- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHÀ DƯỠNG LÃO

27 Tháng Mười Hai 20218:32 CH(Xem: 9576)

Anh Linh Trang-báo LaoDong
Các c được chăm sóc chu đá vin dưỡng lão ti Hà Ni
(
nh: Linh Trang - báo Lao Động)

 

 

 

Thái Thanh

NHÀ DƯỠNG LÃO

 


Đọc trên face tôi biết ở Mỹ có những người già khi con cái bận bịu hoặc vì hoàn cảnh neo đơn không người chăm sóc họ đã vào viện dưỡng lão ở trong những ngày cuối đời. Đa phần tôi thấy họ buồn bã, cô đơn hơn là hạnh phúc. Không hiểu sao dạo này tôi lại quan tâm đến điều này. Hồi trước mà nghe ai bị đưa đi viện dưỡng lão tôi thấy họ thật đáng thương nhưng bây giờ tôi lại thấy đó là điều bình thường.

Đúng là tư tưởng con người như vượn chuyền cành hay thay đổi liên tù tì. Cách đây chỉ mới mấy năm thôi một chị bạn chỉ lớn hơn tôi 5 tuổi; gia đình chị sống hạnh phúc, con cái nên người đứa nào có gia đình chị cũng đã mua nhà cho vốn riêng giờ chỉ còn hai vợ chồng già bên nhau, chị lại để riêng một số tiền lớn để cả hai vào Viện dưỡng lão sống cuối đời... Hồi ấy khi nghe chị nói vậy tôi liền cực lực lên án. Chị giải thích rằng: Ở Việt nam nay đã có nhà dưỡng lão cao cấp, có phòng riêng, tiện nghi đầy đủ, lại có bác sĩ chăm sóc sức khỏe, có bạn già chung cùng cảnh ngộ để tâm tình... Và cứ mỗi tuần mình sẽ được về thăm con thăm cháu như vậy vẫn được gần gũi thương yêu mà khỏi phiền hà gì con cháu hết.
Bây giờ  ngẫm lại lời chị nói tôi lại thấy như vậy cũng có vẽ được đấy chứ. Đi suốt cuộc đời này thấy người làm cha làm mẹ ai cũng dành tất cả sức lực, cả tuổi thanh xuân của mình cho con cái một sự hy sinh không cần bù đắp đến lúc toan về già yếu lại cũng muốn hy sinh vì không muốn phiền con, nên đi viện dưỡng lão có khi lại là ý hay.

Tuy nhiên mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh tùy theo hoàn cảnh, theo ý thích và theo số phận của mỗi người để có được sự thanh thản an lành cho đến phút cuối. Tôi đang có chiều hướng nghĩ đến nhà dưỡng lão cho mình nhưng tôi đắn đo vì không biết điều này có ảnh hưởng gì không hay cho con cháu mình không.
Tôi là một người mẹ đơn thân từ khi còn rất trẻ, một thân mình vượt qua mọi khó khăn vất vả của cuộc đời để nuôi con khôn lớn. Bây giờ đã đến lúc tôi phải nghĩ cho thân tôi thì chẳng có gì là sai.
Nhưng với tôi cuộc đời này luôn có sự ràng buộc nhau mà ta là người Việt. Cái lễ giáo thiêng liêng đã được dạy dỗ và sâu sắc trong ý thức trong trái tim của mỗi con người mà đánh mất thì tiếc lắm. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con" cơ mà. Nhưng đâu phải đứa con nào của mình cũng được ổn trên đường đời cả đâu, nên làm mẹ tôi vẫn không thể dứt bỏ được mà là chỗ tựa cho cái đứa khi vấp ngã trở về. Với cái đứa bận bịu, khi còn đủ sức khỏe tôi chia sẻ bớt công việc mà mình có thể làm được là chăm sóc cháu cho ba mẹ nó đi làm vì tôi biết nó không dễ kiếm được một người giúp việc toàn tâm như bà dành cho cháu. Con tôi đứa nào cũng thật đáng để thương yêu và tôi thích khi cha mẹ già yếu thì hãy để cho con được trả hiếu.
Tôi không thích cái quan niệm của ai đó cho rằng "Chớ nên làm đầy tớ cho con". Tại sao có thể đánh đồng tình yêu con yêu cháu thành một suy nghĩ cay như vậy. Ở Mỹ một đất nước văn mình, tôi thấy  có gia đình của bạn tôi. Cả đại gia đình họ sống chung với nhau, ông nội đã 75 hàng ngày lái xe đưa đón cháu đến trường. Bà nội nấu cơm cho  các con đi làm về ăn, cả nhà trên thuận dưới hòa ấm êm hạnh phúc.
Con cháu được trả hiếu cho cha mẹ là một điều đáng quý mà không nên cho đó là một gánh nặng mình dành cho con.
Tuy nhiên tùy theo duyên phước của mỗi người có được điều đó không. Cho nên thôi để tùy duyên vậy. Tôi không có một người bạn đời để đi cùng tôi cho đến tuổi chiều tà. Nhưng tôi không cảm giác buồn và cô đơn mà tìm kiếm làm gì. Bởi tôi có Phật pháp, có con cháu, có thế giới của riêng tôi, giúp tôi thanh thản mà đi một mình về phía cuối.
Tôi khômg có tham vọng cầu cho con tôi là một người phi thường nổi dạnh nổi tiếng hoặc được làm quan làm tướng gì to tát chỉ cần nó là người bình thường sống lương thiện, khỏe mạnh, bình an vui vẻ mỗi ngày là đáng quý rồi.
Nhưng thực tế muốn làm bất cứ điều gì cũng phải cần có tiền mà cái đó là cái tôi đang thiếu. Nếu không có tiền thì không thể vào nhà dưỡng lão có được tiêu chuẩn riêng, có sự chăm sóc tận tình cho con cái yên tâm và chính bản thân mình làm sao an tâm được khi con cháu mình còn chưa ổn ngoài kia. Nên thôi vậy cứ để tự nhiên tùy duyên mà định.

"Sông có khúc, người có lúc". Có khúc sông nào trong mát dành cho tôi bơi đến cuối con đường?
Thôi thì mong có được duyên lành vậy vì nào ai biết ra sao ngày sau.

Thái Thanh
( Sài gòn 25/12/2021)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 20152:21 SA(Xem: 32633)
“ Nói về Nhục Cảm, thì có thể biểu đạt như một cảm giác hưởng thụ.” Cô bạn tôi, sau khi cái miệng xinh đã thỏa mãn chừng vài thỏi chocolate, liền phán tiếp, “ Miếng Chocolate đầu tiên là Thiên đàng, miếng thứ tư thì vẫn còn ngon, nhưng đến miếng thứ mười lăm thì có thể gần như vô vị.
12 Tháng Tám 20153:54 SA(Xem: 30367)
Dù ai có nghệ sĩ tính tận mây xanh, vốn coi tiền chả ra gì, chắc cũng có lúc phải lúng túng im lặng, khi vắng nó. Ít tiền mà để anh bạn mới quen bao cho bữa nhậu lớn hai người, để nợ mãi một bữa nhậu, thì chắc chừng nào bao lại được thì mới dám bè bạn tiếp với người ta. Ít tiền sao dám rủ rê ai, không rủ không đến với ai thì có ai chơi với mình.
12 Tháng Tám 20153:27 SA(Xem: 32603)
Thời đó, và có thể còn đậm nét ở thế hệ của tôi (1940), văn nghệ, văn chương theo định nghĩa của Xuân Diệu là “run với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Mây gió trăng, sao, bầu trời xanh biền biệt vẫn là những đề tài muôn thưở của văn hoá, văn học. Thiên nhiên vẫn mãi là cái nền để thị hiện sự hiện hữu và tâm cảm của con người. Cái vở tuồng đời sống cần có mộït sân khấu để người ta yêu nhau, ghét nhau, ham muốn, thù hận, chiến tranh. Mặt trời lên, mang hơi ấm và sự bao bọc yên bình, đêm về với niềm đe doạ nhưng cũng đầy quyến rũ của một vũ trụ thăm thẳm “thiên la địa võng” vây bủa chung quanh.
04 Tháng Tám 20151:25 SA(Xem: 31906)
“ Tôi nhìn người đàn bà qua lớp gương mờ - tái nhợt như một cái xác chết di động. Gương mặt người đàn bà còn tinh tươm những trăn trở, héo úa. Cơn hoảng loạn còn in sâu vào đồng tử, nó trao tráo như mắt của một con cá đang mắc vào chiếc lao móc.”
01 Tháng Tám 20153:20 CH(Xem: 32202)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Đoàn Khuê định cư ở Canada, anh có một lối viết thật đặc biệt... Nói một cách khác là Đoàn Khuê viết "trúng tim đen" và thật hay. Chúng tôi hân hạnh mời quí bạn đọc và văn hữu cùng đi vào thế giới tạp bút của tác giả "Tạp bút, tìm tôi".
21 Tháng Bảy 20154:54 CH(Xem: 28465)
Căn phòng im như một góc quá khứ, dù Má chỉ mới rời nhà chưa quá một tuần. Mây ngồi lên chiếc giường đôi, chỗ Má vẫn nằm. Tấm chăn phủ giường xô lệch, chiếc xe đẩy tay của Má đứng xéo góc với tủ đựng quần áo, soi bóng cô đơn trong tấm gương.
07 Tháng Bảy 20152:08 SA(Xem: 28541)
“ Bản quyền cho những công trình trí tuệ đã tự động có hiệu lực ngay từ phút đầu khi được sáng tạo mà không cần phải được xác nhận hay công bố. Tác giả không cần phải đăng ký, hoặc xin biên lai bản quyền (copy right) ở những quốc gia sở tại .
17 Tháng Năm 20155:10 SA(Xem: 31765)
…Tôi bước lên những bậc thềm mịn rêu, bước chậm, sợ mình sẽ bị trượt ra sau, cái ngã ngửa chẳng khác nào cái rớt xuống trần gian đầy ngỡ ngàng của hai chàng Lưu Nguyễn. Tôi chưa muốn thế, tôi đang muốn sống cõi phi thực kia với từng rung động e dè chậm chậm, để nghe chạm vào cánh cổng đã hoen rỉ tháng năm, và dù nhẹ nhàng đến thế nào cũng sẽ ghê răng bởi tiếng rít của một cánh cửa lâu ngày không mở.
14 Tháng Năm 201510:01 CH(Xem: 30755)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Việt Thanh với lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng sẽ đưa chúng ta trở về nông thôn Việt Nam bằng những “Ao làng”, “Nắm lá ngày Đoan ngọ”, và lối đánh bắt cá độc đáo của rất ít người và bây giờ cũng không còn ai sử dụng nữa đó là “Bơi dể”. Chúng tôi trân trọng gởi đến quí văn hữu và độc giả những tản văn của Nguyễn Việt Thanh.
14 Tháng Năm 20159:34 CH(Xem: 30876)
Trong số mười người chúng tôi bị bắt bởi chiến dịch khủng bố mùa thu tháng 9 năm 2008 thì Ông Nguyễn Kim Nhàn là người duy nhất hiện vẫn đang còn bị tù đày. Tôi thường gọi những người dân oan như ông, như chị Trần Ngọc Anh, chị Phạm Thị Lộc, vợ chồng chị Cấn Thị Thêu... là “dân oan hóa dân chủ” vì họ đã không chỉ dừng lại ở việc đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân và gia đình mình, mà đã tham gia vào các công việc, các phong trào đấu tranh vì Nhân quyền, Tự do và Dân chủ.