qua.

Tôi bây giờ không có thói quen đó, cũng đã qua một hoa giáp, không học được tính tỉ mẩn của người xưa. Có thể ham cái vui, cái có sẳn ở trước mắt , nên không lo xa chăng.

Ngày hôm qua đã quá vãng. Nỗi buồn, niềm vui đã lùi sâu vào ký ức của mỗi con người, mọi chuyện đâu rồi cũng đi qua. Tờ lịch đã sang trang mới.

 

NGUYỄN THANH SƠN

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101527)
... N hững người mang gia cảnh như cô, và ở nước Mỹ này thì đấy là gia cảnh bình thường, họ không hay có máy điện tóan, và không luôn địa chỉ liên mạng. Hộp thư mang đầy những tin buồn từ chủ nợ, từ nhà trừng giới, tù ngục, bệnh viện tâm thần, những đứa con hoang, tòa án ly dị.
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 95677)
M áy bay hạ cánh ở phi trường Liên Khương, trời Đà Lạt mát lạnh với buổi sáng sớm còn mờ hơi sương. Người đàn ông ngồi bên cạnh trên máy bay hẹn tôi sẽ lấy vé. Rồi anh biến mất trong dòng người. Tôi điện thoại cho Hà đến đón, xe honda 100 phân khối Hà phóng như bay trên con đường lộng gió, hai bên đồi thông bạt ngàn, hoa dã quỳ vàng rực rỡ.
22 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95233)
C ơn mưa bất chợt ập xuống phi trường vào chủ nhật của tuần lễ thứ ba trong tháng sáu. Tôi là người hành khách cuối cùng ra khỏi chuyến bay từ Paris trở về trong đêm hôm ấy. Không biết là mình đã ngủ vùi đến mấy ngày. Nhưng khi tỉnh dậy nhìn kim đồng hồ đã ba giờ sáng.
28 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93933)
Đ êm qua tôi thấy Mèo con trong giấc mơ. Vẫn nét mặt bầu bầu, vành môi cong lên cười tươi thắm. Trong mơ tôi thấy 2 đứa vẫn trẻ như một ngày năm cũ, nhưng lại có một thoáng ngại ngần, rồi Mèo con lên tiếng như giữa chúng tôi chưa hề có khoảng cách 15 năm. Mười lăm năm, mười lăm năm ấy biết bao tình[...]Chả biết là phòng hội hay phòng ăn, tôi vào lấy thức ăn như khi xưa từng lấy cho nhau.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 80743)
B ao nhiêu năm qua ở xứ ngưới, anh vẫn còn nhớ lại có những chiều trên đảo, anh đứng một mình trên đồi, nhìn biển rộng mênh mông, nhìn những đám mây bay lang thang trên nền trời xanh, nhìn những đám cỏ may theo gió thổi chạy vờn về cuối đảo, tự nhiên làm cho anh thấy mong nhớ một cái gì xa xôi. Mây và cỏ may thường làm gợi nhớ đến dĩ vãng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 95159)
C huyện này chắc ít ai biết. Nhạc sĩ Thu Hồ ngày xưa vốn là ca sĩ. Lần đầu tiên ông xuất hiện hát ở Huế vào năm 1936, ông đã trình bày bài “La Chanson du Gondolier” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Lúc đó tôi chưa ra đời. Nhưng bài hát anh chèo thuyền gondola thì chúng ta hầu như ai cũng biết.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 93834)
T ôi điếng người sau cú phôn. Phôn của anh bạn ở Portland. Phụng dính ung thư gan! Tôi loanh quanh chẳng biết mình đang làm gì và đang muốn làm gì. Có lẽ nào! Đang khi không bỗng trời ập xuống.
04 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 108313)
L ịch sử 4000 năm đã minh chứng, ta mạnh địch lùi, ta lùi địch sẽ lấn lướt. Vậy tại sao chúng ta không biểu tình ôn hòa phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, tai sao không rầm rộ kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý, đem Biển Đông ra đàm phán trước Liên Hiệp Quốc. Và quan trọng nữa, phải cho Trung Quốc biết ý chí quyết tâm giữ mỗi thước đất, mỗi thước biển của 90 triệu dân Việt. Hãy để tuổi trẻ Việt Nam nói lên tiếng nói tự trọng của một dân tộc, cho dù yếu sức cũng không đớn hèn.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 84861)
... c ái bản sắc nói chung cho người Việt hải ngọai khắp nơi trong cộng đồng thế giới với biết bao dị biệt. Họ sẽ được giáo dục, có văn hóa, và có tiếng nói khác nhau. Quê hương đáng lẽ phải là những điểm chuẩn chung để mọi người còn có một cái gì để noi theo. Đó là niềm kiêu hãnh, là tình tự dân tộc, là đạo đức chính trị, là đạo đức kinh doanh, nếu chỉ thấy cái thua kém, thù hận, và ô nhiễm mọi mặt. thì có lẽ đã muộn rồi. Như đàn cá hồi khi ra biển rộng, lúc tìm đường về, nhưng cái tổ cũ đã bị phá bỏ, các kinh rạch cũ đã bị rác rưởi lấp kín, thì chắc là lại ra đi, về vùng vẫy tự do ở vùng biển rộng trời cao...
07 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 97140)
Đ ến hôm nay, ngày 6 tháng 5, bức hình nay có tên là Situation Room Photo, tự nó đã có đời sống riêng của nó, và người chụp vốn là nhiếp ảnh viên chính thức của toà Bạch Ốc, đã hẳn không còn là cha tinh thần của nó nữa. Hàng triệu người đã thấy nó, đã bị lôi cuốn, đã thích thú, đã soi bói, đã bàn luận và phân tích, cả chất vấn, và mặc sức… hoán đổi (altered, hoặc tiếng nhà nghề là photoshopped).