- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng

04 Tháng Tư 20161:35 CH(Xem: 28508)

Studio-DC--Tan-Dinh-1988
Studio ĐC- Tân Định -1988


* Gởi Trịnh Xuân Tịnh,


Tôi xin làm đá cuội…,
…làm hạt mưa tan giữa trời.

 TCS





Từ nhiều năm nay trước khi lên giường ngủ, tôi phải uống ba loại thuốc an thần một lúc. Ngày Đinh Cường còn, chúng tôi thường trao đổi nhau về tên vài loại thuốc trị chứng mất ngủ này. Anh có uống thử, nhưng rồi vẫn trở về với Ambien 5mg,  dù thuốc chỉ giúp anh chợp mắt vài ba tiếng, không ngủ lại được.  Anh đã dùng khoảnh khắc này để làm thơ, những bài thơ như tin nhắn mỗi ngày đến bạn bè khắp nơi. Tôi thì có những giấc ngủ ngắn, sâu nhưng đầy mộng mị, thường bàng hoàng khi chợt tỉnh. Như những đêm gần đây, tỉnh ra, thường nghĩ ngay về một người bạn, để rồi hốt hoảng biết bạn mình không còn nữa. Hình ảnh đó, con người đó đã tan theo mây khói rồi. Lòng thắt lại thảng thốt, có thể nào? Có thể và Không thể. Cứ như đám mây vần vũ mãi trong đầu. Vẫn biết vô thường là thường, mà sao vẫn không thể là rừng xưa đã khép.

Bây giờ ở chốn xa xăm nào đó, những người bạn ngồi lại bên nhau, hả hê vì vĩnh viễn không còn cách trở. Những câu chuyện chưa kịp nói trước đây, cơ hồ, lãng đãng trao đổi nhau lúc này. Ví như, sao không có Hồi ký nào để lại? Phải chăng quan niệm cho rằng hồi ký bị giới hạn bởi chữ nghĩa. Không viết vì muốn đời sống như huyền thoại, làm sao những con chữ có thể diễn đạt. Thôi kệ, hãy để tự nhiên. Đừng mong tìm thông cảm, thấu hiểu về một ca khúc, một tác phẩm hội họa, khi cái nhà tù lớn nhất của người nghệ sĩ còn tồn tại. Nhà tù là sự cấm đoán, là sự phê phán thiếu trí tuệ. Như có một thời đã xảy ra. Bạn không thể vẽ nhà máy mà không có khói !  Từ đó muốn viết thì phải lách, ngôn ngữ trở nên mơ hồ, ý tưởng lấp lửng thực, hư. Nhưng rồi thời gian, dù có trải qua cả thế hệ, cũng sẽ có ngày, người bạn trẻ nghe, nhìn và hiểu.

Những ca từ một hôm không còn ghi ngày tháng ở mỗi bài. Để từ đó, gọi là những bài ca không năm tháng. Những người gần gủi, cận kề chưa hẳn đã hiểu đủ về tác phẩm của họ. Trường hợp Bùi Vĩnh Phúc thì khác, chưa một lần gặp tác giả, nhưng đã viết một tác phẩm về Trịnh Công Sơn giá trị.

Có một ngôi nhà mang đậm nhiều kỷ niệm đã chìm sâu vào dĩ vãng, chỉ còn địa chỉ trong trí nhớ hoang vu là 79 Phan Bội Châu. Tại đây Đinh Cường, Ngô Kha, Trịnh Cung đã lui tới và kết bạn với Sơn. Còn Gác Trịnh hiện nay, 11/3 Nguyễn Trường Tộ chỉ là nhà chung trước đây, anh ở sau cùng, thời gian ngắn nhất.

Vẫn những giấc ngủ đầy mộng mị hằng đêm. Tôi không giấu bạn bè trong những giấc mơ, cớ sao giấc mơ nào các bạn cũng về nói cười vui vẻ, sinh hoạt như những ngày còn nhau. Để lúc tỉnh ra, một mình trong bóng tối, tôi vật vờ hoang mang như kẻ mộng du.

 Và rồi, bắt đầu những con chữ lang thang không ngày tháng, như thế này.

 

LỮ QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93584)
Đ êm qua tôi thấy Mèo con trong giấc mơ. Vẫn nét mặt bầu bầu, vành môi cong lên cười tươi thắm. Trong mơ tôi thấy 2 đứa vẫn trẻ như một ngày năm cũ, nhưng lại có một thoáng ngại ngần, rồi Mèo con lên tiếng như giữa chúng tôi chưa hề có khoảng cách 15 năm. Mười lăm năm, mười lăm năm ấy biết bao tình[...]Chả biết là phòng hội hay phòng ăn, tôi vào lấy thức ăn như khi xưa từng lấy cho nhau.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 80115)
B ao nhiêu năm qua ở xứ ngưới, anh vẫn còn nhớ lại có những chiều trên đảo, anh đứng một mình trên đồi, nhìn biển rộng mênh mông, nhìn những đám mây bay lang thang trên nền trời xanh, nhìn những đám cỏ may theo gió thổi chạy vờn về cuối đảo, tự nhiên làm cho anh thấy mong nhớ một cái gì xa xôi. Mây và cỏ may thường làm gợi nhớ đến dĩ vãng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 94846)
C huyện này chắc ít ai biết. Nhạc sĩ Thu Hồ ngày xưa vốn là ca sĩ. Lần đầu tiên ông xuất hiện hát ở Huế vào năm 1936, ông đã trình bày bài “La Chanson du Gondolier” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Lúc đó tôi chưa ra đời. Nhưng bài hát anh chèo thuyền gondola thì chúng ta hầu như ai cũng biết.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 93236)
T ôi điếng người sau cú phôn. Phôn của anh bạn ở Portland. Phụng dính ung thư gan! Tôi loanh quanh chẳng biết mình đang làm gì và đang muốn làm gì. Có lẽ nào! Đang khi không bỗng trời ập xuống.
04 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 107712)
L ịch sử 4000 năm đã minh chứng, ta mạnh địch lùi, ta lùi địch sẽ lấn lướt. Vậy tại sao chúng ta không biểu tình ôn hòa phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, tai sao không rầm rộ kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý, đem Biển Đông ra đàm phán trước Liên Hiệp Quốc. Và quan trọng nữa, phải cho Trung Quốc biết ý chí quyết tâm giữ mỗi thước đất, mỗi thước biển của 90 triệu dân Việt. Hãy để tuổi trẻ Việt Nam nói lên tiếng nói tự trọng của một dân tộc, cho dù yếu sức cũng không đớn hèn.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 84378)
... c ái bản sắc nói chung cho người Việt hải ngọai khắp nơi trong cộng đồng thế giới với biết bao dị biệt. Họ sẽ được giáo dục, có văn hóa, và có tiếng nói khác nhau. Quê hương đáng lẽ phải là những điểm chuẩn chung để mọi người còn có một cái gì để noi theo. Đó là niềm kiêu hãnh, là tình tự dân tộc, là đạo đức chính trị, là đạo đức kinh doanh, nếu chỉ thấy cái thua kém, thù hận, và ô nhiễm mọi mặt. thì có lẽ đã muộn rồi. Như đàn cá hồi khi ra biển rộng, lúc tìm đường về, nhưng cái tổ cũ đã bị phá bỏ, các kinh rạch cũ đã bị rác rưởi lấp kín, thì chắc là lại ra đi, về vùng vẫy tự do ở vùng biển rộng trời cao...
07 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 96493)
Đ ến hôm nay, ngày 6 tháng 5, bức hình nay có tên là Situation Room Photo, tự nó đã có đời sống riêng của nó, và người chụp vốn là nhiếp ảnh viên chính thức của toà Bạch Ốc, đã hẳn không còn là cha tinh thần của nó nữa. Hàng triệu người đã thấy nó, đã bị lôi cuốn, đã thích thú, đã soi bói, đã bàn luận và phân tích, cả chất vấn, và mặc sức… hoán đổi (altered, hoặc tiếng nhà nghề là photoshopped).
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106002)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 100946)
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn lên con sẽ hiểu ”.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94122)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.